Tường thấm nước có xử lý được không

Thấm nước xảy ra rất phổ biến ở những căn nhà đã được sử dụng trong thời gian dài. Khi mới xây dựng, ai cũng muốn sở hữu một căn nhà chất lượng và bền vững, nhưng với những công trình được tính toán kỹ lưỡng nhất thì cũng khó tránh khỏi hiện tượng thấm nước. Có nhiều nguyên nhân gây nước thấm tường và hầu hết là do những sự cố phát sinh bên trong hệ thống đường ống nước. 

  • Nguyên nhân khiến tường nhà bị thấm nước
    • 1. Thấm tường nhà
    • 2. Thấm trần nhà, sân thượng
    • 3. Thấm tường và sàn nhà vệ sinh
    • 4. Thấm tường ngoài trời
  • Xử lý thấm nước vào tường hiệu quả triệt để
    • 1. Những ảnh hưởng của sự cố thấm tường
    • 2. Biện pháp xử lý thấm tường hiệu quả
  • Dịch vụ sửa nước chống thấm nước an toàn chất lượng
    • 1. Nên tự xử lý tường nhà thấm nước hay thuê thợ?
    • 2. Ở đâu xử lý chống thấm hiệu quả?
  • Những câu hỏi thường gặp xoay quanh vấn đề chống thấm nước
    • Tôi có cần chống thấm không khi tường nhà tôi bị đọng nước?
    • Dấu hiệu nào cho thấy nhà tôi đang bị vấn đề chống thấm?
    • Tôi cần xem xét những gì trước khi gọi thợ đến sửa chữa?
    • Chi phí chống thấm tường nhà là bao nhiêu?

Tường thấm nước có xử lý được không
Nguyên nhân khiến tường nhà thấm nước và cách xử lý

Nguyên nhân khiến tường nhà bị thấm nước

Tường bị thấm xuất phát từ nước chảy từ bên ngoài, thấm dần qua các mảng tường và theo thời gian sẽ phá hỏng cấu trúc tường. Thấm nước bao gồm nhiều trường hợp tùy thuộc vào đặc điểm nơi vị trí bị thấm, vì thế trong bài viết này Antshome sẽ giải thích những nguyên nhân thường gặp ở những địa điểm dễ bị thấm nước trong nhà. 

1. Thấm tường nhà

Thấm nước vào tường nhà có thể dễ dàng nhận thấy qua các thay đổi về mặt màu sắc hay kiến trúc của tường nhà, làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ của ngôi nhà. 

Dấu hiệu nhận biết tường nhà thấm nước: 

  • Những mảng tường đổi màu.
  • Ván thạch cao bị bong tróc hay nứt.
  • Thay đổi kết cấu bề mặt tường: xuất hiện các vết phồng như bong bóng.
  • Phát hiện nấm mốc trên trường.
  • Mùi nấm mốc hay ẩm ướt khá khó chịu.
  • Nghe tiếng nước chảy nhỏ giọt dù đã tắt các thiết bị nước.
  • Cảm nhận ẩm ướt, nhiệt độ luôn mát hơn những chỗ khác trong nhà.
  • Hóa đơn tiền nước tăng cao đột biến có thể báo hiệu về đường ống nước âm tường bị rò rỉ nước.
Tường thấm nước có xử lý được không
Thấm nước vào tường nhà

Nguyên nhân khiến tường nhà thấm nước: 

  • Các đường ống nước âm tường bị bể hoặc rò rỉ làm nước chảy ra ngoài.
  • Do mái nhà cũ bị nứt nên nước mưa theo đó tràn vào thấm tường.
  • Nếu thấm nước ở các chân tường thì có thể là do đường ống cấp nước chạy dưới nền nhà rò rỉ, gây thấm ngược lên chân tường.
  • Xây dựng không đạt chuẩn kỹ thuật nên tường không có khả năng chống thấm tốt.
  • Nước rò rỉ thấm từ hộp Gen kỹ thuật hay từ mảng tường phía bên kia, từ trần thấm xuống tường.

