Tuyển sinh thạc sĩ đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn 2022

Cơ hội trở thành học viên cao học của Đại học Khoa học - Xã hội - Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội).

Với vai trò sứ mệnh đào tạo các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, bù đắp vào sự thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao của một số lĩnh vực xã hội. Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về tuyển sinh và đào tạo theo Luật Giáo dục đại học và các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm 2022 này, Trường Đại học Khoa học - Xã hội và Nhân văn mở rộng tiêu chí tuyển sinh bậc sau đại học. Cụ thể: 

Lần đầu tiên, sinh viên bằng KHÁ vẫn được tuyển thẳng lên Cao học.

8 ngành đào tạo của Trường Đại học KHXH và NV vừa được kiểm định bởi tổ chức kiểm định quốc tế có uy tín (AUN- QA, ABET...) và các tổ chức kiểm định của Việt Nam được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận, cho phép sinh viên chính quy ngành đúng hạng Khá trở lên được xét tuyển thẳng Cao học.

Đó là các ngành: Văn học, Tâm lý học, Xã hội học, Chính trị học, Lịch sử, Việt Nam học, Quốc tế học, Lưu trữ học.

Lần đầu tiên, sinh viên nghiên cứu khoa học được trực tiếp cộng điểm thưởng NCKH vào điểm trung bình chung tích lũy toàn khóa để xét tuyển thẳng, với mức điểm cộng cho NCKH như sau:

+ Đạt giải thưởng cấp ĐHQGHN hoặc cấp Bộ Giáo dục và Đào tạo: giải nhất: 0.2 điểm, giải nhì 0.15 điểm, giải ba 0.1 điểm, giải khuyến khích 0.07 điểm.

+ Đạt giải thưởng cấp trường hoặc cấp khoa trực thuộc: giải nhất 0.1 điểm, giải nhì 0.07 điểm, giải ba 0.05 điểm.

- Đối với bài báo khoa học đăng ở tạp chí ISI: 0.3 điểm; bài báo đăng trên tạp chí Scopus/quốc tế khác: 0.2 điểm; bài báo đăng trên kỷ yếu Hội nghị, hội thảo khoa học cấp quốc tế/quốc gia: 0.15 điểm.

Lần đầu tiên ứng viên không cần học đúng ngành, chỉ cần đạt bằng cử nhân loại Giỏi các ngành phù hợp vẫn được xét tuyển thẳng. Có nghĩa là cử nhân bằng Giỏi ngành Báo chí, Quan hệ công chúng, Truyền thông quốc tế, Truyền thông đại chúng... được tuyển thẳng học Cao học Báo chí (định hướng nghiên cứu, định hướng ứng dụng), hay Quản trị Báo chí Truyền thông. Cử nhân ngành Văn học, Sư phạm Ngữ văn, đạt bằng Giỏi cũng được xét tuyển thẳng vào Cao học ngành Văn học. Cử nhân ngành Quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hành, ngành Du lịch, ngành Quản trị khách sạn hay Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống đạt bằng Giỏi đều được xét tuyển thẳng vào Cao học ngành Du lịch.

Chính sách này được áp dụng cho 44 ngành đào tạo Thạc sỹ của trường Đại học Khoa học - Xã hội và Nhân văn. Danh mục có ở link sau: //ussh.vnu.edu.vn/vi/news/thong-bao/thong-bao-tuyen-sinh-thac-si-tien-si-dot-1-nam-2022-21274.html.

Thời gian xét tuyển thẳng: từ 8h00 ngày 22/2/2022 đến 17h00 ngày 08/4/2022. Thông tin chi tiết  //tssdh.vnu.edu.vn.

GS.TS Hoàng Anh Tuấn - Hiệu trưởng Trường ĐHKHXHVNV ĐH Quốc gia Hà Nội trao bằng thạc sỹ cho học viên 

Năm nay là năm đầu tiên, trường Đại học KHXH và NV (ĐHQG Hà Nội) áp dụng chính sách mới trong tuyển sinh bậc Tiến sỹ, theo đó, Nhà trường xem xét miễn học phí cho nghiên cứu sinh có năng lực nghiên cứu xuất sắc, đồng thời, đề nghị Đại học Quốc gia cấp học bổng tối đa 100 triệu đồng/người/năm (12 tháng) theo kết quả học tập, nghiên cứu trong thời gian đào tạo chuẩn.

