Ứng dụng công nghệ 4.0 vào quản trị điều hành

Nhiều doanh nghiệp hiện nay đã đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ vào sản xuất kinh doanh mà cụ thể là ứng dụng giải pháp ERP

Nhiều doanh nghiệp hiện nay đã đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ vào sản xuất kinh doanh mà cụ thể là ứng dụng giải pháp ERP. Đây được đánh giá là luồng gió mới trong quản lý tổng thể doanh nghiệp đặc biệt là xu hướng quản trị DN thời 4.0.

Kiến thức chung về ERP


ERP là viết tắt của Enterprise resource planning – Hệ thống hoạch định tài nguyên doanh nghiệp, là giải pháp quản lý doanh nghiệp tổng thể, tích hợp các hoạt động khác nhau của doanh nghiệp vào trên cùng một hệ thống. Qua đó, giúp thu thập, lưu trữ, quản lý và phân tích dữ liệu từ nhiều nguồn lực trong doanh nghiệp.

Cách mạng công nghiệp 4.0 với xu hướng vạn vật kết nối và sự đột phá của Internet, cùng trí tuệ nhân tạo đang tác động mạnh mẽ đến nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Nắm bắt được những cơ hội mà “làn sóng công nghệ” mới này mang lại sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực sản xuất, đổi mới sáng tạo các sản phẩm dịch vụ, giảm chi phí vận hành và đáp ứng tốt hơn nhu cầu khách hàng. Do vậy, nhiều doanh nghiệp hiện nay đã đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ vào công tác quản lý mà cụ thể là giải pháp phần mềm ERP .

Ứng dụng ERP vào quản lý doanh nghiệp ở Việt Nam


Sự khác biệt của giải pháp quản trị tổng thể doanh nghiệp ERP là tính tích hợp. ERP là một hệ thống đồng nhất tích hợp nhiều module và các module đó lại thực hiện các chức năng tương tự như các phần mềm quản lý rời rạc (phần mềm quản lý nhân sự, phần mềm kế toán, bán hàng...). ERP vừa phục vụ cho cho công việc của từng cá nhân, từng bộ phận phòng ban, vừa giải quyết mối quan hệ tổng thể của tất cả các phòng ban và nhân viên trong doanh nghiệp.

Khi ứng dụng giải pháp ERP trong công tác quản trị, dữ liệu của doanh nghiệp được quản trị trên một hệ thống duy nhất bao gồm toàn bộ quy trình từ: lập kế hoạch, phát triển sản phẩm, mua sắm, sản xuất, hậu cần đến bán hàng và dịch vụ… Kết nối dữ liệu giữa các phòng ban, làm tăng tốc độ thực hiện quy trình, giảm thiểu các thao tác thủ công hoặc nhập thông tin nhiều lần. Bên cạnh đó, cho ra Báo cáo một cách tổng thể về hoạt động của từng phòng ban, tình hình sản xuất kinh doanh. Dữ liệu của doanh nghiệp được tập trung và có khả năng chia sẻ cho mọi đối tượng cần sử dụng thông tin như khách hàng, đối tác, cổ đông. Đồng thời, thông tin từ quá trình sản xuất, kinh doanh, quản trị khách hàng… được cập nhật nhanh chóng, chính xác giúp nhà quản lý đưa ra các quyết định điều hành kịp thời. Từ đó, gia tăng năng suất, hạn chế tối đa sai sót và lãng phí về thời gian, nhân lực.

Ứng dụng công nghệ 4.0 vào quản trị điều hành

Trên thế giới, việc ứng dụng ERP đã rất phổ biến, còn tại Việt Nam, việc ứng dụng ERP đang dần được nhiều doanh nghiệp chú trọng triển khai.

Việc triển khai ERP phức tạp hơn so với các phần mềm khác do đó yêu cầu chi phí đầu tư lớn, và thời gian triển khai lâu dài lên đến cả năm. Tuy nhiên, ứng dụng giải pháp ERP vào sản xuất kinh doanh là một xu thế của tương lai, bởi nếu xây dựng thành công giải pháp này sẽ tiết kiệm được rất nhiều nguồn lực trong doanh nghiệp.

Một doanh nghiệp ứng dụng ERP ngay khi doanh nghiệp đang ở quy mô vừa sẽ có thuận lợi là dễ dàng triển khai và sớm hình thành quy trình hoạt động chuẩn. Ứng dụng ERP là xu hướng quản trị tất yếu, một bước tiến quan trọng trong chiến lược phát triển kinh doanh, đòi hỏi mỗi nhà quản lý cần trang bị sớm cho doanh nghiệp của mình.

Việc hợp tác với một đối tác uy tín và có nền tảng phát triển tốt với nhiều lợi ích gia tăng như ERP BLACKWIND, sẽ giúp các doanh nghiệp tiến nhanh hơn trong công cuộc số hóa để bắt kịp sự phát triển mạnh mẽ của CMCN 4.0 trên thế giới.

Một vài năm trở lại đây, báo đài, diễn đàn và các cộng đồng rất hay nhắc đến cụm từ “Công nghệ 4.0”, “Cách mạng 4.0”, “Công nghiệp 4.0”, “Thời đại 4.0”… Ai cũng có thể hiểu nôm na các tên gọi này liên quan mật thiết đến sự phát triển của công nghệ. Nhưng ý nghĩa thực sự của nó là gì và doanh nghiệp cần thích ứng thế nào trong thời đại này, có lẽ không phải ai cũng có thể hiểu tường tận. Bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn thêm thông tin và kiến thức về một thời đại tác động từng giờ từng phút tới đời sống của nhân loại. 

Cách mạng 4.0 là gì và diễn ra như thế nào?

Theo Gartner, Cách mạng Công nghiệp 4.0 hay Cách mạng Công nghiệp lần thứ Tư là quá trình tự động hóa liên tục các hoạt động sản xuất và công nghiệp truyền thống, sử dụng công nghệ thông minh và hiện đại. Cách mạng Công nghiệp 4.0 dự báo sẽ làm thay đổi toàn bộ hệ thống sản xuất, quản lý và quản trị trên toàn thế giới, tác động mạnh mẽ tới mọi mặt đời sống, kinh tế, chính trị, xã hội, nhà nước, chính phủ, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân,… tạo ra nền kinh tế số.

Đặc trưng của những cuộc cách mạng công nghiệp trước đây là sự ứng dụng những kỹ thuật khác nhau vào sản xuất. Theo Diễn đàn Kinh tế Thế giới (2016):

  • Cuộc cách mạng Công nghiệp lần thứ nhất (Cách mạng 1.0) dùng nước và hơi nước để cơ khí hóa sản xuất. 
  • Cách mạng lần thứ hai (Cách mạng 2.0) sử dụng điện năng phục vụ cho sản xuất hàng loạt. 
  • Cách mạng lần thứ ba (Cách mạng 3.0) sử dụng điện tử và công nghệ thông tin để tự động hóa sản xuất. 
  • Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư (Cách mạng 4.0) dựa trên nền tảng cuộc Cách mạng lần thứ ba và đi kèm với cách mạng số khởi nguồn từ giữa thế kỷ trước. Đặc trưng của cuộc cách mạng lần này là việc đẩy mạnh phát triển công nghệ giúp xóa mờ ranh giới giữa các yếu tố vật chất, kỹ thuật số và sinh học. 

Ứng dụng công nghệ 4.0 vào quản trị điều hành

Nhân loại đang bước vào cuộc cách mạng công nghiệp thứ 4

Cách mạng Công nghiệp 4.0 sẽ diễn ra trên 3 lĩnh vực chính, đó là: Công nghệ sinh học, Kỹ thuật số và Vật lý.

Kỹ thuật số 

Có 3 yếu tố cốt lõi:

  • Trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence – AI): Là trí tuệ do con người lập trình tạo nên với mục tiêu giúp máy tính có thể tự động hóa các hành vi thông minh như con người.
  • Internet vạn vật (Internet Of Things – IoT): Hiểu đơn giản thì thuật ngữ này ám chỉ kịch bản mà hàng tỷ thiết bị vật lý trên khắp thế giới được kết nối với internet, thu thập và chia sẻ dữ liệu với nhau. Các thiết bị có thể là điện thoại thông minh, máy pha cafe, máy giặt, tai nghe, bóng đèn, và nhiều thiết bị khác.
  • Dữ liệu lớn (Big Data): Tập hợp dữ liệu lớn (cấu trúc và phi cấu trúc), đa dạng, thay đổi nhanh và phức tạp đến nỗi những công nghệ hay phần mềm truyền thống không có khả năng xử lý trong một khoảng thời gian nhất định. nếu biết khai thác đúng hướng thì Big Data sẽ mang lại tiềm lực cạnh tranh lớn cho doanh nghiệp.

Công nghệ sinh học

Tập trung vào nghiên cứu để tạo ra những bước nhảy vọt trong Nông nghiệp, Thủy sản, Y dược, chế biến thực phẩm, bảo vệ môi trường, năng lượng tái tạo, hóa học và vật liệu.

Vật lý

Chế tạo robot thế hệ mới, máy in 3D, xe tự lái, các vật liệu mới (graphene, skyrmions…) và công nghệ nano.

Lợi ích của Công nghiệp 4.0

Mặc dù ứng dụng thực tế của công nghệ Công nghiệp 4.0 có thể khác nhau đối với các công ty khác nhau, nhưng nhìn chung các lợi ích mang lại khá tương đồng, áp dụng cho mọi công ty trong mọi ngành. 

