Ung thư đại tràng giai đoạn 2 sống bao lâu

Ung thư đại tràng giai đoạn 2 nếu được phát hiện và điều trị ngay thì bệnh nhân sẽ có cơ hội khỏi bệnh rất cao. Phẫu thuật là phương pháp chữa bệnh chính ở giai đoạn này.

Ung thư đại trực tràng giai đoạn II là một trong các giai đoạn phát triển của ung thư đại tràng. Lúc này, tế bào ung thư đã lan rộng đến các lớp cơ ở thành đại tràng nhưng chưa xâm lấn đến các hạch bạch huyết. Ở cấp độ này, bệnh được chia thành 3 giai đoạn nhỏ gồm:

Ung thư đại tràng giai đoạn 2 sống bao lâu
Ung thư đại tràng giai đoạn 2 là một trong 4 giai đoạn phát triển của ung thư đại tràng
  • Ung thư đại tràng giai đoạn 2A: Ung thư đã phát triển qua lớp cơ của thành đại tràng
  • Ung thư đại tràng giai đoạn 2B. Ung thư đã phát triển qua lớp phúc mạc của đại tràng nhưng chưa lan ra bên ngoài cơ quan khác.
  • Ung thư đại tràng giai đoạn 2C. Ung thư đã phát triển qua lớp ngoài cùng của thành đại tràng và xâm lấn vào các mô gần đó.

Sang đến giai đoạn 2, các triệu chứng của ung thư đại tràng dần xuất hiện rõ nét hơn. Bệnh nhân nên thận trọng khi thấy các triệu chứng như:

  • Thay đổi thói quen đại tiện, bao gồm tiêu chảy hoặc táo bón kéo dài hơn 4 tuần
  • Khuôn phân mỏng, dẹt do sự xâm lấn của khối u làm thu hẹp lòng đại tràng
  • Đi ngoài có lẫn máu trong phân
  • Xuất hiện các triệu chứng khó chịu ở bụng kéo dài dai dẳng, như chuột rút cơ bụng, đau bụng, chướng khí
  • Cảm giác vẫn còn sót phân sau khi đi đại tiện
  • Cơ thể mệt mỏi, sức khỏe suy giảm
  • Giảm cân không rõ lý do

Các dấu hiệu trên có thể sẽ thay đổi, tùy thuộc vào kích thước và vị trí của ung thư trong ruột già. Nếu bạn có triệu chứng nghi ngờ mắc ung thư đại tràng, đừng ngần ngại đi khám bác sĩ và làm tầm soát ung thư. Bệnh ung thư đại tràng giai đoạn 2 càng được điều trị sớm thì cơ hội khỏi bệnh càng cao.

Bệnh ung thư đại tràng cấp độ 2 có thể được chữa khỏi. Đối với những bệnh nhân mắc ung thư ở giai đoạn 2A, tỷ lệ sống sau 5 năm là 87%. Trong khi đó, nếu ung thư đã chuyển qua giai đoạn 2B thì tỷ lệ sống sót sau 5 năm giảm xuống còn 65%.

Có nhiều sự lựa chọn trong điều trị ung thư đại tràng giai đoạn 2. Bác sĩ sẽ đề nghị một phương pháp điều trị phù hợp với thể trạng, tuổi tác và mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Các phương pháp chữa bệnh ung thư đại tràng giai đoạn này gồm có:

Đây là phương pháp được lựa chọn chủ yếu trong điều trị ung thư đại tràng giai đoạn 2. Tùy thuộc vào vị trí và mức độ xâm lấn của khối u mà bệnh nhân sẽ được cắt bỏ tử cung phải, cắt đại tràng ngang, cắt bỏ tử cung trái, cắt đại tràng sigma, cắt đại tràng bán phần hay toàn bộ đại tràng.

Ung thư đại tràng giai đoạn 2 sống bao lâu
Phẫu thuật là phương pháp chính được lựa chọn trong điều trị ung thư đại tràng giai đoạn 2

Các phương pháp phẫu thuật được thực hiện bao gồm: Phẫu thuật mổ hở và nội soi. Sau phẫu thuật, các phần còn lại của đại tràng sẽ được khâu nối với nhau hoặc kết nối với một lỗ mở trên bụng. Trường hợp đại tràng đã bị cắt bỏ hoàn toàn thì bác sĩ sẽ nối thông ruột non với ống hậu môn.