2. Thấm trần nhà, sân thượng

Khi sân thượng đọng nước, lâu ngày không xử lý sẽ gây thấm nước xuống trần nhà thông qua các vết rạn nứt, nứt cổ trần hay mao mạch rỗng. Bất kể trần thạch cao hay trần bê tông đều có thể xảy ra thấm nước. 

Dấu hiệu thấm nước trần nhà:

  • Trần nhà đổi màu hay xuất hiện vết bẩn. Thông thường gia đình chuộng sơn trần màu trắng vì độ đơn giản nhưng tối ưu ánh sáng nhất. Vì thế, bạn có thể dễ dàng phát hiện bất cứ thay đổi nào trên bề mặt trần nhà. 
  • Trần nhà bị bong tróc, xuất hiện các vết nứt. Các mảng trần khi đó có thể rơi xuống đất thành các vụn nhỏ. 
  • Cấu trúc trần bị thay đổi. Mặt trần không còn bằng phẳng mà bị chùng xuống hoặc xập xệ.
  • Nước chảy nhỏ giọt từ trần nhà xuống đất.
Tường thấm nước có xử lý được không
Thấm nước trần nhà, sân thượng

Nguyên nhân trần nhà bị thấm nước:

  • Rò rỉ nước từ các thiết bị đặt trong nhà tắm trên tầng. Nước sau đó thấm qua trần. 
  • Đường ống trong hộp Gen bị vỡ. 
  • Trần nhà bị hư hỏng như mái che, máng xối bị mục.
  • Đường ống nước âm bị vỡ hoặc rò rỉ. 
  • Đường thoát nước trên sân thượng bị tắt nghẽn khiến nước không thể nào thoát được và thấm qua các vết nứt trên trần. 
  • Không sử dụng ống thông hơi hay quạt thông gió ở các địa điểm ẩm ướt như nhà tắm, phòng giặt, nhà bếp có thể dẫn đến ẩm mốc. 

3. Thấm tường và sàn nhà vệ sinh

Nhà vệ sinh là nơi ẩm ướt nhất trong nhà, nên ở đây thường xuyên bị thấm nước là điều dễ hiểu. Để tránh thấm nước ở khu vực này đòi hỏi chúng ta phải tính toán và thi công kỹ lưỡng ngay từ ban đầu. 

Dấu hiệu thấm tường và sàn nhà vệ sinh:

  • Mùi hôi khó chịu do ẩm mốc. Chúng ta thường sẽ không để ý đến mùi này trong lúc sử dụng. Tuy nhiên, khi bạn lau chùi nhà vệ sinh cũng như để khô, mùi này sẽ bốc lên đặc trưng. Đấy là do mốc đang phát triển đằng sau tường hoặc sàn nhà. 
  • Tường nhà vệ sinh có vết ố hoặc phồng rộp. 
  • Sàn nhà vệ sinh được thiết kế để có thể được bao phủ trong nước, nhưng bất cứ vết nứt nào cũng có thể làm thấm nước vào sàn. Ở những lớp sàn như thế thường bị vênh hoặc ố. Nếu phát hiện thấy bất kỳ những dấu hiệu nào như vậy thì bạn nên cảnh giác đề phòng những trường hợp hỏng hóc. 
Tường thấm nước có xử lý được không
Thấm tường và sàn nhà vệ sinh

Nguyên nhân thấm tường và sàn nhà vệ sinh:

  • Sự cố đường ống nước âm tường nhà vệ sinh dẫn đến nước tràn ra ngoài làm thấm nước. 
  • Những va chạm vô tình làm hỏng sàn hoặc tường nhà vệ sinh khiến khả năng chống thấm của chúng không hoạt động hiệu quả. 

4. Thấm tường ngoài trời

Tường ngoài trời là nơi tiếp xúc trực tiếp với môi trường bên ngoài nên cần đặc biệt chú ý vào vấn đề chống thấm hơn bất cứ vị trí nào khác.

