Ví dụ về vai trò của người tiêu dùng

Người tiêu dùng là gì? Quy định về quyền và nghĩa vụ của người tiêu dùng? Chính sách bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Những hành vi bị nghiêm cấm làm đối với người tiêu dùng.

Trong nền kinh tế như hiện nay, hàng tiêu dùng được xem là một lĩnh vực chiếm ưu thế của nền kinh tế thị trường. Mặc dù, pháp luật nước ta đã ban hành các văn bản luật và dưới luật để điều chỉnh, quản lý và bảo vệ người tiêu dùng thì vẫn tồn tại những vấn để tiêu cực xung quanh. Vậy, người tiêu dùng là gì? Quy định về quyền và nghĩa vụ của người tiêu dùng là gì? Hy vọng, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về vấn đề nêu trên.

Căn cứ pháp lý

  • Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010;

1. Người tiêu dùng là gì?

Người tiêu dùng (consumer) là tác nhân kinh tế chịu trách nhiệm thực hiện hành vi tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ cuối cùng. Nhìn chung, người ta thường coi người tiêu dùng là một cá nhân, nhưng trên thực tế người tiêu dùng có thể là một cá nhân, nhóm cá nhân hay tổ chức. Cần lưu ý rằng nhiều người khi đưa ra nhiều quyết định tiêu dùng là hộ gia đình, chứ không phải cá nhân.

Điều này có ý nghĩa quan trọng khi các hộ gia đình thực hiện quyết định tập thể dựa trên sự thỏa hiệp nguyện vọng nào đó trong nội bộ gia đình, như thường xảy ra hơn dựa trên quan điểm của cha mẹ hay các thành viên lớn tuổi trong gia đình. Vì vậy, nhu cầu người tiêu dùng cần được xem xét trong bối cảnh quyết định tập thể, phản ánh một hàm phúc lợi xã hội nào đó, bao gồm tất cả các thành viên của hộ gia đình.

Chính vì vậy, người tiêu dùng chính là cầu trong thị trường, là yếu tố quyết định nên lượng cầu trong thị trường, đảm bảo cho cán cân thị trường được cân bằng. Nhiều hàng hóa cung nhiều dẫn đến bị dư thừa thì sẽ bị loại bỏ một phần ra ngoài thị trường, ngược lại khi lượng cầu nhiều nhưng lượng cung trong nước không đáp ứng

Theo quy định của pháp luật tại Luật bảo vệ người tiêu dùng 2010 giải thích người tiêu dùng như sau: “Người tiêu dùng là người mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân, gia đình, tổ chức.

2. Người tiêu dùng tiếng Anh là gì?

Người tiêu dùng tiếng Anh là Consumer

Một số thuật ngữ tiếng Anh có liên quan khác:

Người tiêu dùng Consumer
Quyền Power
Nghĩa vụ Duty
Bảo vệ Protect
Sản phẩm Product
Quy định Rules
Thông tin Information

3. Quy định về quyền và nghĩa vụ của người tiêu dùng

Thứ nhất, quyền của người tiêu dùng

  • Được bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác khi tham gia giao dịch, sử dụng hàng hóa, dịch vụ do tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cung cấp.
  • Được cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ về tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ; nội dung giao dịch hàng hóa, dịch vụ; nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa; được cung cấp hóa đơn, chứng từ, tài liệu liên quan đến giao dịch và thông tin cần thiết khác về hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng đã mua, sử dụng.
  • Lựa chọn hàng hóa, dịch vụ, tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ theo nhu cầu, điều kiện thực tế của mình; quyết định tham gia hoặc không tham gia giao dịch và các nội dung thỏa thuận khi tham gia giao dịch với tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.
  • Góp ý kiến với tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ về giá cả, chất lượng hàng hóa, dịch vụ, phong cách phục vụ, phương thức giao dịch và nội dung khác liên quan đến giao dịch giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.
  • Tham gia xây dựng và thực thi chính sách, pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
  • Yêu cầu bồi thường thiệt hại khi hàng hóa, dịch vụ không đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng, số lượng, tính năng, công dụng, giá cả hoặc nội dung khác mà tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đã công bố, niêm yết, quảng cáo hoặc cam kết.
  • Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện hoặc đề nghị tổ chức xã hội khởi kiện để bảo vệ quyền lợi của mình theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
  • Được tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn kiến thức về tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ.

Thứ hai, nghĩa vụ của người tiêu dùng

  • Kiểm tra hàng hóa trước khi nhận; lựa chọn tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, không làm tổn hại đến môi trường, trái với thuần phong mỹ tục và đạo đức xã hội, không gây nguy hại đến tính mạng, sức khỏe của mình và của người khác; thực hiện chính xác, đầy đủ hướng dẫn sử dụng hàng hóa, dịch vụ.
  • Thông tin cho cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan khi phát hiện hàng hóa, dịch vụ lưu hành trên thị trường không bảo đảm an toàn, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tiêu dùng; hành vi của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng.

4. Các hành vi bị cấm làm đối với người tiêu dùng

  • Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ lừa dối hoặc gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng thông qua hoạt động quảng cáo hoặc che giấu, cung cấp thông tin không đầy đủ, sai lệch, không chính xác về một trong các nội dung sau đây:

+ Hàng hóa, dịch vụ mà tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cung cấp;

+ Uy tín, khả năng kinh doanh, khả năng cung cấp hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ;

+ Nội dung, đặc điểm giao dịch giữa người tiêu dùng với tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.

  • Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ quấy rối người tiêu dùng thông qua tiếp thị hàng hóa, dịch vụ trái với ý muốn của người tiêu dùng từ 02 lần trở lên hoặc có hành vi khác gây cản trở, ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt bình thường của người tiêu dùng.
  • Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ ép buộc người tiêu dùng thông qua việc thực hiện một trong các hành vi sau đây:

+  Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc các biện pháp khác gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của người tiêu dùng;

+ Lợi dụng hoàn cảnh khó khăn của người tiêu dùng hoặc lợi dụng thiên tai, dịch bệnh để ép buộc giao dịch.

  • Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thực hiện hoạt động xúc tiến thương mại, đề nghị giao dịch trực tiếp với đối tượng là người không có năng lực hành vi dân sự hoặc người mất năng lực hành vi dân sự.
  • Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ yêu cầu người tiêu dùng thanh toán hàng hóa, dịch vụ đã cung cấp mà không có thỏa thuận trước với người tiêu dùng.
  • Người tiêu dùng, tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ lợi dụng việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác.
  • Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ lợi dụng hoàn cảnh khó khăn của người tiêu dùng hoặc lợi dụng thiên tai, dịch bệnh để cung cấp hàng hóa, dịch vụ không bảo đảm chất lượng.
  • Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không bảo đảm chất lượng gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tiêu dùng.

5. Chính sách bảo vệ người tiêu dùng

Thứ nhất, nguyên tắc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là trách nhiệm chung của Nhà nước và toàn xã hội.

Quyền lợi của người tiêu dùng được tôn trọng và bảo vệ theo quy định của pháp luật.

Bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng phải được thực hiện kịp thời, công bằng, minh bạch, đúng pháp luật.

Hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng không được xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và tổ chức, cá nhân khác.

Thứ hai, chính sách của Nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

– Tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức, cá nhân chủ động tham gia vào việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

– Khuyến khích tổ chức, cá nhân ứng dụng, phát triển công nghệ tiên tiến để sản xuất hàng hóa, cung ứng dịch vụ an toàn, bảo đảm chất lượng.

– Triển khai thường xuyên, đồng bộ các biện pháp quản lý, giám sát việc tuân thủ pháp luật của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.

– Huy động mọi nguồn lực nhằm tăng đầu tư cơ sở vật chất, phát triển nhân lực cho cơ quan, tổ chức thực hiện công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; thường xuyên tăng cường tư vấn, hỗ trợ, tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn kiến thức cho người tiêu dùng.

– Đẩy mạnh hội nhập, mở rộng hợp tác quốc tế, chia sẻ thông tin, kinh nghiệm quản lý trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Thứ ba, bảo vệ thông tin của người tiêu dùng

– Người tiêu dùng được bảo đảm an toàn, bí mật thông tin của mình khi tham gia giao dịch, sử dụng hàng hóa, dịch vụ, trừ trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.

– Trường hợp thu thập, sử dụng, chuyển giao thông tin của người tiêu dùng thì tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có trách nhiệm:

+ Thông báo rõ ràng, công khai trước khi thực hiện với người tiêu dùng về mục đích hoạt động thu thập, sử dụng thông tin của người tiêu dùng;

+ Sử dụng thông tin phù hợp với mục đích đã thông báo với người tiêu dùng và phải được người tiêu dùng đồng ý;

+ Bảo đảm an toàn, chính xác, đầy đủ khi thu thập, sử dụng, chuyển giao thông tin của người tiêu dùng;

+ Tự mình hoặc có biện pháp để người tiêu dùng cập nhật, điều chỉnh thông tin khi phát hiện thấy thông tin đó không chính xác;

+ Chỉ được chuyển giao thông tin của người tiêu dùng cho bên thứ ba khi có sự đồng ý của người tiêu dùng, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Thứ tư, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao dịch với cá nhân hoạt động thương mại độc lập, thường xuyên, không phải đăng ký kinh doanh

– Căn cứ vào quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan, Chính phủ quy định chi tiết việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao dịch với cá nhân hoạt động thương mại độc lập, thường xuyên, không phải đăng ký kinh doanh.

– Căn cứ vào quy định của Luật này, quy định của Chính phủ và điều kiện cụ thể của địa phương, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn, ban quản lý chợ, khu thương mại triển khai thực hiện các biện pháp cụ thể để bảo đảm chất lượng, số lượng, an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng khi mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ của cá nhân hoạt động thương mại độc lập, thường xuyên, không phải đăng ký kinh doanh.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Dương Gia về người tiêu dùng là gì và quy định về quyền và nghĩa vụ của người tiêu dùng. Trường hợp có thắc mắc xin vui lòng liên hệ để được giải đáp cụ thể.

Được đăng bởi:

Chuyên mục:

Quyền của ban quản lý các loại rừng? Quyền và nghĩa vụ chung của chủ rừng tiếng Anh là gì? Nghĩa vụ của ban quản lý các loại rừng?

Khái quát về công dân và quốc phòng là gì? Quyền của công dân về quốc phòng? Nghĩa vụ và trách nhiệm của công dân về quốc phòng?

Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động thủy sản? Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân khai thác thủy sản?

Các quyền của chủ rừng là ban quản lý rừng đặc dụng? Ban quản lý rừng đặc dụng tiếng Anh là gì? Các nghĩa vụ của chủ rừng là ban quản lý rừng đặc dụng?

Hiệp hội Phát triển hàng tiêu dùng Việt Nam (VACOD)? Nguyên tắc, phạm vi hoạt động và tư cách pháp nhân của hiệp hội Phát triển Hàng tiêu dùng Việt Nam?

Quyền và nghĩa vụ của các bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng? Quyền và nghĩa vụ của các bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng?

Nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập? Các phương thức kê khai tài sản, thu nhập? Quy định về xử lý hành vi vi phạm đối với người kê khai tài sản, thu nhập?

Quyền của tổ chức, cá nhân nuôi trồng thủy sản? Tổ chức, cá nhân nuôi trồng thủy sản tiếng Anh là gì? Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân nuôi trồng thủy sản?

Lực lượng dân quân tự vệ? Lực lượng Dân quân tự vệ tiếng Anh là gì? Mẫu đơn xin miễn nghĩa vụ dân quân tự vệ? Hướng dẫn viết đơn?

Các quyền của chủ rừng là ban quản lý rừng phòng hộ? Ban quản lý rừng phòng hộ tiếng Anh là gì? Các nghĩa vụ của chủ rừng là ban quản lý rừng phòng hộ?

Xử phạt hành vi chở hàng vượt quá chiều cao. Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông vận tải.

Em đi dân quân tự vệ hơn hai năm rưỡi vậy em có bị đi nghĩa vụ không? Em bỏ trực em đã bị tước quyền dân quân chưa?

Thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng như thế nào? Thủ tục điều chỉnh giấy phép xây dựng? Hồ sơ và thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng mới nhất? Điều kiện cấp giấy phép xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ?

Khái quát chung về thương mại Điện tử? Luật mẫu về thương mại điện tử là gì? Ưu và nhược điểm của luật mẫu về thương mại điện tử?

Khái quát về chữ ký điện tử? Luật mẫu về chữ kí điện tử là gì? Phân tích ưu và nhược điểm? Vai trò của Luật mẫu về chữ ký điện tử?

Chính sách mậu dịch tự do là gì? Đặc điểm của chính sách mậu dịch tự do? Vai trò của chính sách mậu dịch tự do?

Khu vực mậu dịch tự do là gì? Lịch sử hình thành của Khu vực mậu dịch tự do ASEAN? Nhiệm vụ và vai trò của Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN?

Khu vực mậu dịch tự do? Khu vực mậu dịch tự do ASEAN? Đặc điểm của khu mậu dịch tự do? Ví dụ về khu mậu dịch tự do?

Chọn mẫu theo thuộc tính là gì? Các thuật ngữ có liên quan? Cách sử dụng phương pháp chọn mẫu theo thuộc tính?

Chọn mẫu phi xác suất trong kiểm toán là gì? Phương pháp chọn mẫu phi xác suất trong kiểm toán?

Kiến trúc phần mềm là gì? Vai trò của kiến trúc phần mềm? Các mẫu kiến trúc phần mềm phổ biến bao gồm những loại nào?

Chảy máu chất xám là gì? Nguyên nhân của chảy máu chất xám là gì? Hậu quả của chảy máu chất xám?

Lấy mẫu kiểm toán là gì? Rủi ro của phương pháp kiểm toán chọn mẫu? Những điều cần biết về phương pháp kiểm toán chọn mẫu?

Ý nghĩa các màu trong chứng khoán? Tìm hiểu về chứng khoán màu tím? Các chỉ số thị trường cần biết trên bảng giá chứng khoán?

Yêu cầu phản tố là gì? Mẫu đơn yêu cầu phản tố mới nhất? Điều kiện chấp nhận đơn phản tố? Hướng dẫn cách viết đơn yêu cầu phản tố? Nộp đơn yêu cầu phản tố?

Giấy chứng nhận xuất xứ (CO) là gì? CO form E là gì? Quy định và các tiêu chí mẫu CO form E hợp lệ? Các quy định về CO form E?

Quyền và nghĩa vụ của bị đơn dân sự? Quyền của bị đơn đối với việc rút đơn khởi kiện của nguyên đơn? Mẫu đơn trình bày ý kiến của bị đơn và hướng dẫn cách viết?

Thông báo chương trình khuyến mại đến khách hàng là gì? Mẫu thông báo chương trình khuyến mại đến khách hàng? Hướng dẫn mẫu thông báo chương trình khuyến mại đến khách hàng?

Mẫu hợp đồng chuyển nhượng doanh nghiệp tư nhân là gì? Mẫu hợp đồng chuyển nhượng doanh nghiệp tư nhân và hướng dẫn cách soạn thảo? Trình tự, thủ tục thực hiện chuyển nhượng doanh nghiệp tư nhân?

Điều lệ công ty được áp dụng với mô hình công ty nào? Một số nguyên tắc xây dựng điều lệ công ty? Một số lưu ý khi xây dựng điều lệ công ty? Một số hướng dẫn soạn thảo điều lệ công ty?

Video liên quan

Chủ đề