Vì sao i không đi với are hoặc is

1. Cấu trúc

Các cấu trúc phủ định rút gọn và không rút gọn có thứ tự từ khác nhau (câu hỏi phủ định dạng không rút gọn thường mang tính chất trang trọng hơn).
Trợ động từ + n't + chủ ngữ Ví dụ:

Doesn't she understand?

(Cô ấy không hiểu sao?)

Why haven't you booked your holiday yet?


(Tại sao anh vẫn chưa đặt trước kỳ nghỉ?)

Trợ động từ + chủ ngữ + not Ví dụ:

Does she not understand? (Cô ta không hiểu sao?)


Why have you not booked your holiday yet? (Tại sao anh vẫn chưa đặt trước kỳ nghỉ?)

Ngay cả khi không phải là trợ động từ thì have be vẫn có vị trí giống trợ động từ. Ví dụ:

Hasn't she any friends to help her?

(Cô ấy không có bạn bè nào giúp đỡ sao?)

Aren't you ready? (Anh chưa sẵn sàng sao?)


Have they not at least a room to stay in? (Họ không có ít nhất một phòng để ở lại sao?)

Is Mrs Allen not at home? (Bà Allen không có nhà sao?)

2. Hai nghĩa

Các câu hỏi phủ định có hai nghĩa khác nhau tùy vào những tình huống và ngữ cảnh liên quan.
a. 'It's true that..., isn't it?"

Câu hỏi phủ định có thể khẳng định lại điều đã được tin chắc chắn. Trong trường hợp này câu trả lời thường là Yes và câu hỏi có nghĩa 'Đúng là...' Ví dụ:

Didn't you go and see Helen yesterday? How is she?


(Đúng là cậu đi gặp Helen hôm qua phải không? Cô ấy thế nào rồi?) (= Tôi tin rằng bạn đã đi gặp Helen hôm qua.)

Có thể dùng câu hỏi phủ định để làm giảm mức độ của những diễn đạt mang tính cá nhân. Ví dụ:

Wouldn't it be better to switch the lights on?


(Không phải bật đèn sẽ tốt hơn sao?)

Các câu hỏi phủ định loại này khá thông dụng trong câu cảm thán và câu hỏi tu từ. Ví dụ:

Isn't it a lovely day! (Quả là một ngày đẹp trời!)


She's growing up to be a lovely person. ~ Yes, isn't she! (Cô bé lớn lên thành một người thật dễ thương. ~ Thật vậy!)

Isn't the answer obvious? 


(Không phải câu trả lời đã rõ ràng rồi à?)

b. 'It is true that...not...?
Câu hỏi phủ định còn được dùng để khẳng định lại một ý phủ định, câu trả lời thường là No và câu hỏi này có nghĩa 'Đúng là...không...?'. Ví dụ:

Don't you feel well? 

(Đúng là cậu cảm thấy không khỏe phải không?) (=Tớ có đúng khi nghĩ rằng cậu không được khỏe?)

Oh dear. Can't they come this evening? (Ôi trời. Đúng là họ không thể đến tối nay phải không?)

Loại câu hỏi phủ định này để diễn đạt việc người nói ngạc nhiên về một điều gì đó không xảy ra hoặc không đang diễn ra. Ví dụ:

Hasn't the postman come yet? (Người đưa thư vẫn chưa đến hả?)


Didn't the alarm go off? I wonder what's wrong with it.
(Chuông báo thức không kêu sao? Tôi tự hỏi không biết nó bị làm sao nữa.)

3. Yêu cầu, đề nghị, mời, phàn nàn và chỉ trích lịch sự

Những lời mời và đề nghị nài nỉ thường bắt đầu bằng Won't you...? Wouldn't you...? hay Why don't you...? Ví dụ:

Won't you come in for a few minutes?

(Cậu sẽ đến trong một vài phút nữa chứ?)

Wouldn't you like something to drink?

(Cậu có muốn uống gì không?)

Why don't you come and spend the weekend with us?


(Sao không tới và dành ngày cuối tuần với chúng tôi?)

Nhưng trong những trường hợp khác, chúng ta không dùng các câu hỏi phủ định để yêu cầu ai làm gì. Trường hợp này ta dùng các câu hỏi thường hoặc mệnh đề phủ định + câu hỏi đuôi. Ví dụ:

Excuse me, can you help me for a moment? (câu hỏi thường, dùng để yêu cầu)

(Xin lỗi, giúp tôi một chút được không?)

You can't help me for a moment, can you? (mệnh đề phủ định + câu hỏi đuôi, thường dùng trong những lời đề nghị không trang trọng)


(Cậu không thể giúp tớ một chút được à?)

Các câu hỏi phủ định có thể hiểu theo ý phàn nàn hay chỉ trích. Ví dụ:

Can't you lend me your pen for a minute? 