Thực tập sinh được xét cấp học bổng tối đa 120 triệu đồng/người/năm (12 tháng).

//vnu.edu.vn/home/?netoffice/N2540/3688-Qd-dHQGHN.htm

Bên cạnh đó, trường Đại học KHXH và NV Đại học Quốc gia Hà Nội tiếp tục Tuyển sinh đào tạo Tiến sỹ theo Đề án 89 của Bộ GD & ĐT, với 12 ngành gồm Báo chí học, Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, Đông Nam Á học, Khảo cổ học, Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Lịch sử thế giới, Lịch sử Việt Nam, Ngôn ngữ học so sánh đối chiếu, Quan hệ quốc tế, Quản lý khoa học và công nghệ, Tâm lý học và Xã hội học.

Theo Đề án 89, các nghiên cứu sinh đào tạo toàn thời gian ở Việt Nam được cấp học phí; sinh hoạt phí; kinh phí thực tập, tham gia hội thảo ở nước ngoài. Nghiên cứu sinh đào tạo toàn thời gian ở nước ngoài được cấp học phí; sinh hoạt phí; bảo hiểm y tế; vé máy bay một lượt đi và về; phí đi đường (01 lượt đưa đón ở sân bay về nơi ở lúc bắt đầu và kết thúc khóa học); khen thưởng; hỗ trợ một phần rủi ro bất khả kháng, phí chuyển, nhận tiền qua ngân hàng và các loại phí bắt buộc khác theo quy định của cơ sở tiếp nhận.

ĐH KHXH và NV – ĐHQGHN tuyển sinh đào tạo Thạc sĩ năm 2022

-

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội thông báo tuyển sinh đào tạo 44 chuyên ngành thạc sĩ (300 chỉ tiêu) năm 2022.

1. Danh mục các chuyên ngành tuyển sinh đào tạo thạc sĩ

TT

Đơn vị đào tạo

Các chuyên ngành tuyển sinh

Mã số

1

Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông

Báo chí học

8320101.01

Báo chí học (định hướng ứng dụng)

8320101.01

Quản trị báo chí truyền thông (định hướng ứng dụng)

8320101.01

2

Khoa Du lịch học

Du lịch

8810101.01

3

Khoa Đông Phương học

Châu Á học

8310608.01

4

Khoa Khoa học Chính trị

Chính trị học

8310201.01

Chính trị học (định hướng ứng dụng)

8310201.01

Hồ Chí Minh học

8310204.01

5

Khoa Khoa học quản lí

Chính sách công

8340402.01

Khoa học quản lí

8340401.01

Quản lí khoa học và công nghệ

8340412.01

Quản lí khoa học và công nghệ (định hướng ứng dụng)

8340412.01

6

Khoa Lịch sử

Khảo cổ học

8229010.01

Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

8229010.02

Lịch sử thế giới

8229010.03

Lịch sử sử học và sử liệu học

8229010.04

Lịch sử văn hóa Việt Nam

8229040.01

Lịch sử Việt Nam

8229010.05

Quản lí văn hóa

8319042.01

7

Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng

Lưu trữ học

8320303.01

Lưu trữ học (định hướng ứng dụng)

8320303.01

Quản trị văn phòng

8340406.01

Quản trị văn phòng (định hướng ứng dụng)

8340406.01

8

Khoa Ngôn ngữ học

Ngôn ngữ học

8229020.01

9

Khoa Nhân học

Nhân học

8310302.01

10

Khoa Quốc tế học

Quan hệ quốc tế

8310601.01

11

Khoa Tâm lí học

Tâm lí học

8310401.01

Tâm lí học lâm sàng (định hướng ứng dụng)

8310401.02

12

Khoa Thông tin – Thư viện

Khoa học thông tin-thư viện

8320201.01

Khoa học thông tin-thư viện (định hướng ứng dụng)

8320201.01

13

Bộ môn Tôn giáo học

Tôn giáo học

8229009.01

Tôn giáo học (định hướng ứng dụng)