Dấu hiệu thấm tường ngoài trời:

  • Lớp sơn phồng rộp
  • Tường loang lổ, xuất hiện các vết nứt hay các vết chân chim
  • Tệ hơn chúng có thể thấm vào tường trong ảnh hưởng đến kết cấu nhà và các đồ vật, thiết bị đang được kê sát tường.

Nhiều gia đình sai lầm khi chỉ dùng chất chống thấm khi phát hiện tường ngoài đã bị thấm. Một phần là vì e ngại chi phí tốn kém. Tuy nhiên sau một khoảng thời gian sử dụng, tường ngoài bị ảnh hưởng nghiêm trọng, lúc đó chi phí khắc phục lớn hơn giai đoạn còn xây dựng.

Xem thêm: Dịch Vụ Chống Thấm Tuyệt Đối Cho Nhà Bạn

Xử lý thấm nước vào tường hiệu quả triệt để

Thấm nước ở tường hay sàn nhà tưởng chừng như chuyện nhỏ nhưng có thể dẫn đến những hệ lụy khôn lường cho căn nhà của chúng ta. Hãy cùng Antshome tìm hiểu về những ảnh hưởng của sự cố này và các phương pháp xử lý nhé.

1. Những ảnh hưởng của sự cố thấm tường

Tường thấm nước có xử lý được không
Thấm nước ảnh hưởng đến thẩm mỹ ngôi nhà
  • Thấm tường phá hủy kết cấu dầm, cửa: Trong trường hợp bạn phát hiện thấm tường gây nên các vết nứt trên tường. Đây là dấu hiệu báo động cho thấy căn nhà bạn đang xuống cấp trầm trọng và không còn đem lại sự an toàn tuyệt đối cho các thành viên trong gia đình. Nếu không mau chóng xử lý, những hậu quả khôn lường có thể xảy ra. 
  • Thấm tường ảnh hưởng đến sức khỏe: Nấm mốc rất có hại vì chúng có chứa nhiều loại vi khuẩn gây bệnh. Nấm mốc lâu ngày sẽ phát triển và ảnh hưởng đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình bạn. 
  • Thấm tường ảnh hưởng đến thẩm mỹ ngôi nhà:Những vết ố hay tróc sơn trên tường chắc chắn làm cho cảnh quan căn nhà xấu đi. 
  • Thấm tường tiềm ẩn sự cố điện nước: Khi nước ngấm lâu bên trong tường có thể gây nên sự cố chập điện âm tường và cháy các ổ cắm điện. Không những thế nó còn giảm tuổi thọ của các thiết bị điện khác trong nhà như tivi, tủ lạnh, máy giặt, v.v. 

2. Biện pháp xử lý thấm tường hiệu quả

Khi khắc phục sự cố thấm tường, chúng ta nên tuân theo quy trình chặt chẽ đó là xử lý nguyên nhân dẫn đến thấm nước trước tiên, chẳng hạn như rò rỉ nước, để ngăn ngừa các sự cố tương tự xảy ra trong tương lai sau đó mới tiếp tục xử lý các mảng tường bị thấm. Ở mỗi vị trí khác nhau yêu cầu kỹ thuật chống thấm khác nhau. 

Tường cũ: 

Đối với tường cũ, bạn nên cạo hết lớp sơn cũ và tẩy rửa sạch sẽ nấm mốc bám trên tường đảm bảo không còn các vết loang lổ. Bước này rất quan trọng để ngăn ngừa các mầm mống vi khuẩn từ nấm mốc sinh sôi. Tiếp theo hãy thi công chống thấm bằng các loại sơn chống thấm trên thị trường. 

Nứt tường: 

Dùng hồ, vữa trám các vết nứt hay lỗ hổng trên tường. Để đạt hiệu quả tốt nhất ở công đoạn này, bạn cần phải đảm bảo cho bề mặt trước khi sơn sạch sẽ, khô thoáng và độ ẩm tường không vượt quá 16%. Đối với các mảng tường ngoài trời, sử dụng bột trét chuyên dùng cho ngoài trời. Sau đó thi công chống thấm như bình thường. 

