Tuyển sinh ngành Kiến trúc Đại học Bách khoa

Sáng 26.5, trao đổi với phóng viên Báo Thanh Niên, PGS-TS Bùi Hoài Thắng, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, cho biết đề án tuyển sinh của trường đang chờ ĐH Quốc gia TP.HCM duyệt.

Trong đó, một thay đổi đáng chú ý là trường không tổ chức kỳ thi môn năng khiếu (thi môn vẽ) và cũng không lấy kết quả thi môn vẽ của trường khác để xét tuyển ngành kiến trúc.

Thay vào đó, trường sẽ thực hiện xét điểm kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020 ngành kiến trúc bằng 2 tổ hợp: A01 (toán, lý, tiếng Anh) và C01 (toán, văn, lý).

Ngoài ra, ngành kiến trúc còn dành chỉ tiêu xét tuyển bằng phương thức khác như: ưu tiên xét tuyển theo quy định của ĐH Quốc gia TP.HCM, xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ GD-ĐT và xét điểm bài thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM.

Nói về sự thay đổi này, theo PGS-TS Bùi Hoài Thắng, thay đổi này nằm trong lộ trình đổi mới phương thức tuyển sinh với ngành kiến trúc mà trường đã dự định từ trước theo hướng phù hợp với chuẩn thế giới. Sau khi trúng tuyển, trường sẽ bố trí kiểm tra lại năng lực vẽ kiến trúc của sinh viên để xếp lớp rèn luyện phù hợp.

"Theo dự kiến, năm sau trường sẽ mở ngành kiến trúc đào tạo hoàn toàn bằng tiếng Anh với mục tiêu thu hút sinh viên quốc tế đến theo học", ông Thắng thông tin thêm.

Trong đề án tuyển sinh mới này, Trường ĐH Bách khoa TP.HCM cũng điều chỉnh tỷ lệ chỉ tiêu các phương thức xét tuyển theo hướng tăng chỉ tiêu xét điểm từ kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020.

Cụ thể, trong số 5.000 chỉ tiêu năm nay, trường sẽ xét tuyển điểm kỳ thi tốt nghiệp THPT từ 30-60% tổng chỉ tiêu (thay vì 30-50% chỉ tiêu như trước đó).

Bên cạnh đó, trường xét điểm kỳ thi đánh giá năng lực do ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức từ 30-70% tổng chỉ tiêu; Ưu tiên xét tuyển theo quy định của ĐH Quốc gia TP.HCM từ 15% - 25%; Ưu tiên xét tuyển theo quy định của Bộ GD-ĐT từ 1-5% tổng chỉ tiêu; Xét tuyển thí sinh là người nước ngoài hoặc tốt nghiệp THPT nước ngoài từ 1-5%.

Trước đó, nhiều trường ĐH đã công bố phương thức tuyển sinh 2020 như: Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM, Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, Trường ĐH Sài Gòn… Trong đó, Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM vẫn duy trì việc tổ chức kỳ thi vẽ để xét tuyển vào các ngành có xét môn năng khiếu.

Tin liên quan

Nhu cầu thiết kế kiến trúc cảnh quan cho các khu dân cư, khu đô thị, khu du lịch nghỉ dưỡng ngày càng nhiều khiến cho nhu cầu nhân lực của ngành này càng tăng cao. Chuyên ngành Kiến trúc Cảnh quan của trường Đại học Bách Khoa ĐHQG TPHCM ra đời đào tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ đất nước và sẵn sàng hội nhập quốc tế. Hôm nay, cùng Hocmai.vn tìm hiểu chi tiết về ngành này qua bài viết dưới đây nhé!

Tuyển sinh ngành Kiến trúc Đại học Bách khoa

Tìm hiểu ngành Kiến trúc chuyên ngành Kiến trúc Cảnh quan chương trình chất lượng cao tại HCMUT

1. Chuyên ngành Kiến trúc cảnh quan là gì?

Kiến trúc cảnh quan là ngành học đào tạo ra những nhân sự có năng lực về nghệ thuật, có khả năng lập kế hoạch thiết kế, quản lý, phát triển, bảo tồn, phục chế các cảnh quan và công trình xây dựng phục vụ con người.

