Tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa là gì

Trong thời buổi mà nhân dân ta đang đẩy mạnh các công cuộc đổi mới đất nước, xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đồng thời thì kèm theo đó là các mong muốn làm bạn với tất cả các nước trên thế giới. Hơn thế nữa, chủ nghĩa xã hội không phải bỗng dưng mà có và phát triển. Đương nhiên nó phải tự mở đương phát triển trên cơ sở thành tựu đã có của xã hội loài người. Tất nhiên thì những thành tựu đó chủ yếu được hình thành dựa trên những thành tựu của chủ nghĩa tư bàn hiện đại, trong đó gồm cả những bài học thất bại và những kinh nghiệm thành công của nó. Cũng chính vì thế mà nó cũng chi có thể làm nên những thành tựu của mình trên cơ so đúc kết bài học và kinh nghiệm lịch sử, trên cơ sở phát triển của xã hội loài ngươi. Chỉ có nghiên cứu những thành bại, được mất của chủ nghĩa tư bản hiện đại, lấy cái tốt bỏ cái xấu của nó.

Vậy theo như quá trình đúc kết và tích lũy các kinh nghiệm thì việc các nhà khoa học quy định và gọi một giai đoạt phát triển xã hội phát triển kinh tế theo chủ nghĩa tư bản. Khái niệm chủ nghĩa tư bản có nội dung như thế nào? Từ khái niệm đó mà đưa ra quy định về đặc điểm và vai trò của chủ nghĩa tư bản dưới góc nhìn của pháp lý và nhận định của các nhà khoa học, nhà làm luật?

Tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa là gì

Luật sư tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.6568

1. Chủ nghĩa tư bản là gì?

Trên cơ sở thừa kế các thành tựu và nội dung liên quan đến vấn đề phát triển đất nước, nền kinh tế xã hội dựa trên hơi hướng chủ nghĩa tư bản. Theo đó thì chủ nghĩa tư bản được định nghĩa là một hệ thống kinh tế dựa trên quyền sở hữu tư nhân đối với tư liệu sản xuất và hoạt động sản xuất vì lợi nhuận.

Theo như những gì mà lịch sử của các quốc gia trên thế giới trong đó có cả Việt Nam thì chủ nghĩa tư bản xuất hiện đầu tiên tại châu Âu và phát triển từ trong lòng xã hội phong kiến châu Âu và chính thức được xác lập như một hình thái xã hội tại Hà Lan và Anh ở thế kỷ XVII. Tiếp theo đó thì sau cách mạng Pháp cuối thế kỷ XVIII, hình thái chính trị của “nhà nước tư bản chủ nghĩa” dần dần chiếm ưu thế hoàn toàn tại châu Âu và loại bỏ dần hình thái nhà nước của chế độ phong kiến, quý tộc. Và sau này hình thái chính trị – kinh tế – xã hội tư bản chủ nghĩa lan ra khắp châu Âu và thế giới.

Chủ nghĩa tư bản được biết đến với tên tiếng anh là capitallism. Đông thời thì chủ nghĩa tư bản được biết đến là hệ thống chính trị, kinh tế và xã hội mà trong đó phần lớn tài sản, kể cả tài sản dùng trong sản xuất, thuộc sở hữu tư nhân. Theo như nhạn định và sự hiểu biết của tác giả thì chủ nghĩa tư bản được đánh giá về bản chất khác hoàn toàn với chủ nghĩa phong kiến – hệ thống kinh tế trước nó – ở chỗ, Trong thời kỳ và giai đoạn chủ nghĩa tư bản thì dịch vụ lao động được mua bán, trao đổi để lấy tiền lương, chứ không được cung ứng trực tiếp thông qua tạp dịch hay theo lệnh của lãnh chúa.

Bên cạnh đó thì chủ nghĩa tư bản cũng không giống như chủ nghĩa tư bản mà nó khác ở chỗ chủ nghĩa xã hội ở điểm cơ bản được biết đến là trong chủ nghĩa xã hội, hình thức sử hữu chủ yếu là sở hữu xã hội (toàn dân và tập thể). Còn đối với bản chất được ghi nhận trong chủ nghĩa tư bản được xác định ở đây là cơ chế giá được sử dụng làm hệ thống tín hiệu cho việc phân bổ nguồn lực vào các mục đích sử dụng khác nhau tùy vào những nhu cầu của các cá nhân tổ chức khác nhau mà thực hiện. Các dạng khác nhau của chủ nghĩa tư bản được đặc trưng bởi quy mô sử dụng cơ chế giá cả, mức độ cạnh tranh trên thị trường và quy mô can thiệp của chính phủ.

2. Đặc điểm và vai trò của chủ nghĩa tư bản:

2.1. Đặc điểm của Chủ nghĩa tư bản:

Dựa trên cơ sở dữ liệu đã được ghi nhận lại qua các giai đoạn thì có thể rút ra được các đặc điểm đặc ́trưng của chủ nghĩa tư bản bao gồm: các loại tài sản tư nhân mà do cá nhân này đã tích lũy được trong giai đoạn tư bản này thì họ là những người có tiếng nói rất lớn, tích lũy tư bản, lao động tiền lương, trao đổi tự nguyện, một hệ thống giá cả và thị trường cạnh tranh. Trong thời kỳ còn có sự suất hiện của chủ nghĩa tư bản thì trong giai đoạn này các cá nhân hay chủ thể nào là người có nhiều của cải vật chất thì sẽ là những người có tiếng nói có quyền quyết định mọi thứ diễn ra trong xã hội chủ nghĩa tư bản này.