Tường thấm nước có xử lý được không
Biện pháp xử lý chống thấm tường hiệu quả

Thấm trần nhà: 

Khắc phục tác nhân gây thấm nước như rò rỉ nước, nghẹt đường ống nước hay máng xối thoát nước bị ăn mòn. Đối với những trần nhà chỉ mới xảy ra hiện tượng thấm dột thì bạn có thể khắc phục bằng cách dùng sơn chống thấm khô nhanh trong 1- 2 giờ. Còn trong trường hợp trần nhà bị thấm dột nghiêm trọng thì cần phải xử lý thật kỹ ở vị trí thấm dột. Sau đó hãy phủ lên bề mặt bằng sợi thủy tinh, keo chống thấm, sau đó tiến hành trét xi măng lại.

Thấm tường/sàn nhà vệ sinh:

Đôi khi rất khó để có thể xác định nguồn gây thấm nước ở nhà vệ sinh. Tốt nhất bạn nên gọi đội ngũ chống thấm tường nhà chuyên nghiệp giúp bạn làm điều này. Khắc phục tình trạng gạch bị nứt và vữa bị thiếu để tránh tình trạng thấm nước xuống sàn. Sử dụng các dung dịch tẩy rửa mạnh để cọ rửa nấm mốc sạch sẽ vì đây là khu vực vệ sinh cá nhân, nên yếu tố sát khuẩn cần đặt lên hàng đầu. Nếu rò rỉ xuất phát từ các thiết bị như vòi xịt nước hay vòi hoa sen, thì bạn nên nhanh chóng thay mới các bộ phận mới.

Thấm tường ngoài trời:

Khi phát hiện tường ngoài trời đã xuống cấp, hãy áp dụng những cách như sử dụng phụ gia CT-11B trộn vào vữa xi măng để giảm rạn nứt. Bước tiếp theo, sử dụng chất chống thấm CT-11A trộn với xi măng và phủ 2-3 lớp lên lớp vữa xi măng vừa rồi (mỗi lớp cách nhau 6-8 tiếng). Cuối cùng để tăng độ bảo vệ cho tường, hãy phủ một lớp sơn trang trí giúp chống tia UV và các tác động khác ngoài môi trường.

Tường thấm nước có xử lý được không
Các cách khắc phục sự cố thấm nước vào tường

Tips từ các chuyên gia:

Ở những trường hợp thấm tường mới xảy ra do rò rỉ đường ống nước, bạn chỉ cần thay đường ống nước mới, tuyệt đối không trám lại tường vội mà hãy để tường thấm khô hết (trong vòng 48-72 tiếng) sau đó mới bắt đầu trám lại. Bạn cũng không cần thiết phải sử dụng đến các sản phẩm chống thấm khác.

Dịch vụ sửa nước chống thấm nước an toàn chất lượng

Cso nên gọi thợ sửa nước/ chống thấm tường?

1. Nên tự xử lý tường nhà thấm nước hay thuê thợ?

Nhiều người vì tiếc tiền, hoặc sợ thuê phải thợ “non tay” làm không tới nên quyết định tự xử lý chống thấm tường tại nhà. Tuy nhiên, nếu bạn không có kinh nghiệm hoặc kỹ năng thì không nên tự làm tại nhà. Chống thấm tường cần kinh nghiệm, thời gian và kiến thức chuyên môn để tránh làm hỏng cấu trúc tường hoặc khiến các vết nứt vỡ ra to hơn. 

Bạn nên gọi thợ chuyên nghiệp tại gần nơi bạn sinh sống. Lưu ý nên chọn bên uy tín, có bảo hành và có cam kết công việc. Ngoài ra, bạn hãy ưu tiên chọn những bên có quy trình làm việc rõ ràng, báo giá minh bạch để an tâm sử dụng dịch vụ. Hiện có nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ chống thấm tường nhà uy tín như Antshome (khu vực TPHCM).

Tường thấm nước có xử lý được không
Dịch vụ sửa nước chống thấm nước an toàn chất lượng Antshome

2. Ở đâu xử lý chống thấm hiệu quả?

Chống thấm là công việc khó khăn, vì thế để tiết kiệm thời gian cũng như đảm bảo tuân thủ các điều kiện kỹ thuật, hãy liên hệ với đội ngũ thợ sửa chữa Antshome. Không chỉ xử lý nhanh chóng, chúng tôi còn cung cấp dịch vụ chống thấm với tác phong chuyên nghiệp nhất, tạo nên trải nghiệm đáng nhớ cho khách hàng. 

Đến với đội ngũ chống thấm nước hiệu quả Antshome, bảo đảm chi phí bạn bỏ ra là hoàn toàn xứng đáng với chất lượng dịch vụ. Liên hệ ngay với chúng tôi qua: 

  • Địa chỉ: 528/5/112 Điện Biên Phủ Phường 11 Quận 10, TP. HCM
  • Giờ làm việc: 8:00AM – 9:00PM
  • Hotline: 091.692.1080
  • Email: 
  • Tiktok: https://www.tiktok.com/@antshome.vn
  • Facebook: https://www.facebook.com/antshome.vn
  • Instagram: https://www.instagram.com/antshome.vn/
  • Youtube: https://www.youtube.com/c/ANTSHOMEYOURHOMEMAINTENANCETECHNICAL

Những câu hỏi thường gặp xoay quanh vấn đề chống thấm nước

Mời bạn đọc cùng theo dõi các câu hỏi – đáp dưới đây, ít nhiều sẽ giúp bạn có thêm thông tin hữu ích về việc chống thấm nước cho ngôi nhà/ doanh nghiệp của mình.

Tôi có cần chống thấm không khi tường nhà tôi bị đọng nước?

Không nhất thiết bạn phải chống thấm. Nguyên nhân tường nhà bị đọng nước là do hệ thống thoát nước chậm hoặc rò rỉ đường ống nước âm. Bạn chỉ cần khắc phục vấn đề này là không còn gặp hiện tượng đọng nước nữa. Tuy nhiên, nếu làm cách này vẫn không hiệu quả thì bạn cần đến dịch vụ chống thấm.

Dấu hiệu nào cho thấy nhà tôi đang bị vấn đề chống thấm?

Bạn có thể để ý những mảng tường bị đổi màu, chứa vệt ố vàng và xuất hiện những vết nứt làm mất thẩm mỹ cho căn nhà.

Tôi cần xem xét những gì trước khi gọi thợ đến sửa chữa?

Chống thấm là công việc cần thực hiện ngay từ giai đoạn đầu. Tốt nhất vẫn là phòng còn hơn chống. Về thời gian dài, chi phí chống thấm từ ban đầu sẽ thấp hơn sửa chữa, khắc phục sự cố. Để đảm bảo mọi công việc chấm thấm diễn ra suôn sẻ, bạn nên nói chuyện với đơn vị thi công để tìm tiếng nói chung.

Chi phí chống thấm tường nhà là bao nhiêu?

Chi phí có thể không cố định một mức giá mà tùy thuộc vào điều kiện thi công ở nhà bạn. Kỹ thuật viên sẽ sang khảo sát thực tế sau đó báo mức giá nếu khách hàng đồng ý sẽ bắt tay vào công việc.

Với đội ngũ sửa chữa điện nước, điện lạnh lành nghề chuyên nghiệp xuất thân từ các dự án thầu resort, khách sạn, Antshome sẽ hỗ trợ bất kỳ vấn đề kĩ thuật nào của bạn. Hãy liên hệ chúng tôi ngay để được tư vấn sửa chữa tận tâm, nhanh chóng!