Ví dụ về vai trò của nhân viên công tác xã hội

Khi nhân viên xã hội ở những vị trí khác nhau thì vai trò và các hoạt động của họ cũng rất khác nhau, tùy theo chức năng và nhóm đối tượng mà họ làm việc.

Theo quan điểm của Feyerico (1973) người nhân viên xã hội có những những vai trò sau đây:

  1. Vai trò là người vận động nguồn lực: Là người trợ giúp đối tượng tìm kiếm nguồn lực cho giải quyết vấn đề. Nguồn lực có thể bao gồm cả con người, về cơ sở vật chất, về tài chính, chính trị và quan điểm.
  1. Vai trò là người kết nối – còn gọi là trung gian: Nhân viên xã hội là người có được những thông tin về các dịch vụ, chính sách và giới thiệu cho đối tượng các chính sách, dịch vụ, nguồn tài nguyên đang sẵn có từ các cá nhân, cơ quan tổ chức để họ tiếp cận với những nguồn lực, chính sách, tài chính, kỹ thuật để có thêm sức mạnh trong giải quyết vấn đề.
  1. Vai trò là người biện hộ: Là người bảo vệ quyền lợi cho đối tượng để họ được hưởng những dịch vụ, chính sách, quyền lợi của họ, đặc biệt trong những trường hợp họ bị từ chối những dịch vụ, chính sách lẽ ra họ được hưởng. Ví dụ như  trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS thường bị kỳ thị và không được nhà trường ủng hộ việc các em tới trường học cùng với những em khác. Trong trường hợp này, nhân viên xã hội cần biện hộ đấu tranh để quyền được tới trường của các em được thực hiện.
  2. Vai trò là người vận động/hoạt động xã hội: Là nhà vận động xã hội tổ chức các hoạt động xã hội để biện hộ, bảo vệ quyền lợi cho đối tượng, cổ vũ, tuyên truyền.
  3. Vai trò là người giáo dục: Là người cung cấp kiến thức, kỹ năng liên quan tới vấn đề họ cần giải quyết, nâng cao năng lực cho cá nhân, gia đình, nhóm hay cộng đồng qua tập huấn, giáo dục cộng đồng để họ có hiểu biết, tự tin và tự mình nhìn nhận vấn đề, đánh giá vấn đề phân tích và tìm kiếm nguồn lực cho vấn đề cần giải quyết. Nhân viên xã hội có thể tổ chức các khóa tập huấn cho người dân trong cộng đồng để cung cấp thông tin, kiến thức để bảo vệ môi trường, về phòng chống bạo lực gia đình.
  4. Vai trò người tạo sự thay đổi: Người nhân viên xã hội được xem như người tạo ra sự thay đổi cho cá nhân, giúp họ thay đổi suy nghĩ, thay đổi hành vi tiêu cực hướng tới những suy nghĩ và hành vi tốt đẹp hơn. Nhân viên xã hội tham gia vào các hoạt động phát triển cộng đồng để tạo nên sự thay đổi về đời sống, cũng như tư duy của người dân trong cộng đồng nghèo là một ví dụ.
  5. Vai trò là người tư vấn: Nhân viên xã hội tham gia như người cung cấp thông tin tư vấn cho các đối tượng cần có những thông tin như thông tin về chăm sóc sức khỏe sinh sản, thông tin về bảo vệ môi trường, dinh dưỡng cho trẻ nhỏ hay người già…Nhân viên xã hội tư vấn, cung cấp thông tin cho cá nhân, gia đình cộng đồng, làm việc với những nhà chuyên môn khác để giúp họ có được những dịch vụ tốt hơn.
  6. Vai trò là người tham vấn: Nhân viên xã hội trợ giúp gia đình và cá nhân tự mình xem xét vấn đề và tự thay đổi.
  7. Vai trò là người trợ giúp xây dựng và thực hiện kế hoạch cộng đồng: Trên cơ sở nhu cầu của cộng đồng đã được xác định, nhân viên xã hội giúp cộng đồng xây dựng chương trình hành động phù hợp với điều kiện hoàn cảnh, tiềm năng của cộng đồng để giải quyết vấn đề của cộng đồng. Nhân viên xã hội được xem như người trợ giúp, xúc tác để tăng năng lực cho người dân tự đánh giá nhu cầu, tự thiết kế chương trình hành động của cộng đồng một cách rõ ràng, như mục tiêu đạt được tới gì, làm gì, ai làm, nguồn lực cần có gì và ai tham gia đánh giá theo dõi. Với phương châm đi từ dưới lên, không áp đặt các hoạt động trợ giúp mới có sự tham gia tích cực và trách nhiệm của người dân.
  8. Vai trò là người chăm sóc, người trợ giúp: Nhân viên xã hội còn được xem như người cung cấp các dịch vụ trợ giúp cho những cá nhân, gia đình không có khả năng tự đáp ứng được đầy đủ nhu cầu của mình và giải quyết vấn đề.
  9. Vai trò là người xử lý số liệu: Với vai trò này, nhân viên xã hội nhiều khi là người nghiên cứu, thu thập thông tin và phân tích thông tin trên cơ sở đó tư vấn cho đối tượng để họ đưa ra những quyết định đúng đắn.
  10. Vai trò là người quản lý hành chính: Nhân viên xã hội lúc này thực hiện những công việc cần thiết cho việc quản lý các hoạt động, các chương trình, lên kế hoạch và triển khai kế hoạch các chương trình dịch vụ cho cá nhân, gia đình và cộng đồng. Thực hiện công tác đánh giá và báo cáo về sự thực hiện công việc, chất lượng, dịch vụ…
  11. Người tìm hiểu, khám phá cộng đồng: Nhân viên xã hội đi vào cộng đồng để xác định vấn đề của cộng đồng để đưa ra những kế hoạch trợ giúp, theo dõi, giới thiệu chuyển giao những dịch vụ cần thiết cho các nhóm đối tượng trong cộng đồng.

