Làm sao để hết bị ám ảnh

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế là một rối loạn tâm thần khiến cho cuộc sống của bạn trở nên khó chịu, thậm chí ảnh hưởng nhiều đến các chức năng xã hộ, nghề nghiệp, các mối quan hệ hằng ngày. Vậy nếu bạn bị rối loạn ám ảnh-cưỡng chế, bạn sẽ đối diện với nó như thế nào?

1. Mẹo số 1: Xác định điều gì kích hoạt nỗi ám ảnh – cưỡng chế

Bước đầu tiên để quản lý các triệu chứng rối loạn ám ảnh – cưỡng chế là nhận diện ra các yếu tố kích hoạt ám ảnh. Ghi lại danh sách các yếu tố làm kích hoạt nỗi ám ảnh và đánh giá cường độ lo lắng do các yếu tố kích hoạt gây ra. Ví dụ: lấy thang đo 10 điểm (từ 0 điểm đến 10 điểm) và bạn là người bị ám ảnh về các con vi trùng, trong tình huống đi trung tâm thương mại, chạm tay vào lan can khiến bạn sợ hãi mức độ 3 điểm, khi chạm tay vào sàn nhà vệ sinh trong trung tâm thương mại là 10 điểm và cần 15 phút để bớt sợ hãi.

Theo dõi các yếu tố kích hoạt có thể giúp bạn dự đoán được nỗi sợ hãi, lo lắng. Và bằng cách dự đoán các yếu tố kích hoạt tạo ra các hành vi cưỡng chế trước khi các hành vi đó xảy ra. Ví dụ như hành vi cưỡng chế của bạn liên quan đến việc kiểm tra các ổ khóa cửa, hãy chú ý khóa cửa cẩn thận ngay từ lần đầu tiên

  • Hãy tạo ra một khung cảnh an toàn và tự nhủ. Ví dụ ngay từ lần đầu tiên bạn đã khóa cửa cẩn thận và sau đó tự nhủ “tôi đã đóng cửa cẩn thận”, cố gắng tránh hành vi kiểm tra cửa nhiều lần.
  • Khi những ám ảnh xuất hiện trong đầu, thôi thúc bạn phải làm, hãy tự nói với bản thân “đó chỉ là những ám ảnh”.

>> Có thể bạn quan tâm:

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) và rối loạn nhân cách ám ảnh cưỡng chế (OCPD) là 2 loại bệnh thường bị nhầm lẫn với nhau. Việc phân biệt được chính xác 2 loại bệnh trên là vô cùng cần thiết. Trên thực tế, OCD khác với OCPD như thế nào? Hãy cùng YouMed tìm hiểu trong bài viết: “Rối loạn ám ảnh cưỡng chế và Rối loạn nhân cách ám ảnh cưỡng chế: Cách phân biệt” nhé!

Làm sao để hết bị ám ảnh
Hãy khóa cửa cẩn thận ngay từ lần đầu tiên và sau đó tự nhủ mình đã khóa cửa cẩn thận rồi

2. Mẹo số 2: Hãy học cách chống lại những hành vi cưỡng chế

Có vẻ khá hữu hiệu khi bạn tránh các tình huống kích hoạt những suy nghĩ ám ảnh. Nhưng đôi khi bạn càng tránh chúng, bạn càng cảm thấy chúng thật đáng sợ. Có một cách ngược lại với tránh né, chính là liên tục tiếp xúc với những yếu tố kích thích và học cách chống lại những hành vi thôi thúc buộc mình phải làm lặp đi lặp lại. Phương pháp này gọi là “giải mẫn cảm” và đây cũng chính là liệu pháp trong điều trị tâm lý cho rối loạn ám ảnh cưỡng chế.