Chương trình đào tạo cung cấp cho sinh viên các kiến thức về thiết kế kiến trúc, phát triển bất động sản, thiết kế tổng mặt bằng, bảo tồn và phục chế môi trường, thiết kế đô thị, quy hoạch đô thị, công viên hay những khu vực nghỉ ngơi, bảo tồn di sản, giải trí…

2. Chuyên ngành Kiến trúc cảnh quan của trường đại học Bách Khoa ĐHQG TPHCM có gì?

Chuyên ngành Kiến trúc cảnh quan thuộc ngành Kiến trúc tại Đại học Bách Khoa ĐHQG TPHCM, được đào tạo theo chương trình chất lượng cao, học bằng tiếng Anh. Chương trình được xây dựng và phát triển để đào tạo nguồn nhân lực và dịch vụ khoa học công nghệ chất lượng cao về thiết kế kiến trúc bền vững và các yêu cầu về đổi mới giáo dục, rút ngắn khoảng cách với các đại học hàng đầu trong khu vực ASEAN.

Trường mời các giáo sư nước ngoài đến thỉnh giảng từ những trường đại học hàng đầu thế giới và các giảng viên đã du học ở các nước có nền kiến trúc phát triển về dạy. Sinh viên sẽ được học tại cơ sở 1 số 268 Lý Thường Kiệt, phường 14, Quận 1, TPHCM với cơ sở vật chất tốt nhất.

Chương trình đào tạo có 4 năm với 132 tín chỉ để lấy bằng cử nhân Kiến trúc. Sau đó, các bạn có thể học thêm 30 tín chỉ để lấy bằng Kiến trúc sư hoặc học thêm 60 tín chỉ nữa để lấy bằng Thạc sĩ kiến trúc. Số lượng tín chỉ và môn học tương đương với các trường đại học hàng đầu trong khu vực. Đồng thời tham khảo từ các trường đại học hàng đầu thế giới.

Nắm bắt xu hướng của các trường đại học hàng đầu thế giới, từ năm 2020, trường đại học Bách Khoa không lấy đầu vào môn năng khiếu vẽ. Điều này tạo công bằng cho tất cả, nhất là những sinh viên mong muốn xét tuyển ngành Kiến trúc với tổ hợp môn A01, C01. Sau khi trúng tuyển, sinh viên sẽ được kiểm tra năng khiếu vẽ.

Tuyển sinh ngành Kiến trúc Đại học Bách khoa

Mảng tường được các sinh viên ngành Kiến trúc

Tất cả sinh viên đều được trải qua học phần thực tập ký họa ngay từ năm nhất. Đó có thể là ký họa tay hoặc ký họa máy. Từ năm nhất, sinh viên sẽ được cọ sát với môi trường làm việc thực tế qua nhiều môn học về dự án với chương trình trải nghiệm tại những địa phương có nhiều di sản kiến trúc nổi bật. Sinh viên có thể thỏa sức thể hiện tài năng của mình. Ngoài ra, người học còn được tham gia thiết kế công trình trong các dự án thật thông qua các môn học đồ án thiết kế kiến trúc.

Ngành Kiến trúc của Đại học Bách Khoa nhấn mạnh đến 4 yếu tố chính: phương pháp thiết kế tiên tiến, hiệu suất và hiệu quả, quan điểm hệ thống và quản lý, ý thức bảo vệ môi trường và đổi mới kinh doanh. Sinh viên được tiếp cận với công nghệ mới về vật liệu xây dựng , tiêu chuẩn công trình xanh và giải pháp thiết kế thực tế thông qua các chuyên đề mở. Bên cạnh đó, sinh viên chương trình chất lượng cao có cơ hội tham gia các hoạt động bổ ích như: trao đổi sinh viên, hội thảo chuyên đề, các cuộc thi thiết kế kiến trúc – quy hoạch.

Chương trình chất lượng cao ngành Kiến trúc của Đại học Bách Khoa hướng đến tính ứng dụng vào thực tiễn công việc. Vì vậy các Kiến trúc sư tốt nghiệp từ khoa có khả năng thích nghi tốt, đáp ứng yêu cầu của thị trường, từ đó tìm được công việc ổn định với mức lương hấp dẫn. Trên thực tế, 100% sinh viên có việc làm trong năm đầu tiên sau khi ra trường với thu nhập cao hơn mặt bằng chung.

