Ví dụ yêu thương con người và đoàn kết tương trợ

Giải Sách Bài Tập Giáo Dục Công Dân 7 – Bài 7: Đoàn kết, tương trợ giúp HS giải bài tập, hiểu được những chuẩn mực đạo đức và pháp luật cơ bản, phổ thông, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi HS trong các quan hệ với bản thân, với người khác, với công việc và với môi trường sống:

Lời giải:

Đoàn kết, tương trợ là sự thông cảm, chia sẻ và có việc làm cụ thể giúp đỡ lẫn nhau khi khó khăn.

Lời giải:

* Một số biểu hiện của đoàn kết, tương trợ:

   – Sẵn sàng giúp đỡ khi bạn gặp khó khăn.

   – Học tập, vui chơi một cách hoà thuận.

   – Yêu mến, gần gũi với tất cả các bạn.

* Một số biểu hiện trái với đoàn kết, tương trợ:

   + Chia bè chia phái

   + Chỉ với với những bạn học giỏi, còn bạn học dốt thì không chơi.

   + Cùng nhau quay cóp.

Lời giải:

Lí do: chúng ta luôn phải đoàn kết trong mọi lĩnh vực, cũng như trong mọi lúc, mọi nơi. Khi đoàn kết chúng ta đã một phần nào đó giúp cho tập thể nơi mình sinh ra thêm gắn bó, tạo liên kết giữa mọi người , tạo nên một mối quan hệ rộng rãi. chúng ta sẽ được mọi người yêu quý.

Lời giải:

Trong cuộc sống quanh em, vẫn còn có nhiều bạn không có tinh thần đoàn kết và tương trợ lẫn nhau. Các bạn sống ích kỉ, tách mình ra khỏi tập thể, cộng đồng. Họ chỉ nghĩ đến lợi ích bản thân, xa rời mọi người. Thậm chí, họ không muốn tham gia các hoạt động chung của lớp, của trường.

A. Sẵn sàng giúp đỡ bạn trong mọi việc, kể cả những việc sai trái.

B. Chỉ chơi với các bạn có hoàn cảnh giống như mình

C. Học tập, vui chơi với các bạn một cách thân ái, hoà thuận.

D. Chơi với nhau thành từng nhóm, ganh đua với các nhóm khác.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Ý kiến Đúng Sai
A. Đoàn kết là sự liên kết của một nhóm người nhằm đối lập với những người khác.
B. Đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh to lớn, chiến thắng mọi khó khăn, thử thách.
C. Đoàn kết giúp cho con người gần gũi, thân ái với nhau hơn, tạo ra nhiều niềm vui trong cuộc sống.
D. Đoàn kết tạo nên những kinh nghiệm phối hợp, sự nhiệt tình, hăng hái để hoàn thành nhiệm vụ.

Lời giải:

Tích đúng vào các ô: B, C, D

Tích sai vào các ô: A

A. Nam chỉ chơi với những bạn học giỏi như mình.

B. Hoa luôn giúp đỡ, kèm cặp các bạn học kém trong lớp.

C. Hưng hay rủ rê, lôi kéo một số bạn trong lớp để ủng hộ việc làm của Hưng.

D. Bình không chơi với các bạn nữ vì cho là các bạn nữ hay nói nhiều.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

A. Vơ đũa cả nắm.

B. Lòng vả cũng như lòng sung.

C. Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao.

D. Cây ngay không sợ chết đứng.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Câu hỏi:

Theo em hành động của hai bạn Sơn và Đại có phải là thế hiện tinh thần đoàn kết, tương trợ không ? Vì sao?

Lời giải:

Hành động của hai bạn không phải là đoàn kết, tương trợ mà vi phạm quy chế, kỉ luật học tập.

Trưa nay trên đường đi học về, lại bị các bạn ấy trêu chọc, Quang nổi khùng, xông vào đánh một bạn bị chảy máu mũi. Trước sự việc đó, có bạn cho rằng Quang đánh là đúng, có bạn lại phản đối, cho rằng Quang quá đáng.

Câu hỏi:

1/ Em tán thành ý kiến nào ? Vì sao ?

2/ Em sẽ góp ý thế nào cho Quang và cho các bạn hay trêu Quang ?

Lời giải:

1/ Hành vi của Quang và các bạn trêu Quang đều không thể hiện đoàn kết, tương trợ.

2/ Em sẽ góp ý cho các bạn trêu Quang là không nên trêu bạn ấy nữa và giải thích cho các bạn hoàn cảnh của Quang và để các bạn đoàn kết tương trợ nhau cùng tiến bộ trong học tập.

Câu hỏi :

1/ Em hãy nhận xét hành vi của hai bạn trong tình huống trên.

2/ Em sẽ khuyên hai bạn như thế nào ?

Lời giải:

1/ Hành vi của hai bạn trong tình huống trên là thể hiện sự ích kỉ và không mang tính đoàn kết, tương trợ.

2/ Em sẽ khuyên hai bạn nên nói chuyện để hòa giải với nhau, không nên vì sự ích kỉ, nóng giận mà làm tổn thương nhau.

Câu hỏi : Em có tán thành việc làm của Ánh không ? Vì sao ?

Lời giải:

Em không tán thành việc làm của Ánh vì đó là sự phân biệt đối xử giữa bạn bè, Ánh quá đề cao vật chất và chia rẽ theo bè phái.

1/ Trong lớp em có một bạn học giỏi nhưng kiêu căng, coi thường bạn bè, không chịu giúp các bạn học yếu.

2/ Có hai bạn ngồi cùng bàn, cứ đến giờ kiểm tra là bàn bạc, làm chung bài hoặc nhìn bài của nhau.

3/ Trong lớp em có một bạn nhà rất nghèo, không có đủ điều kiện học tập.

Lời giải:

Trong các tình huống trên thì em sẽ góp ý, chỉ ra lỗi sai của các bạn trong tình huống 1 và 2. Còn với tình huống 3, em sẽ huy động các bạn trong lớp, nói chuyện với thầy cô để giúp đỡ bạn.

Lời giải:

Em hãy kể lại câu chuyện em chứng kiến, được nghe lại hoặc chính bản thân em làm thể hiện sự đoàn kết, tương trợ đối với bạn bè và những người xung quanh.

Ví dụ: quyên góp giúp đỡ người gặp khó khăn; đoàn kết cả lớp làm hội trại, tập văn nghệ…

1/ Tinh đoàn kết đó đã đem lại kết quả gì ?

2/ Em suy nghĩ thế nào về tinh thần đoàn kết trong học sinh hiện nay ?

Lời giải:

1/ Tinh đoàn kết gắn bó giữa người dân hai địa phương đã góp phần xây dựng cuộc sống mới ở bản làng này, đẩy mạnh xoá đói, giảm nghèo, giữ gìn an ninh trật tự địa phương. Đoàn kết tương trợ nhau trong cuộc sống, đoàn kết, họ đã biết chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau, nhắc nhở nhau cùng làm ăn phát triển Khôi phục đất nước bị tàn phá sau chiến tranh, cả về mặt kinh tế lẫn xã hội.

2/ Tinh thần đoàn kết trong học sinh hiện nay cũng được thể hiện khá sâu sắc. Cụ thể là:

Chung tay xây dựng đất nước, kinh tế xã hội, văn hóa phát triển và hội nhập với quốc tế sâu rộng.

Khi có thiên tai, dịch bệnh, lũ lụt người dân trong cả nước ủng hộ, quyên góp sức người sức của khôi phục cuộc sống người dân trong cả nước.

Giải Sách Bài Tập Giáo Dục Công Dân 7 – Bài 5: Yêu thương con người giúp HS giải bài tập, hiểu được những chuẩn mực đạo đức và pháp luật cơ bản, phổ thông, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi HS trong các quan hệ với bản thân, với người khác, với công việc và với môi trường sống:

Lời giải:

Yêu thương con người là quan tâm, giúp đỡ, làm những điều tốt đẹp cho người khác, nhất là những người gặp khó khăn, hoạn nạn.

Lời giải:

– Biểu hiện của lòng yêu thương con người:

     + Chăm sóc ông bà, bố mẹ khi ốm đau, nhường nhịn em nhỏ.

     + Bao dung, tha thứ cho người khác;

     + Biết quan tâm, giúp đỡ, hợp tác với người khác để giải quyết khó khăn;

– Biểu hiện trái với lòng yêu thương con người trong cuộc sống:

     + Thờ ơ, lạnh nhạt

     + Căm ghét, căm thù

     + Đố kị, hãm hại người khác

Lời giải:

Lòng yêu thương con người là một phẩm chất tốt đẹp của con người. Bằng những hành động cao đẹp của tập thể, cá nhân, chúng ta sẽ góp phần gìn giữ và phát huy được truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Lời giải:

Giúp đỡ bạn học yếu, học kém trong lớp.

Quyên góp quần áo, sách vở cho các bạn hs nghèo vùng lũ lụt.

Giúp đỡ mọi người, đặc biệt là nh ng có hoàn cảnh khó khăn.

Chép bài cho bạn khi bạn ốm.

A. Quan tâm, giúp đỡ những người đã giúp đỡ mình, còn những người khác thì không quan tâm.

B. Luôn nghĩ tốt và bênh vực tất cả mọi người, kể cả những người làm điều xấu, điều ác.

C. Giúp đỡ người khác một cách vô tư, không mong sự trả ơn

D. Giúp đỡ người khác để được giúp đỡ lại.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Ý kiến Tán thành Không tán thành
A. Chỉ cần yêu thương ông bà, bố mẹ và những người thân của mình.
B. Người biết yêu thương con người sẽ không làm hại đến người khác.
C. Tích cực tham gia các hoạt động từ thiện là thể hiện lòng yêu thương con người.
D. Sự ban ơn và lòng thương hại làm giảm giá trị con người.
E. Yêu thương con người là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.

Lời giải:

Tán thành với các ô: B, C, E

Không tán thành với các ô: A, D

A. Thương người như thể thương thân

B. Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao.

C. Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.

D. Lời nói, gói vàng

E.Trâu buộc ghét trâu ăn

G. Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ

H.Thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng

I. Lá lành đùm lá rách

Lời giải:

Câu ca dao, tục ngữ nói về lòng thương người: A, C, G, I

Câu hỏi:

1/ Em suy nghĩ gì về hành vi của một số bạn nhỏ trong khu tập thể của bác Thu?

2/ Em sẽ góp ý cho các bạn ấy như thế nào ?

Lời giải:

1/ Em không tán thành hành vi của các bạn nhỏ trong tình huống trên. Đó trước hết là hành vi thiếu tế nhị, lịch sự, hơn nữa các bạn đã không thông cảm, không có lòng yêu thương với bác Thu mà còn châm chiếm. Đó là hành vi đáng lên án, phê phán.

2/ Em sẽ khuyên các bạn không nên làm như vậy, mà nên động viên, giúp đỡ bác Thu để bác có nhiều niềm vui hơn trong cuộc sống.

Câu hỏi :

Theo em, các bạn phê bình Nam như vậy có đúng không ? Vì sao ?

Lời giải:

Em không đồng tình với suy nghĩ của các bạn. Bởi vì, có nhiều cách thể hiện lòng yêu thương con người, quan trọng nhất là phải xuất phát từ tấm lòng chân thành thì dù ít hay nhiều cũng đáng quý.

Câu hỏi:

1/ Lí do gì khiến nhân vật trong tình huống trên thấy phải giúp đỡ người đàn ông tội nghiệp?

2/ Hành động đó có phải xuất phát từ lòng yêu thương con người không ? Vì sao?

Lời giải:

1/ Nhân vât trong tình huống trên thấy phải giúp đỡ người đàn ông tội nghiệp bởi vì nhân vật đã bị nhiễm những điều thần bí, cao siêu: Có một đấng tối cao đang dò xét, quan sát từng hành động, từng suy nghĩ của chúng ta. Vì vậy, nhân vật sợ khi mình không giúp đỡ sẽ bị dò xét.

2/ Hành động của nhân vật trong tình huống không thể hiện lòng yêu thương con người chân chính, vì nhân vật muốn giúp đỡ người đàn ông chỉ vì lo sợ đấng tối cao trừng phạt, bị bỏ rơi, bơ vơ.

Câu hỏi:

Em hãy nêu nhận xét và so sánh hành vi của các nhân vật trong tình huống trên để thấy ai có lòng yêu thương con người chân chính.

Lời giải:

Cứu người là hành động cần thiết. Tục ngữ có câu: “Cứu một mạng người hơn xây bảy tòa tháp”. Vậy nên, trong tình huống này, hành vi suy xét cứu người nhưng sợ bẩn là hành vi dáng lên án và phê phán.

Lời giải:

– Chị em như chuối nhiều tàu.

– Tấm lành che tấm rách đừng nói nặng lời.

– Một giọt máu đào hơn ao ước lã.

– Anh em như thể tay chân.

Lời giải:

Học sinh nghĩ và kể lại việc làm thể hiện lòng yêu thương người của em hoặc em được nghe lại, chứng kiến.

Ví dụ: Bố mẹ em đều là công nhân của nhà máy dệt. Hàng ngày khi em và em của em còn yên giấc ngủ ngon, bố mẹ đã phải dậy sửa soạn ra ngã tư để chờ xe ô tô của nhà máy chở đi làm.

Thương bố mẹ vất vả có lúc về đến nhà đã 7 giờ tối, ngoài việc chăm chỉ học hành, em thay bố mẹ chăm sóc em bé, dỗ dành em ăn sáng, đưa em đi nhà trẻ, chiều đón em về tắm rửa cho em, nấu cơm, quét dọn nhà cửa…

1/ Vì sao chị Thu Hiền nhận giúp đỡ một thủ khoa nghèo xứ Huế trong suốt những năm học đại học ?

2/ Em có suy nghĩ gì về việc làm của chị Thu Hiền ?

Lời giải:

1/ Chị Thu Hiền nhận giúp đỡ một thủ khoa nghèo xứ Huế trong suốt những năm học đại học là vì chị thấu hiểu nỗi nhọc nhằn của những người học trò nghèo trên con đường học vấn. Chị mong muốn giúp đỡ cậu sinh viên thủ khoa đó.

2/ Đó là việc làm hết sức nhân văn và cao cả, đáng để chúng ta học tập và noi theo. Sự yêu thương, giúp đỡ của chị xuất phát từ tấm lòng, đức tính tốt đẹp của chị, cho đi và không mong đợi điều gì ngoài sự tốt đẹp đến với người chị yêu thương.