Vì sao chúng ta nghe được âm thanh của một vật

Trang Chủ Diễn Đàn > D - THƯ GIÃN & GIẢI TRÍ > Kiến Thức Hay > Sức Khỏe >

Câu 3: Trang 165 - sgk Sinh học 8

Vì sao ta có thể xác định được âm phát ra từ bên phải hay bên trái? 


  • Khi có âm thanh, chúng sẽ tác động lên không khí, làm không khí chuyển động dưới dạng sóng.
  • Sóng lan truyền trong không khí và đến tai của ta, hai lỗ tai có hai màng nhĩ và hai màng nhĩ này tiếp nhận sóng từ không khí lan truyền tới.
  • Nếu âm phát ra từ bên phải thì nó sẽ tác động lên tai ở bên phải trước.
  • Tác động này sẽ được các noron thần kinh cảm nhận và truyền đến thần kinh trung ương. Ở đây sẽ phân tích âm truyền đến và truyền lại phản xạ cho các bộ phận cơ thể.


Trắc nghiệm sinh học 8 bài 51: Cơ quan phân tích thính giác (P2)

Từ khóa tìm kiếm Google: câu 3 trang 165 sinh học 8, câu 3 bài 51 sinh học 8, giải câu 3 trang 165 sinh học 8, giải câu 3 bài 51 sinh học 8

Con người làm sao lại có thể nghe được các loại âm thanh kỳ diệu trong giới tự nhiên? Bạn sẽ trả lời rằng: "Bởi vì chúng ta có tai". Nhưng, bạn có biết tai làm việc như thế nào không?

Con người làm sao lại có thể nghe được các loại âm thanh kỳ diệu trong giới tự nhiên? Bạn sẽ trả lời rằng: "Bởi vì chúng ta có tai". Nhưng, bạn có biết tai làm việc như thế nào không?

Đôi tai nhìn tưởng như đơn giản, nhưng thực sự đó là một đại gia đình. Đại bộ phận các thành viên của nó lao động bí mật nên chúng ta không nhìn thấy được. Hiện ra rõ nhất ở bên ngoài, cái mà chúng ta thường nói đó là vành tai. Nó là một cánh cửa lớn rộng mở. Bước vào cửa gặp ngay con đường tối om gọi là lỗ tai. Con đường này dẫn đến một loạt các căn phòng nhỏ. Căn phòng ở ngoài cùng gọi là phòng trống. Cửa của nó rất đặc biệt, có một hình ô van gần như trong suốt, rất giống với màng ni-lông mà chúng ta hay thấy gọi là màng nhĩ. Trong phòng có một vệ sĩ do ba mảnh xương nhỏ tạo thành, đầu giống như chiếc búa, gọi là xương búa, cơ thể trông giống như chiếc đe sắt, chân giống như vó ngựa v.v... Nhiệm vụ làm việc của vệ sĩ là truyền tin tức sang một thành viên khác ở tai trong. Tai trong là một phòng nước. Quản gia của gia đình này là cơ quan cảm nhận thính giác ở ngay trên đường ống.

Các loại tín hiệu âm thanh đến thăm sau khi đi qua đường tai ngoài thì bắt đầu gõ cửa phòng trống. Sự chấn động của phòng trống làm kinh động đến vệ sĩ. Nó liền dùng chân mở cửa phòng của tai trong. Sự lưu động của nước ở phòng trong làm tỉnh giấc quản gia ở trên đường ống. Sau khi nhận được tín hiệu, quản gia bắt đầu làm việc. Thông qua kết cấu giống như đường dây điện thoại, thần kinh trong cơ thể báo cáo cho chủ nhân của gia đình, đó chính là não của chúng ta. Như vậy, não biết có âm thanh đến thăm và chúng ta lập tức nghe thấy âm thanh đấy.

Tại sao tai bị điếc?

Nguyên nhân gây mất thính giác bao gồm:

  • Bẩm sinh: bệnh điếc tai ở trẻ sơ sinh thường có nguyên nhân bẩm sinh.
  • Tổn thương tai trong: lão hóa và tiếp xúc với tiếng ồn lớn có thể gây ra sự hao mòn trên lông hoặc tế bào thần kinh trong ốc tai gửi tín hiệu âm thanh đến não. Khi những sợi lông hoặc tế bào thần kinh này bị hư hỏng hoặc biến mất, tín hiệu điện không được truyền đi một cách hiệu quả và mất thính giác.
  • Tiếng ồn: một tiếng động rất lớn, như tiếng súng hoặc tiếng nổ, có thể làm hỏng thính giác. Vì vậy, những tiếng ồn lớn và kéo dài trong một thời gian, như sống bên cạnh một đường băng sân bay có thể gây ra tình trạng nghe kém.
  • Tích tụ ráy tai: ráy tai có thể chặn ống tai và ngăn chặn sự truyền sóng âm thanh. Loại bỏ ráy tai có thể giúp khôi phục thính giác.
  • Nhiễm trùng tai và phát triển xương bất thường hoặc khối u: ở tai ngoài hoặc tai giữa, bất kỳ biến đổi đó đều có thể gây mất thính lực.
  • Rách màng nhĩ (thủng màng nhĩ): những tiếng nổ lớn, áp lực thay đổi đột ngột, chọc vào màng nhĩ bằng một vật nhọn có thể khiến màng nhĩ bị rách và ảnh hưởng đến thính giác.
  • Thuốc: một số loại thuốc, bao gồm một số thuốc điều trị ung thư, bệnh tim và nhiễm trùng nặng, có thể làm hỏng tai và gây mất thính giác. Đôi khi, nó là vĩnh viễn, nhưng trong các trường hợp khác, vấn đề này sẽ biến mất sau khi ngừng dùng thuốc.

Phòng ngừa tai bị điếc

Các bước sau đây có thể giúp ngăn ngừa mất thính lực do tiếng ồn và tránh làm suy giảm thính lực do tuổi tác:

  • Bảo vệ đôi tai: hạn chế thời gian và cường độ tiếp xúc với tiếng ồn là cách bảo vệ tốt nhất. Tại nơi làm việc, nút tai bằng nhựa hoặc nút bịt tai chứa glycerin có thể giúp bảo vệ tai khỏi tiếng ồn.
  • Kiểm tra thính giác: cân nhắc kiểm tra thính giác thường xuyên nếu làm việc trong môi trường ồn ào.
  • Tránh rủi ro từ các hoạt động giải trí: các hoạt động như cưỡi xe trượt tuyết, săn bắn, sử dụng các dụng cụ điện hoặc nghe các buổi hòa nhạc rock có thể làm hỏng thính giác theo thời gian. Đeo thiết bị bảo vệ thính giác hoặc nghỉ giải lao và tránh tiếng ồn có thể bảo vệ đôi tai. Giảm âm lượng lúc nghe nhạc cũng rất hữu ích.
  • Kiểm tra các thuốc có nguy cơ gây giảm thính giác: khoảng 200 loại thuốc có thể làm hỏng thính giác, bao gồm một số loại thuốc kháng sinh và thuốc chống ung thư. Ngay cả aspirin liều cao cũng có thể gây hại cho tai. Nếu dùng thuốc theo toa, nên kiểm tra với bác sĩ để chắc chắn rằng nó đã an toàn. Nếu phải dùng một loại thuốc có thể gây hại cho tai, nên đảm bảo bác sĩ kiểm tra thính giác trước và trong khi điều trị.
  • Loại bỏ ráy tai đúng cách: không nên sử dụng tăm bông để làm sạch tai - chúng có thể đẩy ráy tai vào sâu hơn.

Trong 20 giây, một lá thép thực hiện được 6000 dao động. Hỏi dao động của lá thép có phát ra âm thanh hay không? Tai người có thể cảm nhận được âm thanh do lá thép đó phát ra không? Tại sao?

Những gì ta nghe thấy gọi là âm thanh…
- Trong các vật chất rắn, lỏng, khí… chứa các phân tử, nguyên tử hay các hạt. Khi có lực tác động lên các hạt này chúng sẽ bị dao động, những hạt này lại truyền dao động cho những hạt xung quanh, cứ như vậy sẽ tạo thành sự truyền dao động đi xa khỏi nguồn ban đầu. Hiện tượng này gọi là sóng âm thanh. Âm thanh giống như nhiều sóng, được đặc trưng bởi tần số, bước sóng, chu kỳ, biên độ và vận tốc lan truyền (tốc độ âm thanh).


- Tần số là số dao động mà nguồn âm có thể thực hiện được trong 1 giây. Đơn vị tần số là Hertz. Tần số âm được xem là đại lượng quan trọng nhất của âm thanh.


- Cường độ âm (I) là năng lượng được sóng âm truyền qua mỗi đơn vị diện tích được đặt vuông góc với phương truyền sóng trong mỗi đơn vị thời gian. Đơn vị đo cường độ âm là Ben (B), tuy nhiên trong thực tế, người ta thường dùng đơn vị dexiben(dB) do giá trị của đại lượng này khá nhỏ.
- Tùy vào tần số, bước sóng, chu kỳ, biên độ của sóng âm mà nó hình thành nên những loại âm thanh phân biệt khác nhau. Đối với thính giác của người, âm thanh nghe được có tần số trong dải từ khoảng 16 Hz đến khoảng 20 000 Hz lan truyền trong không khí, va đập vào màng nhĩ, làm rung màng nhĩ và kích thích bộ não phân tích thành âm thanh nghe thấy.
- Sóng âm có thể truyền được trong mọi môi trường vật chất, vận tốc âm thanh truyền qua các chất lỏng luôn lớn hơn các chất khí và nhỏ hơn các chất rắn. Trong chân không không có các hạt được cấu tạo liên kết với nhau nên sóng âm không thể truyền qua được.
• Độ cao của âm: Đặc trưng cho độ trầm bổng của âm. Độ cao của âm do tần số của âm quyết định. Âm cao hay thấp phụ thuộc vào tần số âm.
• Độ to của âm: Độ to của âm phụ thuộc vào biên độ dao động của âm (năng lượng). Là đại lượng đặc trưng cho sự mạnh yếu của âm về mặt sinh lý (gây ra cảm giác âm).
• Âm sắc: Là đại lượng đặc trưng cho sắc thái của âm (Du dương hay thô kệch, trong hay đục)