8229009.01

14

Khoa Triết học

Chủ nghĩa xã hội khoa học

8229001.02

Triết học

8229001.01

15

Khoa Văn học

Hán Nôm

8220104.01

Lí luận văn học

8229030.01

Lí luận, lịch sử điện ảnh-truyền hình

8210232.01

Văn học dân gian

8229030.02

Văn học nước ngoài

8229030.03

Văn học Việt Nam

8229030.04

16

Khoa Việt Nam học và Tiếng Việt

Việt Nam học

8310630.01

17

Khoa Xã hội học

Công tác xã hội

8760101.01

Công tác xã hội (định hướng ứng dụng)

8760101.01

Xã hội học

8310301.01

2. Điều kiện dự tuyển:
2.1 Về văn bằng
- Đã tốt nghiệp hoặc đã đủ điều kiện công nhận tốt nghiệp đại học (hoặc trình độ tương đương trở lên) ngành phù hợp.
- Đối với các chương trình định hướng nghiên cứu: yêu cầu với ứng viên phải tốt nghiệp đại học từ Khá trở lên hoặc các ứng viên tốt nghiệp dưới hạng Khá phải có công bố khoa học (sách, giáo trình, bài báo đăng trên các tạp chí khoa học chuyên ngành hoặc các báo cáo đăng trên kỷ yếu hội nghị, hội thảo khoa học chuyên ngành) liên quan đến lĩnh vực học tập, nghiên cứu.
- Đáp ứng yêu cầu thâm niên công tác theo đối tượng quy định trong khung chương trình đào tạo (CTĐT) của các chuyên ngành đào tạo thạc sĩ.
- Văn bằng của ứng viên tốt nghiệp đại học ngành phù hợp do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp phải kèm theo văn bản công nhận của Cục Quản lý chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Danh mục chi tiết các chuyên ngành tuyển sinh, các yêu cầu về văn bằng, điều kiện thâm niên, bổ túc kiến thức:Xem tại đây
2.2 Về trình độ ngoại ngữ:
Từ năm 2022, nội dung môn thi Ngoại ngữ đã bị loại bỏ theo Thông tư số 23/2021/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 8 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ thạc sĩ. Ứng viên phải đáp ứng yêu cầu về năng lực ngoại ngữ của chương trình dự tuyển được minh chứng bằng một trong các văn bằng, chứng chỉ cụ thể như sau:
- Bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên ngành ngôn ngữ nước ngoài, ngành sư phạm ngôn ngữ nước ngoài hoặc bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên mà các học phần thuộc khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành được thực hiện bằng ngôn ngữ nước ngoài;
- Bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên do các đơn vị đào tạo trong ĐHQGHN cấp trong thời gian không quá 02 năm có chuẩn đầu ra về ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu về năng lực ngoại ngữ để dự tuyển CTĐT thạc sĩ và thí sinh đã có chứng chỉ ngoại ngữ đáp ứng chuẩn đầu ra trước khi tốt nghiệp CTĐT trình độ đại học;
- Một trong các Chứng chỉ ngoại ngữ đạt trình độ tương đươngBậc 3trở lên theo Khung năng lực Ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam và được ĐHQGHN công nhận, còn hiệu lực trong thời hạn 02 năm kể từ ngày thi chứng chỉ ngoại ngữ tính đến ngày đăng ký dự tuyển.
- Người dự tuyển là công dân nước ngoài nếu đăng ký theo học chương trình đào tạo thạc sĩ bằng tiếng Việt phải đạt trình độ tiếng Việt từ Bậc 4 trở lên theo Khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài hoặc đã tốt nghiệp đại học (hoặc trình độ tương đương) trở lên mà chương trình đào tạo được giảng dạy bằng tiếng Việt; đáp ứng yêu cầu về ngoại ngữ thứ hai theo quy định của cơ sở đào tạo (nếu có) trừ trường hợp là người bản ngữ của ngôn ngữ được sử dụng trong chương trình đào tạo. Việc xét tuyển người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào học tại ĐHQGHN được thực hiện theo Quy định về việc thu hút và quản lý sinh viên quốc tế tại Đại học Quốc gia Hà Nội được ban hành theo Quyết định số 4848/QĐ-ĐHQGHN ngày 18 tháng 12 năm 2017.
- Các khóa đào tạo thạc sĩ tuyển sinh từ năm 2022 có chuẩn đầu ra đối với trình độ ngoại ngữ đạt từ Bậc 4 trở lên hoặc tương đương theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