3. Điểm chuẩn chuyên ngành Kiến trúc Cảnh quan chất lượng cao của HCMUT

4. Cơ hội việc làm cho sinh viên chuyên ngành Kiến trúc Cảnh quan chất lượng cao

Sinh viên hoàn tất chương trình có thể làm việc tại các doanh nghiệp tư vấn thiết kế, xây dựng công trình, các cơ quan quản lý nhà nước, các công ty bất động sản, các dự án đầu tư xây dựng trong nước và quốc tế thuộc các lĩnh vực:

– Thiết kế công trình kiến trúc: nhà ở, trường học, thư viện, trung tâm thương mại, siêu thị, nhà ga, phi trường, rạp hát, bảo tàng…

– Quy hoạch xây dựng: quy hoạch đô thị, quy hoạch vùng, thiết kế đô thị và thiết kế cảnh quan

– Thiết kế nội thất

Trên đây là bài review chi tiết những thông tin cần biết về ngành Kiến trúc chuyên ngành Kiến trúc Cảnh quan chương trình chất lượng cao dạy bằng tiếng Anh của trường đại học Bách Khoa ĐHQG TPHCM. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho các bạn khi lựa chọn nguyện vọng trong kỳ thi tuyển sinh sắp tới.

Nếu bạn mơ ước trở thành một kiến trúc sư trong tương lai, đừng bỏ qua bài viết sau đây. Hôm nay, HOCMAI.VN sẽ giới thiệu tới bạn đọc về ngành học Kiến trúc tại đại học Bách khoa Đà Nẵng – ngôi trường nổi danh đào tạo kỹ thuật TOP đầu khu vực miền Trung.

Tuyển sinh ngành Kiến trúc Đại học Bách khoa

Thiết kế kiến trúc thời đại mới

1. Khái niệm ngành Kiến trúc

Kiến trúc là một ngành đào tạo về thiết kế các công trình (nhà ở, đô thị, nhà xưởng,..) phục vụ cho đời sống sinh hoạt, phát triển kinh tế – xã hội của của mỗi quốc gia nói riêng, phản ánh sự phồn vinh của cả nhân loại nói chung.

Mặc dù ngành kiến trúc thiên về tính nghệ thuật rất cao, tuy nhiên chúng ta cũng không hề bị xem nhẹ tính kỹ thuật trong đó. Một công trình khi được thiết kế và xây dựng yêu cầu cần phải đạt chuẩn 3 yếu tố: thẩm mỹ, an toàn, và khả năng ứng dụng trong thực tế.

2. Đào tạo ngành Kiến trúc tại Đại học Bách khoa Đà Nẵng (DUT)

ĐH Bách khoa Đà Nẵng đào tạo chuyên ngành Kiến trúc định hướng mục tiêu  dành cho các kỹ sư tương lai có trình độ chuyên sâu và đặc thù ngành kiến trúc. Cụ thể:

– Có kiến thức về kinh tế, pháp luật, chính trị, xã hội; kiến thức chuyên ngành Kiến trúc hoàn chỉnh để xử lý các vấn đề kiến trúc và đô thị trong điều kiện phát triển bền vững hiện nay (UNESCO: Học để biết);

– Có khả năng làm việc độc lập và kỹ năng làm việc nhóm; khả năng sử dụng ngoại ngữ trong công tác chuyên môn (UNESCO: Học để chung sống);

– Có trình độ chuyên môn cao trong thiết kế kiến trúc và quy hoạch; và tư duy sáng tạo, logic (UNESCO: Học để làm);

– Có tinh thần tự học, tìm hiểu các kiến thức mới để nâng cao chuyên môn; tư duy khởi nghiệp và lãnh đạo; thích nghi tốt trước sự thay đổi liên tục của nền kinh tế số hiện nay (UNESCO: Học để tồn tại).