Do đó, trong nền kinh tế thị trường tư bản thì theo như những gì nhận định về chủ nghĩa tư bản thì những việc điều hành và đầu tư được quyết định bởi chủ sở hữu tài sản, tư liệu sản xuất hoặc khả năng sản xuất trong thị trường tài chính, trong khi giá cả, phân phối hàng hóa và dịch vụ chủ yếu được quyết định bởi sự cạnh tranh trong thị trường hàng hóa và dịch vụ.

Xem thêm: Tư bản tài chính là gì? Đặc điểm, vai trò của tư bản tài chính?

Bên cạnh đó thì là một trong những đặc điểm mà không thể nào bỏ qua được đó là hình thức thuần túy nhất của chủ nghĩa tư bản là thị trường tự do hoặc chủ nghĩa tư bản tự do kinh tế ở chủ nghĩa này các hoạt động kinh doanh không giống như các giai đoạn trước mà chỉ phụ thuộc vào việc mà các chủ thể trong chủ nghĩa tư bản tham gia vào hoạt động kinh tế này như thế nào. Ở đây, các cá nhân tham gia vào hoạt động kinh doanh thực hiện việc mua bán trao đổi hàng hóa một cách thuận lợi và theo các bên mong muốn những không bị hạn chế. Họ có thể xác định nơi đầu tư, sản xuất hoặc bán gì, và ở mức giá nào để trao đổi hàng hóa và dịch vụ. Thị trường tự do kinh tế hoạt động mà không cần sự kiểm tra hoặc kiểm soát nào.

Trong thời buổi hiện nay thì hầu hết các quốc gia trên thế giới đã đều áp dụng một hệ thống tư bản trong kinh tế kết hợp với một số điều tiết về hoạt động kịnh tế mà chính phủ đối với hoạt động kinh doanh và quyền sở hữu của một số ngành công nghiệp theo như những gì phù hợp nhất với điều kiện kinh tế của từng chr thể trong chủ nghĩa tư bản.

Cuối cùng thể chúng ta không thể nào có thể bỏ qua các nội dung liên quan đến mặt chức năng của chủ nghĩa tư bản. Do đó, theo như nhận định của tác giả thì chủ nghĩa tư bản là một quá trình mà các vấn đề về sản xuất kinh tế và phân phối tài nguyên có thể được giải quyết. Việc này nhằm mục đích thay cho quá trình hoạch định các quyết định kinh tế thông qua các phương pháp chính trị tập trung, như với chủ nghĩa xã hội hay chế độ phong kiến, kế hoạch kinh tế dưới chủ nghĩa tư bản diễn ra thông qua các quyết định phi tập trung và tự nguyện.

2.2. Vai trò của Chủ nghĩa tư bản:

Bên cạnh việc nêu ra đặc điểm của chủ nghĩa tư bản trong quá trình phát triển tư bản thì không thể nào bỏ qua vai trò của chủ nghĩa tư bản dưới góc độ của sự phát triển kinh tế của nền kinh tế thị trường nước ta. Một trong những vai trò chủ chốt và quan trọng nhất của chủ nghĩa tư bản thì được biết đến bằng cách tạo ra động lực cho các nhà kinh doanh phân bổ lại nguồn nguyên liệu từ các kênh không có lợi vào các lĩnh vực mà người tiêu dùng đánh giá cao hơn. Đồng thời thì theo như những gì được biết và tìm hiểu vầ chủ nghĩa tư bản thì đối với chủ nghĩa tư bản đã chứng minh nó là một phương tiện hiệu quả cao hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.

Trước sự phát triển và ngày một trở nên lớn mạnh hơn của chủ nghĩa tư bản trong các giai đoạn thời gian gần đây thì việc tăng trưởng kinh tế nhanh chóng diễn ra chủ yếu thông qua việc chinh phục và khai thác tài nguyên từ các quốc gia bị chinh phục.

Trên cơ sở nhận định và thu thập được về hoạt động thu nhập bình quân đầu người thì có thể thấy thu nhập bình quân đầu người toàn cầu trung bình không thay đổi trong bối cảnh phát triển của xã hội nông nghiệp cho đến khoảng năm 1750 khi gốc rễ của Cách mạng Công nghiệp bắt đầu nhen nhóm.

Trong các thế kỉ tiếp theo và giai đoạn phát triển của xã hội ngày càng trở nên phát triển hơn nữa, đi kèm với đó là các quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa mà được các nhà đầu tư và các chủ thể thực hiện hoạt động kinh doanh thúc đẩy nền kinh tế đã nâng cao năng lực sản xuất rất nhiều để tạo ra nhiều sản phẩm và của cải vật chất dồi dào hơn hẳn. Trong quá trình cạnh tranh của thị trường chủ nghĩa tư bản thì việc các chủ thể ngày càng có nhiều hàng hóa chất lượng cao hơn và những hàng hoá này trở nên dễ tiếp cận hơn với người tiêu dùng, nâng cao mức sống của người dân, điều mà trước đây không ai ngờ tới. Cũng chính với vì những nội dung đó mà hầu hết các nhà lí luận chính trị và gần như tất cả các nhà kinh tế đều cho rằng chủ nghĩa tư bản là hệ thống trao đổi hiệu quả nhất và đem lại những nguồn lợi khổng lồ cho các chủ tư bản trên thế giới.