Trong quá trình phẫu thuật có ít nhất 12 hạch bạch huyết nằm gần khối u sẽ được bóc tách và loại bỏ.

Sau phẫu thuật bệnh nhân có thể phải đối mặt với một số biến chứng như nhiễm trùng, mất nhiều máu, thuyên tắc phổi, huyết khối tĩnh mạch sâu. Ngoài ra, phẫu thuật cũng có thể khiến một số cơ quan gần đại tràng như bàng quang hay ruột non bị tổn thương.

Hầu hết những người bị ung thư đại tràng cấp độ 2 sẽ không cần hóa trị. Phương pháp này thường chỉ được áp dụng cho những bệnh nhân có nguy cơ tái phát bệnh cao và có một trong các đặc điểm sau:

  • Khối u là T4 : Tức bệnh nhân bị ung thư đại tràng giai đoạn 2B hoặc 2C, khối u đã phát triển to và vượt ra khỏi thành đại tràng.
  • Có ít hơn 12 hạch bạch huyết đã được loại bỏ trong phẫu thuật
  • Khối u đã phát triển lan tới các hạch bạch huyết, phúc mạc và mạch máu gần đó
  • Bệnh nhân bị ung thư có biến chứng tắc ruột hoặc thủng ruột
  • Xuất hiện các tế bào ung thư được tìm thấy trong các mô được loại bỏ cùng với khối u

Ngoài ra, sau phẫu thuật một số bệnh nhân sẽ được hóa trị bổ trợ để tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại và ngăn ngừa nguy cơ tái phát bệnh. Phương pháp này có thể được tiến hành sau ca phẫu thuật khoảng 4-8 tuần và thường được thực hiện trong 6 tháng.

Một số loại thuốc hóa trị có thể được bác sĩ chỉ định cho giai đoạn 2:

  • Cecitabine (Xeloda)
  • 5-fluorouracil (Adrucil, 5-FU) phối hợp với Leucovorin (axit folinic)
  • Folfox – leucovorin (axit folinic) kết hợp cùng 5-fluorouracil (Adrucil, 5-FU) và oxaliplatin (Eloxatin)
  • Capox – capecitabine (Xeloda) và Oxaliplatin (Eloxatin)

Các tác dụng phụ của hóa trị bao gồm: Thiếu máu, giảm bạch cầu, tiểu cầu, suy giảm sức đề kháng, buồn nôn và nôn ói, rụng tóc, cảm giác châm chích ở các đầu chi… Bác sĩ điều trị sẽ đưa ra giải pháp giúp bệnh nhân hạn chế được các tác dụng phụ này.

Liệu pháp xạ trị có thể được chỉ định sau phẫu thuật để giúp ngăn ngừa ung thư quay trở lại trong cùng một khu vực (được gọi là tái phát cục bộ). Ngoài ra, phương pháp này cũng là sự lựa chọn cho các trường hợp sau:

  • Khối u ác tính đã lan đến các mô hoặc cấu trúc gần đó
  • Bệnh nhân không đủ điều kiện sức khỏe để trải qua ca phẫu thuật hoặc khối u nằm ở những vị trí phức tạp không thể cắt bỏ.

Bệnh nhân được xạ trị có thể gặp một số tác dụng phụ như: Khô da, giãn mao mạch, hoại tử mô ở khu vực được chiếu xạ…

Trong quá trình điều trị ung thư đại tràng giai đoạn 2, bệnh nhân nên ăn các thức ăn dễ tiêu hóa được chế biến dưới dạng lỏng, xay nhuyễn, hấp, hay hầm… Đồng thời, tránh dùng bia rượu, đồ béo và các món ăn ngọt vì chúng có thể đẩy nhanh tốc độ phát triển của ung thư.

Bài viết chỉ có giá trị tham khảo. ThuocDanToc.vn không đưa ra chẩn đoán hay chỉ định điều trị thay thế cho bác sĩ!

BVK - Ung thư đại tràng là ung thư đường tiêu hóa thường gặp, bệnh phát triển với 4 giai đoạn chính, được phân loại dựa trên cấu trúc của đại tràng và cách tế bào lây lan từ đại tràng tới các bộ phận khác của cơ thể. Giai đoạn ung thư càng muộn thì tiên lượng sống càng giảm. Ung thư giai đoạn đầu thường phát triển chậm hơn và có tiên lượng tốt hơn. Phụ thuộc vào giai đoạn, có sự chênh lệch đối với người bị ung thư giai đoạn 1, tỷ lệ sống thêm 5 năm là 90%, giai đoạn 2 là 80-83%, giai đoạn 3 là 60% và giai đoạn 4% là 11%.

Giai đoạn 1

Đây là giai đoạn sớm nhất của ung thư đại tràng, được gọi là ung thư biểu mô tại chỗ, lúc này ung thư vẫn chỉ giới hạn trong đại tràng. Trong giai đoạn này, các tế bào ung thư chỉ có ở niêm mạc, phát triển trong các lớp của đại tràng.

Giai đoạn 2

Trong giai đoạn này, các tế bào ung thư bắt đầu lan ra ngoài đại tràng và di căn tới các khu vực khác trong đại tràng. Giai đoạn này được phân loại thành giai đoạn nhỏ 2A, 2B và 2C, dựa trên việc tế bào ung thư lây lan ra bao xa.

Ung thư đại tràng giai đoạn 2 sống bao lâu

Giai đoạn IIa: Ung thư đã phát triển xuyên qua lớp cơ vào lớp thanh mạc của đại tràng; các tế bào thường nằm ở lớp ngoài cùng của đại tràng nhưng không lan sang các mô lân cận hoặc đến các hạch bạch huyết lân cận. Giai đoạn IIb: Ung thư đã phát triển đến lớp phúc mạc và không lây lan đến các hạch bạch huyết gần đó hoặc ở nơi khác; tế bào ung thư vượt qua lớp ngoài cùng của đại tràng tới niêm mạc bao quanh cơ quan ổ bụng.

Giai đoạn IIc: Khối u đã lan rộng xuyên qua các lớp của đại tràng và phát triển trực tiếp hoặc dính trực tiếp vào các cấu trúc lân cận nhưng không lây lan đến các hạch bạch huyết gần đó hoặc ở nơi khác.

Giai đoạn 3

Trong giai đoạn này, các tế bào ung thư bắt đầu lan đến các hạch bạch huyết lân cận. Giai đoạn này được chia thành 3A, 3B và 3C dựa trên số lượng hạch bạch huyết bị ảnh hưởng bởi ung thư.

Ung thư đại tràng giai đoạn 2 sống bao lâu

Giai đoạn IIIa là giai đoạn hạch bạch huyết gần với đại tràng bị ảnh hưởng. Ung thư đã phát triển đến lớp dưới niêm mạc hoặc lớp cơ của thành ruột và lan rộng sang 1-3 hạch bạch huyết vùng  hoặc đã lan đến các mô gần hạch bạch huyết.  

Nếu có 2-3 hạch bạch huyết bị ảnh hưởng là giai đoạn IIIb và nếu có trên 4 hoặc các hạch bạch huyết ở xa bị ảnh hưởng thì được xếp vào giai đoạn IIIc.

Giai đoạn 4

Đây là giai đoạn cuối cùng của ung thư đại tràng khi các tế bào ung thư di căn tới các cơ quan khác của cơ thể.

Giai đoạn IVa: Ung thư đã phát triển qua tất cả các lớp của thành ruột và xâm lấn sang các hạch bạch huyết vùng; đồng thời di căn đến một phần xa của cơ thể, chẳng hạn như gan hoặc phổi.
Giai đoạn IVb: Ung thư đã di căn ra hơn một phần xa của cơ thể 

Phương pháp điều trị được quyết định dựa trên giai đoạn của ung thư đại tràng. Thông thường ung thư từ giai đoạn 1-3 có thể được điều trị bằng phẫu thuật, khi đó khối u được phẫu thuật cắt bỏ (bao gồm các mô và tế bào ở gần phụ thuộc vào giai đoạn ung thư). Tuy nhiên, nếu ung thư tiến triển sang giai đoạn 3 (3B hoặc 3C) thì bạn có thể cần hóa trị kèm theo phẫu thuật để ngăn ngừa các tế bào ung thư tấn công các cơ quan khác của cơ thể. Giai đoạn 4 của ung thư đại tràng, hóa trị hoặc liệu pháp đích là phương pháp hiệu quả để điều trị ung thư.

Phẫu thuật

Phẫu thuật dự phòng bệnh: cùng với việc phòng tránh các yếu tố gây ung thư, phẫu thuật cắt bỏ những thương tổn tiền ung thư sẽ góp phần tích cực làm hạ thấp tỷ lệ mắc bệnh.

Phẫu thuật điều trị ung thư: có hai loại chỉ định chính là điều trị phẫu thuật triệt căn và tạm thời. Việc áp dụng chỉ định nào hoàn toàn phụ thuộc vào giai đoạn bệnh. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân ung thư khi phát hiện ra bệnh đã ở giai đoạn muộn (giai đoạn III và IV) do đó hạn chế nhiều đến kết quả điều trị. Vì vậy, trước khi mổ, phẫu thuật viên phải có chẩn đoán chính xác về giai đoạn bệnh cũng như phải hiểu rõ quá trình tiến triển tự nhiên của loại ung thư mà mình đang điều trị, từ đó mới có thái độ xử lý đúng.

Xạ trị

Xạ trị là phương pháp điều trị ung thư mà trong đó sử dụng bức xạ ion hoá năng lượng cao để tiêu diệt các tế bào ung thư. Xạ trị có thể chữa khỏi bệnh, kéo dài, điều trị triệu chứng bệnh ung thư.

Ung thư đại tràng giai đoạn 2 sống bao lâu

Hóa trị

Hóa trị hay hóa trị liệu là phương pháp sử dụng các thuốc gây độc tế bào nhằm tiêu diệt các tế bào ác tính trong cơ thể người bệnh ung thư. Bên cạnh các phương pháp điều trị tại chỗ, tại vùng như phẫu thuật và xạ trị, điều trị hệ thống trong đó có hóa trị liệu đã trở thành vũ khí quan trọng. Hóa trị liệu ngày càng phát triển và có hiệu quả nhờ những nỗ lực không ngừng trong việc tìm kiếm, phát minh những thuốc mới với những cơ chế mới có tác dụng tiêu diệt tế bào ung thư mạnh mẽ hơn trong khi độc tính với cơ thể được giảm thiểu.

Các phương pháp sàng lọc ung thư đại trực tràng:

Xét nghiệm máu ẩn trong phân (FOBT): do các mạch máu của polyp hoặc khối u đại trực tràng thường dễ bị tổn thương khi phân đi qua, do đó nó thường gây chảy máu, máu dính vào phân. Tuy nhiên, nếu số lượng máu ít thì chưa nhìn thấy bằng mắt thường, do đó cần làm xét nghiệm tìm máu trong phân. Máu trong phân có thể do nhiều nguyên nhân như polyp, ung thư, viêm loét đại trực tràng, trĩ… Vì vậy, nếu xét nghiệm dương tính cần nội soi đại trực tràng ống mềm để kiểm tra.

Nội soi đại tràng: đánh giá toàn bộ khung đại tràng và trực tràng. Nếu phát hiện polyp, các bác sĩ có thể cắt bỏ, đồng thời sinh thiết một số mẫu mô để tìm kiếm xem có tế bào ung thư hay không. Ngoài phát hiện ung thư, nội soi đại tràng còn có thể phát hiện các bệnh lý khác ở đại tràng và trực tràng.

Khuyến cáo những đối tượng cần sàng lọc ung thư đại trực tràng:

- Trên 50 tuổi

- Có tiền sử bị ung thư đại trực tràng hoặc đa polyp.

- Có tiền sử viêm ruột: viêm loét đại tràng, bệnh Crohn.

Ung thư đại tràng giai đoạn 2 sống bao lâu

- Có tiền sử gia đình bị các hội chứng ung thư đại trực tràng di truyền: hội chứng đa polyp gia đình hoặc hội chứng Lynch.

Ung thư đại trực tràng nếu phát hiện ở giai đoạn sớm có thể điều trị thành công, ngay khi thấy những dấu hiệu như táo bón, đi ngoài ra máu, đau tức vùng bụng, cơ thể mệt mỏi, chán ăn, cân nặng sụt giảm, bất thường khi đại tiện....... thì bạn cần đến thăm khám tại các cơ sở chuyên khoa ung bướu bởi không loại trừ khả năng đó là dấu hiệu cảnh báo ung thư đại trực tràng.