Nói tóm lại nhân viên xã hội có rất nhiều vai trò khi thực hiện vị trí chức năng của mình trong ngành nghề CTXH. Họ có thể đảm nhiệm một hay nhiều vai trò tùy thuộc vào công việc được giao phó và vị trí mà họ đảm nhiệm.

Full PDF PackageDownload Full PDF Package

This Paper

A short summary of this paper

37 Full PDFs related to this paper

Download

PDF Pack

đình vượt qua khó khăn. Các nguồn lực bên ngoài có thể là nguồn lực vật chất,cũng có thể là các nguồn lực về kiến thức hay các nguồn lực về tinh thần.Nhân viên xã hội phải nhận thức được rằng, một trong những khó khăn củacác gia đình khi gặp vấn đề thường liên quan tới khả năng tiếp cận nguồn lực. Dovậy, nhân viên xã hội cần tự nhắc nhở bản thân trang bị các kiến thức về hệ thốngnguồn lực, chẳng hạn như các chính sách, các chương trình của nhà nước hoặc cácmô hình hiện có trong cộng đồng, đồng thời phải nắm được danh sách các cá nhântổ chức và các nhóm đoàn thể có khả năng hỗ trợ gia đình. Ngoài ra, nhân viên xãhội cần có ý thức xây dựng và duy trì mạng lưới nguồn lực để luôn sẵn sàng choviệc trợ giúp vì các nguồn lực có thể từ các nhóm, tổ chức từ thiện tự nguyện, cũngcó thể từ các cơ quan xã hội, hoặc từ chính các chương trình chính sách của nhànước, địa phương hiện đang có tại cơ sở địa bàn nơi mà gia đình sinh sống. Ví dụ,khi làm việc với các gia đình nghèo vì không có vốn để làm ăn kinh tế, nhân viênxã hội sẽ tìm hiểu về nguồn ngân sách từ ngân hàng chính sách, từ các quỹ của địaphương hoặc các hội, đoàn thể nơi mà họ có thể là một thành viên. Nếu là phụ nữ,đó có thể là nguồn vốn của hội phụ nữ, các chương trình liên quan tới hỗ trợ giới.Nếu gia đình có vấn đề do thiếu kiến thức hoặc tổn thương tinh thần, nhân viên xãhội có thể xem xét tới các nguồn lực từ các trung tâm và các chuyên gia tư vấn,tham vấn, hoặc các dịch vụ từ một chương trình dự án hiện đang có tại địa bàn.Khi thực hiện vai trò kết nối, nhân viên xã hội cần phải giúp gia đình đốitượng nhận thấy những tiềm lực sẵn có của gia đình trước khi lên kế hoạch tìmkiếm nguồn lực từ bên ngoài.5.2. Vai trò người biện hộGia đình cần nhân viên xã hội trợ giúp vì họ bế tắc trong việc giải quyết mộthoặc nhiều vấn đề. Một trong những bế tắc đó là do bản thân họ thiếu hiểu biết vềquyền cũng như chưa có đủ khả năng để tranh đấu cho quyền lợi mà mình đángđược hưởng. Như vậy nhân viên xã hội sẽ phải nâng cao năng lực cho thành viên20 gia đình để họ có thêm hiểu biết về quyền lợi của gia đình, hỗ trợ cách thức biệnhộ, và bên cạnh họ trong các buổi làm việc với các bên liên quan để thuyết phụccho quyền lợi của gia đình. Khi nhận thấy vấn đề này xuất hiện trong một số giađình, vai trò biện hộ của nhân