(Cậu không thể cho tớ mượn bút được sao?) (= Cậu quá ích kỷ khi không cho tớ mượn bút.)

Don't you ever listen to what I say?


(Anh không thể nghe tôi nói sao?)

4. Yes và no

Khi đáp lại câu hỏi phủ định, Yes đi cùng với động từ khẳng định còn No đi cùng với động từ phủ định.
Hãy so sánh:
- Haven't you written to Mary? ~ Yes. (Cậu chưa viết thư cho Mary sao? ~ Rồi.) (= Tớ đã viết thư cho cô ấy rồi.)

Haven't you told her about us? ~ No.

(Cậu chưa nói cho cô ấy chuyện chúng ta sao? ~ Chưa.) (= Tớ chưa nói cho cô ấy chuyện chúng ta.)

- Didn't the postman come this morning? ~ Yes, he did.

(Người đưa thư không đến sáng nay à? ~ Có, anh ấy có đến.

Didn't he bring anything for me? ~ No, he didn't.


(Anh ấy không mang gì cho tớ à? ~ Không, anh ấy không mang.)

Mạo từ trong tiếng Anh là từ dùng trước danh từ và cho biết danh từ ấy đề cập đến một đối tượng xác định hay không xác định.


Vì sao i không đi với are hoặc is

 

Chúng ta dùng "the" khi danh từ chỉ đối tượng được cả người nói lẫn người nghe biết rõ đối tượng nào đó. Ngược lại, khi dùng mạo từ bất định 'a, an"; người nói đề cập đến một đối tượng chung chung hoặc chưa xác định được.

"The" là mạo từ xác định dùng cho cả danh từ đếm được (số ít lẫn số nhiều) và danh từ không đếm được.

 Ví dụ:

- The truth (sự thật)

- The time (thời gian)

- The bicycle (một chiếc xe đạp)

- The bicycles (những chiếc xe đạp)

 Dùng mạo từ xác định

 1. Khi vật thể hay nhóm vật thể là duy nhất hoặc được xem là duy nhất

Ví dụ:

- The sun (mặt trời); the sea (biển cả)

- The world (thế giới); the earth (quả đất)

 2. Trước một danh từ, với điều kiện danh từ này vừa mới được đề cập trước đó.

Ví dụ:

- I saw a beggar.The beggar looked curiously at me.

(Tôi thấy một người ăn xin. Người ăn xin ấy nhìn tôi với vẻ tò mò)

 3. Trước một danh từ, với điều kiện danh từ này được xác định bằng một cụm từ hoặc một mệnh đề.

Ví dụ:

- The girl in uniform (Cô gái mặc đồng phục)

- The mechanic that I met (Người thợ máy mà tôi đã gặp)

- The place where I waited for him (Nơi mà tôi đợi anh ta)

 4. Trước một danh từ chỉ một vật riêng biệt

Ví dụ:

- My father is working in the garden

- (Cha tôi đang làm việc trong vườn) [Vườn nhà tôi]

- Please pass the dictionary (Làm ơn đa quyển tự điển) [Tự điển ở trên bàn]

 5. Trước so sánh cực cấp, Trước "first" (thứ nhất), "second" (thứ nhì), "only" (duy nhất).... khi các từ này được dùng như tính từ hay đại từ.

Ví dụ:

- The first day (ngày đầu tiên)

- The best time (thời gian thuận tiện nhất)

- The only way (cách duy nhất)

- The first to discover this accident (người đầu tiên phát hiện tai nạn này)

 6. "The" + Danh từ số ít tượng trưng cho một nhóm động vật, một loài hoặc đồ vật

Ví dụ:

- The whale is in danger of becoming extinct (Cá voi đang trong nguy cơ tuyệt chủng)

- The fast food has made life easier for housewives.(Thức ăn nhanh đã làm cho các bà nội trợ có cuộc sống dễ dàng hơn)

 7. "The" có thể dùng Trước một thành viên của một nhóm người nhất định

Ví dụ:

- The small shopkeeper is finding business increasingly difficult (Giới chủ tiệm nhỏ nhận thấy việc buôn bán ngày càng khó khăn)

 8. "The" + Danh từ số ítdùng Trước một động từ số ít. Đại từ là "He / She /It"

Ví dụ:

- The first-class passenger pays more so that he enjoys some comfort.

(Hành khách đi vé hạng nhất trả tiền nhiều hơn vì thế họ có thể hưởng tiện nghi thoải mái)

 9. "The" + Tính từ tượng trưng cho một nhóm người, một tầng lớp trong xã hội

Ví dụ:

-The old (người già); the rich and the poor (người giàu và người nghèo)

 10. "The" dùng Trước những danh từ riêng chỉ biển, sông, quần đảo, dãy núi, tên gọi số nhiều của các nước, sa mạc, miền

Ví dụ:

- The Pacific (Thái Bình Dương);The Netherlands (Hà Lan)

- The Crimea (Vùng Crimê); The Alps (dãy Alps)

 11. "The" cũng đứng Trước những tên gọi gồm Danh từ + of + danh từ

Ví dụ:

- The Gulf of Mexico (Vịnh Mêhicô)

- The United States of America (Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ).

Nhưng người ta lại nói:

- South Africa (Nam Phi), North America (Bắc Mỹ), West Germany (Tây Đức),mặc dù The north of Spain (Bắc Tây Ban Nha), The Middle East (Trung Đông); The West (Tây Phương)

 12. "The" + họ (ở số nhiều)nghĩa là Gia đình ...

Ví dụ:The Smiths = Gia đình nhà Smith (vợ chồng Smith và các con)

 Không dùng mạo từ xác định

 1. Trước tên quốc gia, tên châu lục, tên núi, tên hồ, tên đường.

Ví dụ:

Europe (Châu Âu), South America (Nam Mỹ), France (Pháp quốc), Downing Street (Phố Downing)

 2. Khi danh từ không đếm được hoặc danh từ số nhiều dùng theo nghĩa chung nhất, chứ không chỉ riêng trường hợp nào.

Ví dụ:

- I don't like French beer (Tôi không thích bia Pháp)

- I don't like Mondays (Tôi không thích ngày thứ hai)

 3. Trước danh từ trừu tượng, trừ phi danh từ đó chỉ một trường hợp cá biệt.

Ví dụ:

- Men fear death (Con người sợ cái chết)

 Nhưng:

- The death of the President made his country acephalous (cái chết của vị tổng thống đã khiến cho đất nước ông không có người lãnh đạo).

 4. Sau tính từ sở hữu (possessive adjective) hoặc sau danh từ ở sở hữu cách (possessive case).

Ví dụ:

- My friend, chứ không nói My the friend

- The girl's mother = the mother of the girl (Mẹ của cô gái)

 5. Trước tên gọi các bữa ăn.

Ví dụ

-They invited some friends to dinner.

(Họ mời vài người bạn đến ăn tối)

Nhưng:

- The wedding breakfast was held in a beautiful garden

(Bữa tiệc cưới sáng được tổ chức trong một khu vườn xinh đẹp)

 6. Trước các tước hiệu

Ví dụ

- President Roosevelt (Tổng thống Roosevelt)

- King Louis XIV of France (Vua Louis XIV của Pháp)

 7. Trong các trường hợp sau đây

 - Women are always fond of music (Phụ nữ luôn thích âm nhạc)

- Come by car/by bus (Đến bằng xe ôtô/xe búyt)

- In spring/in autumn (Vào mùa xuân/mùa thu), last night (đêm qua), next year(năm tới), from beginning to end (từ đầu tới cuối), from left to right (từ trái sang phải).

- To play golf/chess/cards (chơi gôn/ đánh cờ/đánh bài)

 Lưu ý

- Nature mang nghĩa "Tự nhiên , thiên nhiên " thì không dùng the.

 Ví dụ:

- According to the laws of nature (Theo quy luật tự nhiên)

 - They couldn't tolerate city life anymore and went back to nature(Họ không chịu nổi đời sống thành thị nữa và trở về với thiên nhiên)

 - He listened to the radio(Anh ta nghe rađiô), nhưng He watchedtelevision(Anh ta xem TV) ; hoặc He heard it on the radio(Anh ta nghe được việc đó trên rađiô), nhưng He saw it on TV(Anh ta thấy việc đó trên TV).

  Go home/get home (Đi về nhà), be at home (™ nhà), nhưng They returned to the brideg room's home(Họ trở lại nhà chú rể).   Go to bed/hospital/church/school/ work/prison (Đi ngủ/đi nằm bệnh viện/đi lễ/đi học/đi làm/ đi tù), nhưng They went to the school to see their children's teacher(Họ đến trường để gặp thầy của con họ)   The priest goes to the jail topray for the two dying prisoners (Linh mục đến nhà tù để cầu nguyện cho hai người tù đang hấp hối)   She will get a bus at the church (Cô ta sẽ đón xe búyt ở chỗ nhà thờ).

Nói chung, có thể thiếu "The" nếu đi đến các địa điểm đó mà ko nhằm mục đích sử dụng các dịch vụ hay chức năng của nó, ví dụ là đến trường không phải để học, đến nhà tù không phải để ở tù hoặc đến nhà thờ không phải để cầu nguyện...

 (Còn tiếp)

Để tham khảo các khóa học và biết thêm thông tin chi tiết hãy liên hệ với chúng tôi:

Bộ phận tư vấn - Trung tâm Oxford English UK Vietnam
Địa chỉ: số 83,Nguyễn Ngọc Vũ,Trung Hòa, Cầu Giấy Hà Nội , Hà Nội 
Điện thoại: 024 3856 3886 / 7
Email: