Uống bao nhiêu sữa tươi 1 ngày khi mang thai?

Sữa được coi là thức uống dinh dưỡng không thể thiếu được với các mẹ bầu. Tuy nhiên vấn đề bà bầu uống sữa tươi có đường có tốt không? luôn khiến các mẹ băn khoăn. Cùng thu thập những thông tin dưới đây để giải quyết vấn đê đó ngay nhé!

Nội dung chính

Sữa tươi có đường đem có tác dụng như thế nào với mẹ bầu?

Uống bao nhiêu sữa tươi 1 ngày khi mang thai?

Nguồn dinh dưỡng dồi dào cung cấp cho 1 thai kỳ khỏe mạnh

Sữa tươi được xem là thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất thiên nhiên rất tốt cho cơ thể của mẹ bầu và em bé. Đồng thời cung cấp hàm lượng vi khuẩn có lợi cho đường tiêu hóa.

Với nguồn canxi dồi dào sữa tươi có đường giúp bé hình thành và phát triển khung xương, lớn lên có chiều cao vượt trội. Sau đó là giúp mẹ khỏe khoắn, phòng ngừa được tình trạng loãng xương, sâu răng.

Chất Tryptophan trong sữa tươi có đường đem đến cho mẹ bầu một giấc ngủ ngon. Đây là 1 loại axit amin giúp các mẹ ngủ ngon hơn. Như vậy, các mẹ sẽ có đủ sức khỏe và bảo vệ làn da khỏi sạm đen, chảy xệ.

  • Có thể bạn quan tâm: sữa morinaga cho bà bầu

Thời điểm vàng sử dụng sữa tươi có đường

Thời điểm uống sữa tươi tốt nhất chính là buổi sáng. Lúc này, các mẹ sẽ uống sữa tươi vào thời gian sau khi ăn cơm xong. Nếu mẹ nào muốn uống vào buổi tối thì nên uống trước khi đi ngủ từ 1 tấn rưỡi đến 2 tiếng.

Và khi thai nhi được 20 tuần bạn hãy uống lượng sữa tươi khoảng 400 – 600ml/ngày. Bởi thời điểm này não bộ của bé bắt đầu phát triển sẽ tăng chỉ số thông minh cho bé sau này.

Với những mẹ bầu đang nghén hoặc khó khăn trong việc ăn uống thì sữa tươi có đường sẽ giúp các mẹ tăng thêm khẩu vị và dễ uống hơn sữa tươi không đường. Để tặng phần thơm ngon các mẹ hãy ăn thêm chút bánh quy hoặc bánh gạo nhé!

Bà bầu uống sữa tươi có đường có tốt không?

Uống bao nhiêu sữa tươi 1 ngày khi mang thai?

Sữa tươi có đường rất tốt cho các mẹ bầu

Đó là những khẳng định của chuyên gia dinh dưỡng dành cho các mẹ bầu. Bởi sữa tươi dễ hấp thụ và là nguồn dinh dưỡng không thể thiếu của mỗi bà bầu.

Do chế độ ăn của người Việt hay bị thiếu canxi, khoáng chất nên mẹ có thể uống sữa tươi có đường ngay từ những ngày đầu thai kỳ. 

Hoặc nếu mẹ bầu nghén nặng có thể uống sữa tươi có đường tốt nhất là khi thai được khoảng 20 tuần tuổi (vì giai đoạn này con phát triển mạnh mẽ về trí não, hệ xương, răng).

Hãy chia nhỏ lượng sữa tươi có đường thành các bữa trong ngày. Nếu là buổi sáng mẹ nên uống sữa tươi sau khi đã ăn sáng xong. Còn vào buổi tối, mẹ nên uống trước khi đi ngủ khoảng 2 tiếng.

Thực tế sữa tươi có chứa đường không làm mất đi nhiều vi chất, nếu mẹ bầu tăng cân quá nhiều hoặc bị tiểu đường khi thai nghén thì việc kiểm soát lượng đường nạp vào cơ thể là rất cần thiết hoặc có thể lựa chọn sữa tươi không đường thay thế.

Mách các mẹ bầu nếu như tháng cuối cùng của thai kỳ mà bé vẫn thiếu cân thì sữa tươi chính là bí quyết giúp bé tăng cân nhanh hơn và an toàn hơn. Mẹ hãy uống khoảng từ 1 – 1,5l sữa vào những tuần cuối cùng, các bé sẽ tăng cân đảm bảo các chỉ số về cân nặng sau khi ra đời.

Sữa tươi có đường có thể sử dụng thường xuyên như một thức uống hàng ngày và được dùng dưới nhiều hình thức khác nhau từ pha chế, trộn với trái cây, làm bánh cho đến thêm vào các món ăn. Chế biến kèm các món ăn sẽ khiến mẹ giảm được cảm giác ngán sữa.

Sữa tươi không đường thường tốt hơn sữa tươi có đường

Nhận định này hoàn toàn chính xác. Bởi đường sẽ khiến các mẹ tăng cân nhiều hơn, đồng thời với những mẹ thích ăn ngọt có nguy cơ tiểu đường thai kỳ thì sữa tươi không đường vẫn là sự lựa chọn tốt nhất.

Đặc biệt, trong trường hợp bà bầu tăng cân nhiều hoặc bị tiểu đường thì việc cần thiết là kiểm soát lượng đường nạp vào cơ thể. Trong trường hợp này các mẹ bầu nên dùng sữa tươi không đường để kiểm soát sao cho phù hợp với nhu cầu bản thân.

Sữa tươi không đường sẽ có vị sữa nguyên chất dịu nhẹ hơn khiến các mẹ bầu không bị ngán ăn và kích thích vị giác tốt hơn. Hãy lựa chọn dòng sữa tươi tiệt trùng để giữ nguyên được các chất và không lo lắng về sự tồn dư các vi khuẩn.

Và vấn đề bà bầu uống sữa tươi có đường có tốt không? đã được giải quyết. Các mẹ hãy tùy vào sở thích khẩu vị cũng như tình trạng sức khỏe của 2 mẹ con như thế nào để đưa ra lựa chọn rất nhất cho mình nhé!

Trở lại với thắc mắc của bạn Andrea Huỳnh rằng “Bà bầu nên uống bao nhiêu sữa mỗi ngày là phù hợp?”, bác sĩ xin trả lời như sau:

  • Trong 3 tháng đầu (13 tuần đầu), mẹ bầu dễ bị sụt cân do ốm nghén không ăn uống được, dễ dẫn đến thiếu máu, đề kháng kém. Vì vậy, việc bổ sung sữa bầu sẽ giúp bù lại những chất mà cơ thể thiếu hụt giúp bà bầu có nhiều năng lượng và giảm nguy cơ suy dinh dưỡng bào thai. Đây cũng là thời điểm thai nhi đang hình thành các cơ quan, việc uống sữa bầu trước và trong khi mang thai giúp cung cấp đầy đủ dưỡng chất giúp thai nhi phát triển thuận lợi. 
  • Từ đây đến cuối thai kỳ, mỗi ngày bạn có thể uống 1 ly sữa (240ml) tương đương nạp vào cơ thể 10g đạm cần thiết thêm vào trong khi mang thai. Ban đêm nếu đói quá, thay vì ăn sẽ khó tiêu, bạn có thể dùng thêm 1 ly sữa nhỏ (150ml). Bạn nên chọn các loại sữa ít béo (loại chỉ chứa 1-2% chất béo bão hòa) hoăc không béo để tránh việc thừa chất béo mà vẫn đảm bảo lượng đạm nuôi thai. 

Trở lại với chia sẻ của bạn là bạn thường cảm thấy đói và thèm ăn vặt, bác sĩ gợi ý các món ăn lành mạnh mà bạn có thể ăn để khỏa lấp cơn đói, thèm ăn vặt như sau:

Mỗi lần thèm ăn vặt, bạn có thể ăn thoải mái, nhưng phải ăn đúng loại và lượng vừa phải. Ăn vặt là bữa phụ, mỗi ngày chỉ nên ăn 3 lần vào giữa các buổi sáng – trưa – tối. Gợi ý công thức ăn vặt có lợi (chọn 1 mỗi lần, 1 lần/ngày):

  • 2 hạt quả óc chó và 10 hạt đậu phộng
  • 1 nắm hạt bất kỳ
  • 1 nắm đậu luộc bất kỳ
  • 1 quả táo hoặc 1 quả cam hay 1 quả chuối nhỏ
  • 5-10 quả cà chua bi
  • 1 quả trứng gà luộc (mỗi ngày bà bầu ăn được từ 1-2 quả, đừng lo tăng cholesterol vì lượng cholesterol có trong trứng không đáng kể, lượng đạm trong 1 quả trứng gấp 3 lần 1 gói mì mà lượng calo chỉ bằng 1/7). Lưu ý khi ăn là cần hạn chế hoặc không chấm muối. 
  • 1/2 trái bơ
  • 1 miếng dưa hấu hoặc các loại dưa khác… 

Bên cạnh đó, bạn cần tránh các thức ăn không có lợi cho mẹ và thai nhi như: kem, pizza, mì gói, xiên que chiên, bánh ngọt, thực phẩm đông lạnh… 

Ngoài ra, để đảm bảo dinh dưỡng và sức khỏe khi mang thai, bác sĩ có vài lời khuyến cáo về cách ăn, lượng ăn cho bạn Andrea Huỳnh và các mẹ bầu như sau:

Bạn mang thai nhưng không có nghĩa bạn sẽ ăn cho 2 người. Lượng calo nạp vào chỉ hơn lúc chưa mang thai một tí thôi và còn phải biết cách chọn lựa thực phẩm để ăn vẫn no mà không dư thừa. Bạn đói liên tục có thể do giai đoạn đầu chưa quen và do mình ăn phải những thực phẩm có chỉ số đường huyết (GI) cao, làm tăng và giảm lượng đường trong máu nhanh chóng nên dễ có cảm giác đói bụng.