viên sẽ nâng lên ở tầm cao hơn, đó là biện hộ cho sựthay đổi chính sách hoặc hệ thống các dịch vụ cho cả nhóm gia đình. Để biện hộtốt, nhân viên xã hội cần nắm được quy trình và các kĩ năng liên quan tới làm việcvới con người. Nội dung này sẽ được trình bày sâu hơn trong phần kĩ năng.5.3. Vai trò người hòa giảiCác gia đình có vấn đề trong bối cảnh Việt Nam hiện nay, dù nguyên nhânnào dẫn đến vấn đề của họ, xung đột trong các thành viên vẫn luôn là một yếu tốkhó tránh được. Có thể đó là những xung đột về sự khác biệt thế hệ, có thể xungđột do hạn chế trong giao tiếp, hoặc có thể xung đột do những bất đồng quan điểm.Hòa giải đóng một vai trò rất quan trọng trong quá trình trợ giúp gia đình, đặc biệtvới những gia đình có xung đột vợ chồng. Là nhân viên xã hội trợ giúp gia đình,việc tham gia giải quyết các xung đột này là không thể tránh khỏi. Nó sẽ hỗ trợ choviệc giải quyết vấn đề của gia đình và tạo ra một môi trường hài hòa ấm áp cho cácthành viên. Việc hòa giải có thể được thực hiện giữa hai vợ chồng hoặc cũng có thểgiữa cha mẹ con cái, mẹ chồng nàng dâu hay anh em trong gia đình họ hàng. Hòagiải sẽ đồng hành với vai trò giáo dục và vai trò tham vấn để giải quyết tận gốc củanguyên nhân xung đột. Ngoài việc giải quyết các xung đột trong gia đình, nhânviên còn giúp hòa giải xung đột giữa gia đình và các mối quan hệ khác nếu có,chẳng hạn như mối quan hệ hàng xóm láng giềng, hoặc các mối quan hệ của thànhviên gia đình với các đồng nghiệp hoặc lãnh đạo tại cơ quan khi các mối quan hệnày là một trong những nguyên nhân dẫn đến vấn đề hiện tại của gia đình.5.4. Vai trò giáo dụcKhi nói đền vai trò giáo dục, người ta để cập tới việc cung cấp thông tin,kiến thức cho đối tượng nhằm tăng cường năng lực, nâng cao trình độ và thay đổi21 nhận thức của gia đình. Vai trò giáo dục có thể nhắm vào bất cứ cá nhân nào tronggia đình khi nhận thấy việc cung cấp kiến thức là cần thiết với họ. Có thể thực hiệnhoạt động giáo dục này bằng tác động trực tiếp vào cá nhân, cũng có thể tập trungvào cả gia đình thông qua các buổi làm việc. Việc điều phối hoạt động chia sẻ củathành viên gia đình cũng sẽ hỗ trợ tốt cho việc giáo dục một thành viên nào đó.Chẳng hạn, khi làm việc với gia đình có trẻ lệch lạc hành vi, việc để cha mẹ anhchị chia sẻ suy nghĩ cảm xúc của họ và những mong muốn với trẻ cũng đóng gópvào vai trò giáo dục của nhân viên xã hội. Điều cần thiết là nhân viên xã hôi phảigiúp gia đình có được một bầu không khí tôn trọng, lắng nghe và cảm thông từ mọicá nhân.5.5. Vai trò nhà tham vấnLà nhà tham vấn trong CTXH với gia đình, nhân viên xã hội cần nhận thứcđược rằng đối tượng của mình có thể là một cá nhân nhưng đồng thời cũng có thểlà cả gia đình. Nhận thức được điều này, nhân viên xã hội sẽ chuẩn bị cho mìnhkiến thức về tham vấn cá nhân và gia đình trước khi thực hiện hoạt động hỗ trợ giađình. Với các gia đình dịch vụ công tác xã hội, sự tổn thương tâm lý của các thànhviên trong gia đình thường khó tránh khỏi, thậm chí sẽ có thành viên rơi vào tìnhtrạng khủng hoảng. Do vậy, thực hiện tốt vai trò tham vấn sẽ hỗ trợ không chỉ chocá nhân đối tượng đó mà còn góp phần vào giải quyết vấn đề hiện nay mà gia đìnhđang gặp phải. Việc sắp xếp các buổi tham vấn cho cá nhân thành viên hay cả giađình cần được lưu ý và chuẩn bị chu đáo để đạt được hiệu quả cao nhất có thể.Câu hỏi ôn tập chương1. Hãy trình bày đặc trưng của gia đình Việt Nam.2. Hãy nêu các vấn đề thường gặp trong gia đình Việt Nam trong bối cảnh hiệnnay.3. Trình bày khái niệm CTXH với gia đình. Phân tích khái niệm.4. Kể tên các nguyên tắc khi làm việc với gia đình.22 5. Hãy phân tích 2 nguyên tắc tâm đắc nhất và vận dụng vào thực tiễn.6. Hãy liệt kê các vai trò của nhân viên xã hội trong trợ giúp gia đình.7. Trình bày vai trò là người biện hộ- hãy cho ví dụ với một tình huống cụ thể.8. Với một gia đình gặp vấn đề về giao tiếp giữa các thành viên, vai trò nhân viênxã hội cần được phát huy là gì? Nêu những điểm lưu ý khi thực hiện vai trò này.9. Trợ giúp gia đình nghèo vì thiếu kiến thức khoa học kĩ thuật, vai trò gì nhân viênxã hội cần làm tốt để có thể trợ giúp họ được nhiều nhất?23 CHƯƠNG 2. TIẾN TRÌNH CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI GIA ĐÌNHNhân viên xã hội biết thông tin về một gia đình cần sự trợ giúp có thể từnhiều nguồn khác nhau. Đó có thể từ một trong những thành viên gia đình, hoặccũng có thể từ một trong những người quen biết, họ hàng, nhà trường… hoặc hàngxóm. Trong bối cảnh Việt Nam hiện nay, khi nhận thức về nghề công tác xã hội củangười dân còn hạn chế, việc sử dụng các dịch vụ công tác xã hội hiện có tại cộngđồng chưa phải ai cũng biết. Do vậy, hiếm có một thành viên gia đình đến tìm gặpnhân viên xã hội để nghị sự trợ giúp, mà thường được thông qua nhiều kênh từ bênngoài: có thể từ hàng xóm, từ các nhà chức trách cộng đồng, hoặc từ các đoàn thểnhư hội phụ nữ, đoàn thanh niên. Khi thấy một thành viên của hội phụ nữ thôngbáo về một trường hợp bị bạo hành, tổ trưởng dân phố đưa ra một số thông tin vềmột số hộ mới bị lâm vào tình trạng hộ nghèo hoặc một gia đình đang gặp phảinhững mất mát về người, tình trạng mất trật tự an ninh khu phố do một gia đìnhnào đó. Cũng có thể thông tin có được từ phía đoàn thể, nhà trường khi thông báovề một trường hợp trẻ có hành vi lệch chuẩn hoặc một phụ nữ bị bạo hành… . Tấtcả những thông tin này đều gợi ý cho nhân viên xã hội rằng có thể sẽ cần đến sự cómặt của họ để làm điều gì đó cho gia đình. Việc hỗ trợ của nhân viên sẽ theo mộttiến trình 4 bước: (1) Tập hợp sự tham gia và đánh giá vấn đề (2) Xác định mụctiêu và xây dựng kế hoạch trợ giúp, (3) Triển khai kế hoạch và (4) Kết thúc.BƯỚC 1: TẬP HƠP SỰ THAM GIA VÀ ĐÁNH GIÁ VẤN ĐỀTrong bước đầu tiên này có 2 nội dung nhân viên xã hội cần thực hiện đó làtập hợp sự tham gia của các thành viên và đánh giá vấn đề của gia đình.1. Tập hợp sự tham gia của thành viênMột cá nhân hay gia đình sẽ sẵn sàng tham gia vào bước trị liệu khi: 1) mốiquan hệ giữa các thành viên gia đình và nhân viên xã hội đã được thiết lập; (2) cácthành viên hiểu rõ việc họ chuẩn bị làm và sẵn sàng cam kết tham gia vào cuộctham vấn gia đình (3) đã có sự đánh giá đầy đủ về vấn đề, nguồn nội và ngoại lực24 của gia đình (4) đã có mục tiêu của hoạt động trợ giúp; (Comier and Comier,1985). Những điều kiện để thân chủ tham gia vào tiến trình trị liệu được kể trêncũng chính là những chỉ dẫn để nhân viên xã hội lưu ý khi tiến hành bước đầu tiêntrong trợ giúp gia đình. Đó là phải xây dựng được mối quan hệ với các thành viên,giúp họ hiểu rõ việc họ chuẩn bị làm, và có các mục tiêu cụ thể dựa trên nhữngđánh giá toàn diện trước đó. Tuy nhiên, cần phải nhận thức được rằng, không phảidễ dàng thỏa mãn được tất cả các bước này vì:- Thành viên gia đình không phải tất cả đều cảm nhận thấy cần có sự giúp đỡcủa nhân viên xã hội ngay trong những lần gặp gỡ đầu tiên;- Những nhu cầu giúp đỡ với mỗi thành viên trong gia đình không hoàn toàngiống nhau do nhận thức và cách nhìn nhận sự việc của mỗi người khác nhau. Điềunày mang đến những khó khăn cho nhân viên xã hội khi đánh giá về khả năng trợgiúp của mình đối với bối cảnh gia đình;- Có thành viên gia đình cho rằng vấn đề gia đình hiện nay là do một cá nhânchứ không phải là của cả gia đình, do đó không cần phải làm việc với tất cả mọingười;- Một số gia đình lại cho rằng, gia đình mình chẳng có vấn đề gì. Việc nhânviên xã hội đến đây là không cần thiết, những chuyện đang xảy ra với họ, họ có thểtự giải quyết được; nếu có ai đó trong gia đình gặp vấn đề, người đó sẽ cần phảitham gia, chứ không phải họ.Do vậy, để có thể đạt được mục tiêu, nhân viên xã hội cần cố gắng thực hiệncác bước sau:- Giảm nỗi lo lắng ban đầu của các thành viên: với mục tiêu tạo ra một mốiquan hệ không có sự đe dọa, an toàn với tất cả mọi người có mặt. Nhân viên xã hộicần giải thích rõ cho mỗi cá nhân lý do có mặt của họ trong buổi làm việc, giúp họcảm nhận cảm xúc thực sự của họ trước khi gặp nhân viên xã hội; làm cho họ thấyrõ mục đích và phương pháp hỗ trợ đề giúp họ giảm đi nỗi lo âu.25