Ví dụ về phép liệt kê trong thơ

Liệt kê là một trong số ít biện pháp tu từ từ vựng được sử dụng nhiều trong thơ ca và rất dễ phát hiện. Trong bài viết này giúp học tốt ngữ văn sẽ giúp các em tìm hiểu biện pháp tu từ liệt kê là gì? Tác dụng và ví dụ minh họa chi tiết.

Khái niệm biện pháp tu từ liệt kê là gì?

Nội dung chính

a – khái niệm

Liệt kê là biện pháp tu từ bằng cách sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại ( cùng là danh từ, động từ, tính từ) để diễn tả đầy đủ, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay tư tưởng, tình cảm.

Nói một cách đơn giản thì biện pháp tu từ liệt kê là sử dụng liên tục nhiều từ ngữ cùng loại với nhau trong một câu văn, đoạn văn.

b – Tác dụng biện pháp liệt kê

  • Tác dụng quan trọng nhất của biện pháp liệt kê là để diễn tả, mô tả, muốn bộc lộ tất cả những suy nghĩ, tư tưởng, những tình cảm, tâm tư của mình với người đọc, người nghe. 
  • Vì là một biện pháp tu từ nên liệt kê còn có tác dụng gợi hình, gợi cảm và giá trị biểu đạt cao.
  • Giúp người đọc hiểu được toàn bộ các giá trị nội dung và nghệ thuật trong tác phẩm, bài thơ đó.

c – Ví dụ biện pháp tu từ liệt kê

Khác với các phép tu từ khác thì phép điệp ngữ thường sử dụng nhiều trong các tác phẩm truyện ngắn, văn xuôi, tiểu thuyết, văn tự luận và ít xuất hiện trong các bài ca dao, tục ngữ.

Ví dụ 1: 

Tỉnh lại rồi em qua rồi cơn mộng 

Em đã sống lại rồi, em đã sống!

Điện giật, dùi đâm, cao cắt, lửa nung

Không giết được em, người con gái anh hùng!

Trong đoạn thơ trên các cụm từ trong câu thơ thứ ba “Điện giật, dùi đâm, cao cắt, lửa nung”.

Tác dụng là để diễn tả đầy đủ hơn một thực tế là sự tàn bạo của kẻ thù. Tố cáo tội ác dã man của kẻ thù đối với các chiến sĩ cách mạng của ta trong kháng chiến chống Mỹ. 

Sự căm phẫn trước tội ác dã man của kẻ thù cùng lòng kính trọng, khâm phục sâu sắc của nhà thơ đối với người con gái Việt Nam anh hùng, bất khuất.

Ví dụ 2: Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy.

Trong đoạn trích này Bác Hồ đã đưa ra các cụm từ chỉ sự quyết tâm của nhân dân ta như “tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải” để có thể đứng lên chống lại kẻ thù.

d – Lưu ý biện pháp tu từ liệt kê và cách liệt kê thông thường

Có nhiều bạn hay nhầm lẫn là chỉ cần liệt kê những từ, cụm từ cùng loại thì đó là biện pháp tu từ liệt kê. Tuy nhiên, nếu các từ liệt kê này không mang lại bất kỳ giá trị gợi hình, gợi cảm, không diễn tả được những khía cạnh tâm tư, tình cảm thì đó không phải là phép tu từ liệt kê mà chỉ là cách liệt kê thông thường.

Việc sắp xếp các bộ phận trong một phép liệt kê còn phụ thuộc vào các yếu tố khác như vần, nhịp…

Để xác định đúng kiểu liệt kê chúng ta cần căn cứ vào ý nghĩa của các bộ phận trong phép liệt kê đó.

Ví dụ : Vườn nhà em trồng nhiều loại hoa hồng, hoa cúc, hoa mai, hoa lan, hoa huệ…

Trong ví dụ này có liệt kê các danh từ chỉ những loài hoa nhưng đây không phải là biện pháp tu từ liệt kê mà chỉ là cách liệt kê để mô tả thông thường.

Phân loại các kiểu liệt kê trong tiếng Việt 

Trong ngữ pháp tiếng Việt thì biện pháp tu từ liệt kê được chia thành hai loại gồm phép liệt kê theo cấu tạo và phép liệt kê theo ý nghĩa.

1 – Phép liệt kê theo cấu tạo

Biện pháp liệt kê theo cấu tạo được chia thành 2 loại nhỏ hơn gồm phép liệt kê không theo từng cặp và phép liệt kê theo từng cặp.

a – Phép liệt kê không theo từng cặp

Các cặp từ liệt kê được ngăn cách nhau bởi dấu phẩy và cùng một loại từ, cụm từ, có quan hệ bình đẳng với nhau.

Ví dụ : Dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta đã sinh ra Hồ Chủ Tịch, người anh hùng dân tộc vĩ đại và chính Người lại làm rạng danh dân tộc ta, nhân dân ta và non song đất nước ta.

Phép liệt kê trong đoạn trích trên là : “dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta” đây đều là 3 cụm danh từ chỉ tổ quốc Việt Nam và được phân cách nhau bởi dấu phẩy. 

Có tác dụng là khẳng định chủ Hồ Chí Minh là sự kết tinh, sự hội tụ của tất cả những gì cao quý nhất, thiêng liêng nhất của tổ quốc Việt Nam. Và bộc lộ niềm xúc động, lòng kính yêu và nỗi tiếc thương vô hạn của tác giả.

b – Phép liệt kê theo từng cặp

Thường sử dụng các quan hệ từ đẳng lập như “và, với” để nối hai từ trong một cặp liệt kê. 

Các sự vật, hiện tượng, tính chất, cảm xúc… trong một cặp liệt kê thường có quan hệ tương phản hoặc bổ sung ý nghĩa cho nhau.

Ví dụ: Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy. 

Ta thấy các cặp từ như tinh thần – dân tộc, tính mạng – của cải đều là danh từ và được nối với nhau bằng quan hệ từ “và”

2 – Phép liệt kê theo ý nghĩa

Biện pháp tu từ liệt kê theo ý nghĩa cũng được chia thành 2 loại nhỏ hơn gồm: phép liệt kê tăng tiến và phép liệt kê không tăng tiến.

a – Phép liệt kê tăng tiến ( tăng dần) 

Là cách liệt kê mà các từ, cụm từ được sắp xếp theo một thứ tự nhất đinh, logic với nhau, có thể là theo thứ tự thời gian, thứ tự theo kích thước, đơn vị… Và không thể đảo thứ tự của các từ, cụm từ này với nhau.

Ví dụ phép liệt kê tăng dần: Tiếng Việt của chúng ta phản ánh sự hình thành và trưởng thành của xã hội Việt Nam và của dân tộc Việt Nam, của tập thể nhỏ là gia đình, họ hàng, làng xóm và của của tập thể lớn là dân tộc, quốc gia.

Trong ví dụ này các cụm từ được liệt kê gồm: 

  • Hình thành -> trưởng thành: sắp xếp theo thứ tự thời gian trước sau, có hình thành mới có trưởng thành.
  • Gia đình -> họ hàng -> làng xóm: được sắp xếp theo thứ tự tăng dần từ tập thể nhỏ đến tập thể lớn hơn.
  • Dân tộc -> quốc gia: Cũng được sắp xếp tăng dần theo quy mô, một quốc gia như Việt Nam có đến 54 dân tộc anh em.

b – Phép liệt kê không tăng tiến

Là phép liệt kê có thể đảo được thứ tự các bộ phận, các từ, cụm từ với nhau mà ý nghĩa của phép liệt kê không thay đổi.

Ví dụ: Tre, nứa, trúc, mai, vầu mấy chục loại khác nhau, nhưng cùng một mầm non măng mọc thẳng. 

Các từ được liệt kê: tre, nứa, trúc, mai, vầu và chúng ta có thể thay đổi vị trí các từ đơn này mà nghĩa của câu vẫn không đổi.

Bài tập phép tu từ liệt kê

Bài tập 1: hãy tìm các biện pháp tu từ liệt kê trong các câu sau và chỉ rõ đó là phép liệt kê gì?

a ) Trẻ trời đi vắng, chợ thời xa – Aa sâu nước cả, khôn chài cá

Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà – Cải chửa ra cây, cà mới nụ

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa – Đầu trò tiếp khách trầu không có.

Bác đến chơi đây, ta với ta.

b ) Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín.

Đáp án bài tập 1:

Câu a: Tất cả các câu trong đoạn thơ trên đều sử dụng phép liệt kê trừ câu “Bác đến chơi đây, ta với ta”. Nếu xét về cấu tạo thì đây là phép liệt kê không theo từng cặp và nếu xét về ý nghĩa thì đây là phép liệt kê không tăng tiến.

Câu b: Các cặp từ được liệt kê là giữ làng – giữ nước, giữ mái nhà tranh – giữ đồng lúa chín.

Xét về cấu tạo thì đây là phép liệt kê theo cặp, xét về ý nghĩa thì đây là phép liệt kê tăng tiến.

Kết luận: Đây là toàn bộ kiến thức về biện pháp tu từ liệt kê mà giuphoctot.com muốn giúp các em có thể hiểu và nắm vững.