Năng suất và hiệu quả cao hơn

Các công ty không chỉ có thể sản xuất sản phẩm hiệu quả hơn mà còn có thể giữ cho hệ thống hoạt động nhờ các cảm biến trên máy móc với khả năng dự đoán (ví dụ gửi cảnh báo về rủi ro sự cố thiết bị để con người có thể can thiệp kịp thời trước khi dây chuyền của nhà máy ngừng hoạt động). Bằng cách thu thập và xử lý dữ liệu lớn (big data), máy móc có thể xác định các khả năng cải thiện hoạt động, tối ưu hệ thống và khắc phục sự cố nhanh hơn so với con người. 

Giảm chi phí vận hành

Công nghệ Công nghiệp 4.0 tạo cơ hội tùy biến, điều chỉnh quy trình nhanh chóng mà không mất nhiều chi phí. Kiểm soát chất lượng theo thời gian thực giúp giảm thiểu việc làm lại và lãng phí. Việc tự động hóa cao hơn trong doanh nghiệp sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian và tiền bạc.

Sự tăng trưởng

Nếu bạn có thể tạo ra các sản phẩm mà người tiêu dùng cần và đưa chúng ra thị trường nhanh hơn, doanh thu của bạn sẽ tăng lên. Công nghệ của nền công nghiệp 4.0 giúp các công ty làm được điều đó. Người tiêu dùng đang mong đợi có được những gì họ muốn “mọi lúc, mọi nơi” và nếu bạn có khả năng cung cấp với sự hỗ trợ của máy móc và công nghệ thông minh thì sự tăng trưởng là điều chắc chắn. Ngoài ra, luồng thông tin tốt hơn nhờ việc phân tích và chia sẻ khối lượng lớn dữ liệu sẽ cải thiện giao tiếp, dịch vụ và hỗ trợ trong toàn bộ tổ chức.

Thay đổi mô hình kinh doanh

Công nghiệp 4.0 thay đổi mô hình hoạt động của các công ty và do đó thay đổi cách công ty của bạn tạo ra giá trị cho khách hàng. Một lượng lớn dữ liệu được theo dõi và thu thập có thể tạo ra thông tin chi tiết về các cách tạo ra các sản phẩm, dịch vụ mới và thông minh hơn. Ngày nay, các doanh nghiệp đã đưa thêm dịch vụ vào sản phẩm cung cấp cho khách hàng (hệ thống sản phẩm-dịch vụ), làm cho vòng đời của sản phẩm mang tính tổng thể và toàn diện hơn. 

Sự hài lòng của khách hàng

Những hiểu biết sâu sắc có được nhờ Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 có thể giúp bạn cải thiện mọi khía cạnh của doanh nghiệp, bao gồm cả trải nghiệm của khách hàng. Trải nghiệm khách hàng và mức độ tương tác của khách hàng có thể được nâng cao bằng cách triển khai các giải pháp thực tế ảo và các công nghệ Công nghiệp 4.0 khác.

Nếu chi phí và sự phức tạp của việc đưa công nghệ 4.0 cho doanh nghiệp của bạn khiến bạn chần chừ trong việc này, thì đã đến lúc bạn nên xem xét lại. Trí tuệ nhân tạo, Internet vạn vật (IoT), rô bốt, dữ liệu lớn và các công nghệ khác cùng cộng hưởng chuyển đổi ngành, thúc đẩy năng suất, sự hài lòng của khách hàng, tăng trưởng doanh thu và hơn thế nữa.

Ứng dụng công nghệ 4.0 nhằm tăng năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp

Năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp gắn liền với trình độ ứng dụng công nghệ trong sản xuất và quản trị của chính doanh nghiệp đó. Cách mạng Công nghiệp 4.0 xây dựng nên các doanh nghiệp số dựa trên việc kết nối các chuỗi giá trị trong và ngoài doanh nghiệp, số hóa quá trình sản xuất và cung cấp dịch vụ cũng như tạo ra những mô hình kinh doanh mới.

Nhiều hệ thống thông tin quản lý phức tạp ngày nay như ERP, CRM, phần mềm Call Center, BI … là những sáng kiến đổi mới trong thời đại 4.0. Các nền tảng ứng dụng quản lý hiện đại này vận hành trên mạng máy tính diện rộng, Internet và điện toán đám mây cho phép kết nối tích hợp thông tin xuyên suốt toàn bộ tổ chức bất kể quy mô lớn hay nhỏ, giúp doanh nghiệp thay thế nhiều hệ thống thông tin rời rạc bằng một hệ thống duy nhất. Dữ liệu được tích hợp qua tất cả các quy trình từ lập kế hoạch, phát triển sản phẩm, sản xuất, đến bán hàng, cung cấp dịch vụ và chăm sóc khách hàng. 

Việc ứng dụng các giải pháp công nghệ vào công ty giúp rút ngắn thời gian triển khai các quy trình quản trị được, tiết kiệm chi phí, tránh các sai sót do nhập liệu thủ công, từ đó tập trung nguồn lực vào việc cải thiện sản phẩm và dịch vụ mang đến cho khách hàng.