Bắt đầu từ năm 2020, ngành Kiến trúc – ĐH Bách khoa Đà Nẵng đã được thiết kế lại và mở rộng chuyển sang đào tạo hệ chất lượng cao. Nhà trường  mong muốn đào tạo ra đội ngũ kiến trúc sư  chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của thị trường hiện đại, góp phần phát triển nền kiến trúc nước nhà. Hệ chương trình đào tạo ngành Kiến trúc CLC yêu cầu đối với sinh viên sau khi tốt nghiệp phải đạt 06 chuẩn đầu ra như sau:

– Chuẩn đầu ra 01: Sinh viên phải  nhận thức và có thái độ đúng đắn đối với bối cảnh kinh tế xã hội đất nước hiện nay;

– Chuẩn đầu ra 02: Sinh viên đảm bảo sử dụng một ngoại ngữ  thông thạo trong công tác chuyên môn;

– Chuẩn đầu ra 03: Sinh viên nắm chắc các phương pháp nghiên cứu Khoa học phục vụ trong công tác nghiên cứu chuyên môn;

– Chuẩn đầu ra 04: Sinh viên nắm vững và cập nhật các kiến thức tiên tiến, hiện đại trong lĩnh vực kiến trúc và đô thị, góp phần thúc đẩy nền kinh tế VIệt Nam hội nhập quốc tế và phát triển bền vững;

– Chuẩn đầu ra 05: Sinh viên nắm được phương pháp vận dụng các kiến thức đã học và kiến thức mới vào công việc để nâng cao khả năng quản lý trong lĩnh vực kiến trúc và đô thị;

– Chuẩn đầu ra 06: Sinh viên có khả năng phân tích và tổng hợp thông tin, dữ liệu để giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan đến các dự án kiến trúc và quy hoạch;

Ngoài ra, khi tham gia đào tạo chuyên ngành Kiến trúc tại DUT, có nhiều cơ hội được tham gia các buổi hội thảo, các buổi triển lãm, hay các chương trình giao lưu trao đổi sinh với các Viện, các Bảo tàng và các trường ĐH quốc tế có hợp tác cùng Nhà trường. Đó là

Tuyển sinh ngành Kiến trúc Đại học Bách khoa

Sinh viên Kiến trúc DUT và Phó Giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng tại Triển lãm tranh ký họa tại Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng

3. Điểm chuẩn ngành Kiến trúc tại Đại học Bách khoa Đà Nẵng (DUT)

4. Cơ hội việc làm

Sinh viên sau khi tốt nghiệp chuyên ngành Kiến trúc tại Đại học Bách khoa Đà Nẵng có cơ hội việc làm vô cùng mở rộng. Các bạn hoàn toàn có thể ứng tuyển vào các vị trí công việc sau:

– Tại các Công ty, văn phòng thiết kế kiến trúc: Kỹ sư thiết kế và triển khai thiết kế dự án.

– Tại các công trình xây dựng: Kỹ sư quản lý thiết kế và xây dựng, Kỹ sư giám sát thiết kế.

– Tại các văn phòng thiết kế, các doanh nghiệp tư nhân trong và ngoài nước hoạt động trong lĩnh vực kiến trúc, xây dựng: Chuyên viên tư vấn kiến trúc, Kỹ sư tư vấn đầu nguyên vật liệu xây dựng.

– Tại các đơn vị quản lý đô thị Nhà nước: Cán bộ quản lý đô thị, Giám sát công trình.

Bên cạnh đó, bằng vốn kiến thức được đào tạo tại DUT, các bạn có thể làm việc mở rộng sang lĩnh vực cung cấp vật tư xây dựng tại doanh nghiệp: Công ty CP xây dựng Coteccons; Công ty Cổ phần Xây dựng Chánh Nghĩa, Công Ty TNHH Xây Dựng Và Sản Xuất Thương Mại Phú Gia Thành,…

Đặc biệt, đối với sinh viên tham gia đào tạo Chương trình tiên tiến quốc tế liên kết với ĐH Nottingham, có cơ hội tìm kiếm việc làm ngay từ khi còn đang học trên giảng đường thông qua các hoạt động quốc tế mà Đại học Kiến trúc Hà Nội liên kết hợp tác quốc tế: trao đổi sinh viên giữa các trường đại học quốc tế (Nhật Bản, Thái Lan, Pháp, Hàn Quốc), các seminar, workshop, các hội thảo, các dự án nghiên cứu,  và hội chợ du học việc làm…

Hy vọng, qua những chia sẻ trong bài review ngành Kiến trúc tại Đại học Bách khoa Đà Nẵng ở trên có thể cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích nhất.