* Bảng tham chiếu quy đổi một số chứng chỉ ngoại ngữ tương được bậc 3/6 khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc sử dụng trong tuyển sinh thạc sĩ ở ĐHQGHNXEM TẠI ĐÂY
* Danh sách các cơ sở cấp chứng chỉ Ngoại ngữ được công nhận trong tuyển sinh thạc sĩ tại ĐHQGHN:XEM TẠI ĐÂY
3. Phương thức tuyển sinh
3.1 Thi tuyển truyền thống:
- Các môn thi tuyển sinh thạc sĩ gồm: môn thi Cơ bản và môn thi Cơ sở.
+ Danh sách môn thi Cơ bản/Cơ sở:XEM TẠI ĐÂY
+ Nội dung đề cương môn thi Cơ bản:XEM TẠI ĐÂY
+ Nội dung đề cương môn thi Cơ sở:XEM TẠI ĐÂY
3.2 Xét tuyển thẳng thạc sĩ:
a) Điều kiện xét tuyển thẳng:
Các thí sinh đăng ký dự tuyển đào tạo thạc sĩ tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn được xét tuyển thẳng nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Về bằng tốt nghiệp trình độ đại học: đáp ứng một trong các yêu cầu sau:
+ Tốt nghiệp đại học chính quy ngành đúng hạng Khá trở lên trong thời hạn 12 tháng (tính đến thời điểm nộp hồ sơ) thuộc các CTĐT sau đây của Đại học Quốc gia Hà Nội: tài năng, tiên tiến, chuẩn quốc tế, chất lượng cao (được nhà nước đầu tư), các CTĐT đã được kiểm định bởi các tổ chức kiểm định quốc tế có uy tín (AUN-QA, ABET...) hoặc các tổ chức kiểm định của Việt Nam được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận (đối với khóa tuyển sinh còn trong thời hạn).
+ Tốt nghiệp đại học chính quy ngành đúng hạng Giỏi trở lên trong thời hạn 12 tháng (tính đến thời điểm nộp hồ sơ) các CTĐT chuẩn, chất lượng cao theo Thông tư 23/2014/TT-BGDĐT của Đại học Quốc gia Hà Nội.
+ Tốt nghiệp một số ngành đại học chính quy ngành phù hợp hạng Giỏi trở lên trong thời hạn 12 tháng (tính đến ngày nộp hồ sơ) của Đại học Quốc gia Hà Nội.
Điểm thưởng về thành tích nghiên cứu khoa học (xem quy định tại điểm b của mục này) có thể được cộng thêm vào điểm trung bình chung tích lũy toàn khóa của thí sinh để xét tuyển thẳng.
- Về năng lực ngoại ngữ: có năng lực ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu của chương trình đào tạo, được minh chứng bằng một trong các văn bằng, chứng chỉ quy định tại mục 2.
b) Quy định về mức điểm thưởng thành tích nghiên cứu khoa học:
- Đối với công trình nghiên cứu khoa học sinh viên:
+ Đạt giải thưởng cấp ĐHQGHN hoặc cấp Bộ Giáo dục và Đào tạo: giải nhất: 0.2 điểm, giải nhì 0.15 điểm, giải ba 0.1 điểm, giải khuyến khích 0.07 điểm.
+ Đạt giải thưởng cấp trường hoặc cấp khoa trực thuộc: giải nhất 0.1 điểm, giải nhì 0.07 điểm, giải ba 0.05 điểm.
- Đối với bài báo khoa học đăng ở tạp chí ISI: 0.3 điểm; bài báo đăng trên tạp chí Scopus/quốc tế khác: 0.2 điểm; bài báo đăng trên kỷ yếu Hội nghị, hội thảo khoa học cấp quốc tế/quốc gia: 0.15 điểm;
- Sinh viên có nhiều thành tích thì được tích lũy điểm thưởng nhưng không quá 0.5 điểm.
c) Thời gian tổ chức xét tuyển thẳng: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn tổ chức xét tuyển thẳng năm 2022 trước 12h00 ngày 11/4/2022 ngay sau khi hết hạn thời gian xét duyệt hồ sơ và thông báo kết quả cho thí sinh chậm nhất 1 tuần trước khi tổ chức thi tuyển.
Những thí sinh không đạt điều kiện xét tuyển thẳng sẽ được chuyển sang hình thức thi tuyển ngay trong kỳ tuyển sinh đợt 1 năm 2022.
d) Chỉ tiêu xét tuyển thẳng: không vượt quá chỉ tiêu được phân bổ cho mỗi chuyên ngành.
e) Nguyên tắc xét tuyển thẳng: xét đúng các đối tượng đã quy định tại điểm a) của mục này, xét tuyển từ cao xuống thấp cho đến khi hết chỉ tiêu.
f) Lệ phí xét tuyển thẳng: thí sinh đăng ký xét tuyển thẳng nộp lệ phí như thí sinh đăng ký dự tuyển thông thường.
Danh sách các ngành đào tạo đại học đủ điều kiện xét tuyển thẳng thạc sĩ năm 2022:XEM TẠI ĐÂY

4. Thủ tục đăng kí dự tuyển và lịch thi tuyển sinh
4.1. Thủ tục đăng kí dự tuyển:
Thí sinhdự thi và xét tuyển thẳng thạc sĩ đăng ký trực tuyến tại cổng thông tin tuyển sinh của Đại học Quốc gia Hà Nội tại địa chỉ://tssdh.vnu.edu.vn
Thí sinh phải cam kết và chịu trách nhiệm về tính trung thực trong các thông tin khai báo.
Thời gian đăng kí:từ 8h00 ngày 22/02/2022 đến 17h00 ngày 08/4/2022.
Lưu ý:Đối với thí sinh đăng kíxét tuyển thẳng thạc sĩngoài việc đăng kí trực tuyến, thí sinh phải nộp hồ sơ theo quy định được thông báo khi đăng kí dự tuyến trực tuyến thành công theo khung thời gian trên.
4.2. Lịch tuyển sinh:
a.
Thời gian tổ chức xét tuyển thẳng: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn tổ chức xét tuyển thẳng sau khi kết thúc hạn đăng kí dự tuyển và trước 12h00 ngày 11/4/2022 và thông báo kết quả cho thí sinh chậm nhất 1 tuần trước khi tổ chức thi tuyển.
b. Lịch trình tuyển sinh:

Trình độ

Công việc

Thời gian

Thạc sĩ

Tập trung thí sinh và thi môn Cơ bản

Sáng thứ Bảy, 16/4/2022

Thi môn Cơ sở

Chiều thứ Bảy, 16/4/2022

Thời gian đào tạo chương trình thạc sĩ: Thời gian đào tạo chuẩn là 2 năm
5. Lệ phí:
Lệ phí tuyển sinh đào tạo thạc sĩ:300.000đ/thí sinh.
Lưu ý:không hoàn lại lệ phí dự tuyển nếu thí sinh rút hồ sơ dự tuyển hoặc không tham gia dự tuyển.
Hình thức nộp lệ phí dự thi:
- Chuyển khoản
+ Đơn vị thụ hưởng: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
+ Số tài khoản:2221.0000.656.899; tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Thanh Xuân (BIDV Thanh Xuân)
Khi chuyển khoản ghi rõ các thông tin: Họ và tên; Ngày sinh; Mã ĐKDT (được cấp khi đăng kí trực tuyến thành công), chuyên ngành dự thi Thạc sĩ.
- Nộp trực tiếp tại Trường.
6.Thông tin tư vấn về điều kiện văn bằng, bổ túc kiến thức, điều kiện ngoại ngữ… để đăng kí dự tuyển xin liên hệ theo địa chỉ :
-Phòng Đào tạo (phòng 601 nhà E), Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, 336 Nguyễn Trãi - Thanh Xuân - Hà Nội .
+ Điện thoại hỗ trợ tuyển sinh:(024) 3858.3957 - Zalo: 0912.708.840(trước 22h00 hàng ngày)
+ Website tuyển sinh://tuyensinh.ussh.edu.vn
+ Email liên hệ:
(chính thức từ 2022)
(hỗ trợ bổ sung)
+ Fanpage://www.facebook.com/tuyensinhsdh.USSH

Video liên quan

Chủ đề