Làm sao để hết bị ám ảnh
Ám ảnh vì sợ vi trùng có thể khiến bạn phải tốn hàng giờ để rửa tay
  • Giải mẫn cảm đòi hỏi bạn phải liên tục tìm hiểu nguồn gốc của nỗi ám ảnh và sáu đó kiềm chế lại những hành vi cưỡng chế bắt buộc bạn phải làm để giảm bớt sự lo lắng. Ví dụ như bạn là người sợ vi trùng, bạn bắt buộc phải liên tục rửa tay khi chạm vào những đồ vật công cộng. Giải mẫn cảm trong trường hợp này là khi chạm tay vào nắm cửa nhà vệ sinh công cộng và không cho phép bản thân được rửa tay. Bởi khi bạn trong cảm giác lo lắng, những ý định thôi thúc phải rửa tay sẽ dần dần biến mất. Cách này chỉ ra cho bạn thấy rằng, không cần phải loại bỏ sự lo lắng và bạn có thể kiểm soát được những ám ảnh và hành vi cưỡng chế.
  • Giải quyết nỗi sợ hãi lớn nhất của bạn ngay lập tức có thể là quá cực đoan, vì vậy các bài tập giải mẫn cảm bắt đầu bằng việc bạn đối mặt với nỗi sợ hãi ít hơn và sau đó đến những nỗi sợ hãi lớn hơn. Một cách đối mặt với những tình huống tạo ra cường độ sợ hãi thấp và một khi bạn có thể chịu đựng được mức độ lo lắng đó bạn có thể chuyển sang thử thách tiếp xúc khó khăn hơn tiếp theo.
  • Xây dựng thang sợ hãi của bạn. Hãy suy nghĩ về mục tiêu cuối cùng của bạn (ví dụ để có thể sử dụng nhà vệ sinh công cộng mà không sợ bị nhiễm vi trùng, hoặc lái xe đi làm mà không dừng lại để kiểm tra xem bạn có tông trúng thứ gì không) và sau đó chia nhỏ các bước cần thiết để đạt được mục tiêu đó. Sử dụng thông tin bạn đã ghi lại trong việc xác định những yếu tố kích hoạt ám ảnh, lập danh sách các tình huống từ ít đáng sợ nhất đến đáng sợ nhất. Bước đầu tiên sẽ khiến bạn hơi lo lắng, nhưng không quá đáng sợ khi bản thử thực hiện.
Làm sao để hết bị ám ảnh
Xây dựng mức thang sợ hãi và thực hiện từ mức thấp nhất

3. Mẹo số 3: Thử thách những suy nghĩ ám ảnh

Trong cuộc sống ai cũng đều có những suy nghĩ ám ảnh. Nhưng rối loạn ám ảnh-cưỡng chế khiến não bạn bị mắc kẹt trong một vài loại suy nghĩ đặc biệt, những suy nghĩ này cứ lặp đi, lặp lại trong đầu của bạn. Suy nghĩ càng khó chịu, bạn lại càng cố gắng kìm nén nó lại. Nhưng việc kìm nén lại hầu như không đem lại hiệu quả, mà còn gây tác dụng ngược lại, khiến cho những ám ảnh lại xuất hiện nhiều hơn và trở nên khó chịu hơn.

Cũng giống như cưỡng chế, bạn có thể vượt qua những ám ảnh bằng việc học cách chịu đựng chúng thông qua các bài tập giải mẫn cảm. Một điều rất quan trọng là bạn hãy tự nhắc nhở bản thân rằng, bạn có những suy nghĩ ám ảnh nhưng không có nghĩ điều đó khiến bạn trở thành một người xấu. Suy nghĩ cũng chỉ là suy nghĩ. Bạn có thể thử vài cách sau:

  • Viết ra những suy nghĩ ám ảnh: hãy viết ra giấy hoặc viết trên điện thoại thông minh của bạn tất cả những suy nghĩ ám ảnh của bạn.
  • Cho bản thân cơ hội lo lắng về rối loạn ám ảnh-cưỡng chế: Thay vì cố gắng kìm nén nỗi ám ảnh, hãy cho phép nó bộc lộ ra và sắp xếp lại những suy nghĩ, hành vi của mình.
  • Thách thức những suy nghĩ ám ảnh. Sử dụng khoảng thời gian lo lắng của bạn để thách thức những suy nghĩ tiêu cực bằng cách tự hỏi bản thân: bằng chứng nào cho thấy những suy nghĩ của mình là đúng, liệu nó có hợp lý không? Những suy nghĩ này có giúp ích gì không?
  • Ghi lại từng những ám ảnh cụ thể. Hãy tập trung vào một ám ảnh cụ thể và ghi âm lại những ám ảnh, cảm xúc khi những ám ảnh đó xuất hiện.
Làm sao để hết bị ám ảnh
Hãy thử viết ra những nỗi ám ảnh của bạn

Rối loạn ám ảnh – cưỡng chế đem lại nhiều khó khăn trong cuộc sống của bạn. Trên đây là một vài “mẹo” giúp bạn đương đầu với chúng. Mọi thông tin chỉ mang tính chất tham khảo.

>> Xem thêm:

Ám ảnh sợ quá khứ là tình trạng bản thân sợ hãi và ám ảnh quá mức về những sự kiện đã xảy ra trong quá khứ. Nỗi ám ảnh quá lớn có thể lấn át những cảm xúc tích cực khiến bệnh nhân rơi vào trạng thái u uất, buồn bã và có xu hướng né tránh những tình huống xã hội gợi nhắc đến sự kiện đã xảy ra.

Làm sao để hết bị ám ảnh
Ám ảnh sợ quá khứ là tình trạng ám ảnh, sợ hãi quá mức và kéo dài về những sự kiện đã xảy ra

Ám ảnh sợ quá khứ là chứng bệnh gì?

Ám ảnh sợ quá khứ là một trong những dạng rối loạn tâm lý khá thường gặp. Người mắc chứng bệnh này thường bị ám ảnh quá mức về những sự kiện đã xảy ra trong quá khứ. Các sự kiện này thường có tính chất nghiêm trọng và để lại tổn thương về mặt tâm lý. Vì bị ám ảnh quá mức và sợ hãi quá khứ, người bệnh có xu hướng né tránh lời nói hoặc những không gian gợi nhắc đến những sự kiện đã xảy ra.

Ám ảnh sợ quá khứ chỉ được chẩn đoán khi tình trạng ám ảnh, sợ hãi kéo dài và gây ra những ảnh hưởng đáng kể đối với chất lượng cuộc sống. Ví dụ trẻ từng bị bạo hành, bố mẹ bỏ rơi luôn thường trực nỗi sợ sẽ bị bỏ rơi như trước đây. Trẻ có xu hướng phụ thuộc, bám víu lấy người thân hoặc thờ ơ, không dành nhiều tình cảm cho người chăm sóc hoặc bố mẹ nuôi vì sợ sau này lại tiếp tục bị bỏ rơi.

Thực tế, ám ảnh sợ quá khứ thường bắt nguồn từ những sự kiện có tính chất sang chấn. Tùy theo ngưỡng chịu đựng của não bộ và kinh nghiệm sống của từng người, mức độ ám ảnh về những sự kiện quá khứ sẽ có sự khác biệt rõ rệt. Ngoài ra, cách biểu hiện nỗi sợ hãi về quá khứ ở từng người cũng không giống nhau.

Biểu hiện ở người mắc chứng ám ảnh sợ quá khứ

Người mắc chứng ám ảnh sợ quá khứ thường trực nỗi sợ kéo dài về những sự kiện đã xảy ra. Sự sợ hãi và ám ảnh khiến người bệnh có phản ứng khác thường đối với những tình huống và lời nói gợi nhắc đến những sự kiện này. Như đã đề cập, mỗi bệnh nhân sẽ có cách biểu hiện nỗi sợ hãi và sự ám ảnh hoàn toàn khác biệt.

Làm sao để hết bị ám ảnh
Ám ảnh sợ quá khứ khiến người bệnh rơi vào trạng thái u uất, buồn bã và luôn chìm đắm trong ký ức về những sự kiện đã xảy ra

Các biểu hiện thường gặp ở người mắc chứng ám ảnh sợ quá khứ:

  • Bản thân luôn chìm đắm trong ký ức về những sự việc đã xảy ra
  • Mặc dù sự kiện đã xảy ra khá lâu nhưng người bệnh cảm nhận nỗi đau, sự mất mát và các cảm xúc rõ rệt như sự việc mới chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn
  • Người bệnh có thể nhớ rõ chi tiết về sự việc đã xảy ra trong quá khứ hoặc quên mất một vài chi tiết quan trọng
  • Người bệnh có thể giả vờ vui vẻ nhưng khi ở một mình, thường dành nhiều thời gian để suy nghĩ về những sự kiện đã xảy ra cùng với tâm trạng buồn bã, chán nản, bi quan, uể oải,…
  • Tuy nhiên, cũng có một số người bộc lộ nỗi sợ của bản thân khi đối diện với những tình huống gợi nhắc đến sự kiện trong quá khứ. Những trường hợp này thường được những người xung quanh quan tâm, đồng cảm, chia sẻ nên tinh thần thường tốt dần lên theo thời gian. Tuy nhiên, các trường hợp này chiếm tỷ lệ không nhiều.
  • Khi đối diện với những tình huống tương tự như sự kiện đã xảy ra, bệnh nhân thường thể hiện nỗi sợ thông qua trạng thái hoảng loạn, sợ hãi, mất bình tĩnh và gần như không thể kiểm soát hành vi hay lời nói. Tuy nhiên, cũng có bệnh nhân gần như không biểu hiện bất cứ cảm xúc nào nhưng trong lòng là sự sợ hãi quá mức, có cảm giác mọi cảm xúc đều bị tê liệt và đóng băng.

Ám ảnh sợ quá khứ gây ra những ảnh hưởng nhất định đối với cuộc sống. Người mắc chứng bệnh này thường né tránh những không gian và tình huống gợi nhắc đến sự kiện đã xảy ra. Chính vì vậy, bản thân người bệnh phải đối mặt với sự đau khổ, buồn bã, bi quan và chất lượng cuộc sống giảm thấp.

Ảnh hưởng của chứng ám ảnh sợ quá khứ

Ám ảnh sợ quá khứ là một rối loạn tâm lý xảy ra do phải trải qua hoặc chứng kiến những sự kiện có tính chất nghiêm trọng, gây tổn thương về mặt tâm lý và đôi khi có thể ảnh hưởng cả về thể chất. Nỗi ám ảnh quá mức khiến bệnh nhân luôn rơi vào trạng thái lo lắng, sợ hãi, buồn bã, chán nản và thậm chí là bi quan.

Nỗi ám ảnh về những sự kiện đã xảy ra trong quá khứ khiến bệnh nhân né tránh những tình huống xã hội và không gian gợi nhắc đến sự kiện. Điều này khiến quá trình học tập, làm việc và các mối quan hệ cá nhân của bệnh nhân bị ảnh hưởng đáng kể. Ngoài ra, người bị ám ảnh sợ quá khứ thường thiếu tự tin về bản thân, tính cách hướng nội, khép kín và khó hòa nhập với cộng đồng.

Người mắc vấn đề này rất ít khi bày tỏ cảm xúc và sự sợ hãi của bản thân nên gần như không nhận được sự chia sẻ, đồng cảm. Đồng thời thường tự cô lập bản thân và dành nhiều thời gian để suy nghĩ về những sự kiện đã xảy ra. Nếu không thoát khỏi sự ám ảnh quá mức, người bệnh rất dễ mắc phải các vấn đề tâm lý như rối loạn lo âu, trầm cảm, hội chứng trầm cảm cười,…

Làm sao để hết bị ám ảnh
Không ít người chọn dùng rượu bia, chất gây nghiện để quên đi nỗi sợ và sự ám ảnh về những sự kiện xảy ra trong quá khứ

Thậm chí, một số người còn lựa chọn dùng rượu bia và chất gây nghiện để giải tỏa nỗi sợ hãi và những cảm xúc tiêu cực của bản thân. Ám ảnh sợ quá khứ là yếu tố làm gia tăng rất nhiều vấn đề tâm lý. Chính vì vậy, nếu nhận thấy bản thân sợ hãi và bị ám ảnh quá mức về những sự kiện đã xảy ra trong quá khứ, cần nỗ lực vượt qua và chủ động tìm gặp bác sĩ trong những trường hợp cần thiết.

Cách vượt qua nỗi ám ảnh sợ quá khứ

Nỗi ám ảnh sợ quá khứ là rào cản khiến bản thân chìm đắm trong cảm xúc tiêu cực, đánh mất niềm vui và ý nghĩa trong cuộc sống. Để vượt qua nỗi ám ảnh, bản thân mỗi người cần có sự nỗ lực và quyết tâm. Thay vì chiến đấu một mình, hãy chia sẻ cảm xúc với những người đáng tin cậy để có bạn đồng hành trong chặng đường khó khăn này.

Dưới đây là một số cách bệnh nhân có thể áp dụng để vượt qua nỗi sợ về quá khứ:

1. Buông bỏ và chấp nhận những sự kiện đã xảy ra

Học cách buông bỏ và chấp nhận những sự kiện đã xảy ra trong quá khứ là bước đầu để vượt qua nỗi sợ hãi. Những sự kiện này đã xảy ra nên không thể thay đổi. Điều duy nhất có thể thay đổi là chấp nhận và buông bỏ thay vì cố chấp nghĩ về những sự kiện này và luôn dằn vặt bản thân.

Cho dù là lỗi của bất cứ ai thì những sự kiện này đều đã xảy ra theo cách mà không ai mong muốn. Tuy nhiên, cuộc sống luôn có lỗi lầm và sống tích cực hơn chính là cách duy nhất để sửa chữa những sai lầm trong quá khứ. Việc buông bỏ quá khứ mất khá nhiều thời gian nhưng cách hiệu quả nhất đó là thay đổi suy nghĩ của bản thân. Khi suy nghĩ thay đổi, cả cảm xúc và hành vi sẽ có sự chuyển biến tích cực.

2. Tha thứ cho bản thân

Khi trải qua những sự kiện gây sang chấn, tâm lý chung của tất cả mỗi người là tự đổ lỗi cho bản thân và đặt ra hàng loạt câu hỏi “giá như”. Những sự kiện xảy ra không theo chủ đích đều không do lỗi lầm của bất cứ ai. Vì vậy, thay vì tự dằn vặt và luôn mặc cảm tội lỗi, hãy tha thứ cho bản thân dù có lỗi hay không.

Tha thứ cho bản thân chính là liều thuốc giúp xóa tan nỗi ám ảnh về quá khứ. Đồng thời mang đến cho bản thân thêm một cơ hội để sống và trải nghiệm cuộc sống một cách trọn vẹn hơn.

3. Tập trung vào công việc để quên đi quá khứ

Với những người bị ám ảnh sợ quá khứ, bản thân thường dành nhiều thời gian để suy ngẫm về những chuyện đã qua. Tuy nhiên, sự chồng chéo của các dòng suy nghĩ với những sự kiện đã xảy ra tạo nên một vòng tròn luẩn quẩn, bệnh nhân chìm đắm trong mặc cảm tội lỗi, tự ti và bi quan về cuộc sống.

Làm sao để hết bị ám ảnh
Tập trung vào công việc là một trong những cách có thể khắc phục và vượt qua chứng ám ảnh sợ quá khứ

Để bản thân không có nhiều thời gian nghĩ về những sự kiện đã xảy ra, người bệnh nên tập trung vào công việc và học tập. Khi say mê làm việc, bản thân sẽ quên dần đi cảm giác đau khổ, tuyệt vọng và sự ám ảnh về quá khứ. Hơn nữa, tập trung vào việc học và công việc cũng giúp bản thân tạo ra thành tựu, ổn định tài chính và dần cải thiện chất lượng cuộc sống.

4. Học cách chia sẻ với những người xung quanh

Nếu không thể tự mình vượt qua nỗi ám ảnh và sợ hãi, hãy chia sẻ với những người đáng tin cậy như bạn đời, người thân, bạn bè, đồng nghiệp thân thiết,… Khi được lắng nghe và chia sẻ, những cảm xúc kìm nén sẽ được bộc lộc. Người bệnh sẽ cảm thấy nhẹ nhàng và dễ chịu hơn.

Ngoài ra những người ngoài cuộc sẽ giúp bệnh nhân có cái nhìn khách quan hơn về sự kiện đã xảy ra, từ đó giúp điều chỉnh cách nhìn nhận và thôi đổ lỗi cho bản thân. Sự hỗ trợ và quan tâm từ những người xung quanh sẽ là “liều thuốc” giúp bản thân người bệnh vượt qua mặc cảm tội lỗi và nhận ra giá trị đích thực của cuộc sống.

5. Nỗ lực để nâng cao giá trị bản thân

Người bị ám ảnh sợ quá khứ luôn tự tin về bản thân và cho rằng bản thân không tốt mới gặp phải những sự việc không mong muốn. Do đó, ngoài học cách buông bỏ và chấp nhận, cần nỗ lực để nâng cao giá trị của mình.

Trước tiên, cần làm tốt công việc và những nhiệm vụ được giao. Dành thời gian rảnh rỗi để học những kỹ năng cần thiết phục vụ cho công việc và cuộc sống. Nếu có thời gian, có thể tham gia những khóa học chuyên sâu để trau dồi chuyên môn, kỹ năng.

Làm sao để hết bị ám ảnh
Nâng cao giá trị bản thân cũng là cách vượt qua nỗi ám ảnh và sợ hãi về quá khứ một cách hiệu quả

Trong trường hợp kỹ năng xã hội kém, nên tham gia các khóa học rèn luyện khả năng giao tiếp, làm việc nhóm, kỹ năng lãnh đạo,… để tự tin hơn trong công việc cũng như cuộc sống. Khi giá trị của bản thân được nâng cao, người bệnh sẽ được những người xung quanh công nhận và dần thay đổi suy nghĩ bản thân yếu kém, xóa bỏ tâm lý tự ti và bi quan.

6. Xây dựng lối sống lành mạnh

Xây dựng lối sống lành mạnh cũng là cách để vượt qua nỗi ám ảnh sợ quá khứ. Lối sống khoa học giúp cải thiện sức khỏe thể chất và tinh thần, giảm dần những cảm xúc tiêu cực như buồn bã, bi quan, chán nản, tự ti,…

Làm sao để hết bị ám ảnh
Cần xây dựng lối sống lành mạnh để có thể vượt qua nỗi sợ và ám ảnh một cách dễ dàng

Lối sống lành mạnh giúp vượt qua nỗi ám ảnh sợ quá khứ:

  • Đảm bảo thời gian ngủ nghỉ, học tập và làm việc cân đối. Tránh tình trạng học tập, làm việc quá 8 giờ/ ngày khiến cơ thể bị suy nhược và mệt mỏi.
  • Mở rộng các mối quan hệ bằng cách tham gia các câu lạc bộ hoặc các khóa học. Những khóa học này vừa giúp bạn gia tăng mối quan hệ vừa trang bị những kiến thức và kỹ năng cần thiết để phục vụ cho cuộc sống lẫn công việc.
  • Thực hiện các biện pháp thư giãn như thiền định, tắm nước ấm, liệu pháp mùi hương, âm nhạc trị liệu,… để giải tỏa phiền muộn và căng thẳng trong cuộc sống. Ngoài ra, những biện pháp này cũng giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ và giảm một số triệu chứng thể chất do nỗi ám ảnh sợ quá khứ gây ra.
  • Dành 30 phút mỗi ngày để tập thể dục thể thao nhằm giải tỏa những cảm xúc tiêu cực. Bên cạnh đó, hoạt động thể chất còn giúp nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần.
  • Hạn chế dùng rượu bia, thuốc lá và đồ uống chứa caffeine. Các thói quen này có thể gia tăng mức độ lo âu, căng thẳng và khiến chứng ám ảnh sợ quá khứ kéo dài dai dẳng.

7. Tìm gặp các chuyên gia tâm lý trị liệu

Nếu không thể tự mình khắc phục được hoặc tình trạng tâm lý của bạn trở nên trầm trọng hơn, bạn có thể tìm gặp một chuyên gia tâm lý trị liệu. Họ sẽ trò chuyện để tìm hiểu vấn đề của bạn và hướng dẫn, hỗ trợ, đồng hành giúp bạn vượt qua sự sợ hãi, ám ảnh quá khứ.

Tâm lý trị liệu là một giải pháp hiệu quả cho những vấn đề liên quan đến tâm lý, tâm trí của con người. Hiện nay, ở các nước tiên tiến trên thế giới như Nhật Bản, Mỹ, Anh, Hàn… , tâm lý trị liệu được sử dụng một cách phổ biến để chữa trị các chứng bệnh như trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn cảm xúc, hòa hợp các mối quan hệ hay giúp một người từ bỏ thói quen xấu (nghiện game, rượu bia, chất kích thích… ).

Trị liệu ám ảnh sợ quá khứ tại Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam

Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực tâm lý trị liệu mang đến những dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm trí cho người Việt một cách bài bản, khoa học trên quy mô lớn tại Việt Nam.

Làm sao để hết bị ám ảnh

Các chuyên gia tâm lý trị liệu tại NHC Việt Nam là Master Coach hàng đầu đến từ Ủy bản NLP Hoa Kỳ (American Board of Neuro Linguistic Programming – ABNLP), là một trong số hiếm tổ chức uy tín hàng đầu thế giới về đào tạo NLP – Lập trình ngôn ngữ tư duy. Bằng kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn cao cùng sự nhạy bén, linh hoạt của một nhà trị liệu giỏi, các chuyên gia tâm lý trị liệu tại NHC Việt Nam đã giải quyết triệt để các chứng bệnh tâm lý đáng sợ như trầm cảm, rối loạn cảm xúc, rối loạn lo âu… cho hàng trăm khách hàng.

Bên cạnh việc giải thoát khỏi những nỗi sợ hãi, ám ảnh, những suy nghĩ tiêu cực do các chứng bệnh tâm lý mang lại, khách hàng còn học được các kỹ năng để ứng phó với những tình huống khó khăn trong cuộc sống, sống bình an, hạnh phúc hơn, cải thiện mối quan hệ với người thân xung quanh.

Hiện nay, Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam đang triển khai chương trình tham vấn tâm lý trong giờ hành chính tại chi nhánh Hà Nội và Hồ Chí Minh. Các bạn có thể liên hệ hotline 096 589 8008 hoặc điền thông tin đăng ký tại đây để đặt lịch tham vấn với các chuyên gia tâm lý trị liệu của Trung tâm.

TRUNG TÂM TÂM LÝ TRỊ LIỆU NHC VIỆT NAM
Uy tín – Tận tâm – Trách nhiệm – Chuyên nghiệp

Cơ sở 1: Số 11 ngõ 83 Trần Duy Hưng, Trung Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: 096 589 8008 | (024) 2216 8008

Cơ sở 2: Số 18 Phan Chu Trinh nối dài, Phường 13, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 096 299 8008 | (028) 2201 2555

Website: tamlytrilieunhc.com
Email: