Vì sao người bị bệnh cao huyết áp không nên an mặn sinh 11

Muối được tạo thành từ khoảng 40% natri và 60% clorua. Natri là một khoáng chất cần thiết cho chức năng cơ và thần kinh. Cùng với clorua, nó cũng giúp cơ thể duy trì sự cân bằng nước và khoáng chất thích hợp.

Muối thường được sử dụng để tạo hương vị cho thực phẩm hoặc bảo quản chúng. Vì vậy, trong đời sống hàng ngày, muối là gia vị không thể thiếu. 

Đối với một số người có thói quen ăn mặn, các món ăn càng nêm nhiều muối họ lại càng thấy món ăn ngon và đậm đà hơn. Tuy nhiên, việc ăn quá nhiều muối có thể gây ra những ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe. Đặc biệt ăn nhiều muối chính là yếu tố nguy cơ gây tăng huyết áp và các bệnh lý tim mạch.

BS. Lê Thanh Vân

Khi lượng natri trong máu cao, thận không thể phát huy tối đa khả năng làm việc sẽ gia tăng áp lực thẩm thấu trong lòng mạch. Hậu quả là nước sẽ di chuyển bên trong lòng mạch theo áp lực thẩm thấu gây tăng thể tích máu. Vì thế, ăn mặn là nguyên nhân gây bệnh tim mạch và làm huyết áp tăng cao.

https://suckhoedoisong.vn/an-man-hai-...

Khi ăn quá nhiều muối, nước sẽ được giữ lại trong lòng mạch, làm tăng thể tích máu lưu thông, tăng áp lực máu trong lòng mạch dẫn tới tăng huyết áp.

Bình thường, thận thực hiện tốt công việc điều chỉnh lượng natri và nước trong máu. Nếu ăn quá nhiều muối có thể làm rối loạn sự cân bằng này, khiến nồng độ natri trong máu tăng lên. Điều này khiến cơ thể giữ nhiều nước hơn và làm tăng cả chất lỏng bao quanh các tế bào và thể tích máu.

Khi lượng máu tăng lên, áp lực lên các mạch máu bắt đầu tăng lên và tim cần phải làm việc nhiều hơn để vận chuyển máu đi khắp cơ thể. Theo thời gian, sự căng thẳng này có thể dẫn đến xơ cứng mạch máu và làm tăng nguy cơ tăng huyết áp, bệnh tim và đột quỵ.

Ngoài ra, việc sử dụng quá nhiều muối dẫn đến một số bất lợi khác đối với sức khỏe như: giữ nước trong bệnh lý suy tim, thận nhiễm mỡ; gây phù chu kỳ, phù trước kỳ kinh, phù vô căn; tăng co thắt hay kích thích cơn hen suyễn; tăng thải canxi qua thận, tăng nguy cơ loãng xương...

Vì sao người bị bệnh cao huyết áp không nên an mặn sinh 11

Ăn mặn là nguyên nhân gây bệnh tim mạch và làm huyết áp tăng cao.

2. Người bệnh tăng huyết áp nên ăn uống thế nào?

Đối với bệnh nhân tăng huyết áp, nếu không điều trị đúng và thay đổi lối sống sẽ rất nguy hiểm, nguy cơ biến chứng nặng tăng lên rất nhiều. Chính vì vậy, mục tiêu khi điều trị tăng huyết áp cho bệnh nhân là loại bỏ yếu tố nguy cơ, kiểm soát mức huyết áp đề phòng biến chứng.

Để kiểm soát tốt huyết áp và duy trì cuộc sống khỏe mạnh, người bệnh tăng huyết áp cần có chế độ ăn và lựa chọn thực phẩm phù hợp.

Theo ThS.BS Lê Thị Hải, nguyên Giám đốc Trung tâm Khám tư vấn dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng quốc gia, người bệnh tăng huyết áp ngoài việc tuân thủ uống thuốc hạ áp đều đặn theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa tim mạch thì việc tuân thủ chế độ ăn, thay đổi lối sống cũng góp phần quan trọng giúp huyết áp ổn định, tránh được những biến chứng của bệnh.

Về chế độ ăn cho người tăng huyết áp cần chú ý:

- Ăn nhạt: Ăn giảm muối, chỉ nên ăn 2 -3g muối/ngày.

Nên tập ăn rau luộc không chấm nước mắm mặn, các món canh nấu nhạt hơn so với khẩu vị bình thường. Tăng cường hấp luộc, hạn chế các món xào, kho mặn. Không ăn các thức ăn chế biến sẵn, không ăn dưa cà muối và các loại mắm: mắm tôm, mắm tép…

- Ngoài ra cần lưu ý không ăn mỡ động vật và các phủ tạng; Ăn dầu thực vật ở mức độ vừa phải; Ăn nhiều rau xanh và trái cây ít ngọt; Nên uống sữa hàng ngày (400- 500ml), nên uống sữa tách béo không đường hoặc các loại sữa hạt không đường.

- Nếu đang bị thừa cân, béo phì phải ăn giảm tinh bột, đường ngọt, chất béo để cân nặng trở về bình thường. Không uống rượu bia và hút thuốc...

Vì sao người bị bệnh cao huyết áp không nên an mặn sinh 11

Người bệnh tăng huyết áp nên ăn giảm muối càng nhiều càng tốt.

3. Thực phẩm tốt cho người bệnh tăng huyết áp

3.1. Rau xanh

Rau xanh là nguồn thực phẩm giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất giúp giảm cholesterol, làm chậm sự tiến triển của xơ vữa động mạch, kiểm soát huyết áp và bảo vệ sức khỏe tim mạch, rất có lợi cho người bệnh tăng huyết áp.

Người bệnh nên ăn các loại rau như: cà chua, cần tây, rau cải, rau bí, khoai tây, nấm, mộc nhĩ…

3.2. Trái cây tươi

Trái cây cũng là nguồn thực phẩm giàu chất xơ, chất chống oxy hóa rất tốt. Đặc biệt là vitamin C - một loại vitamin có nhiều trong trái cây họ cam quýt giúp tăng cường khả năng miễn dịch cho người bệnh. Ngoài ra, các vitamin và khoáng chất như vitamin B, magiê, phốt pho, kali trong loại trái cây này cũng cải thiện nồng độ cholesterol, làm giảm huyết áp, tốt cho sức khỏe tim mạch.

Chuối rất tốt cho người bệnh tăng huyết áp vì đây là loại trái cây giàu chất xơ, chất chống ôxy hóa và kali giúp tăng cường tiêu hóa, giảm cholesterol và hạ huyết áp.

Người bệnh tăng huyết áp nên ăn dưa hấu. Thành phần chủ yếu trong dưa hấu là nước và các vitamin C, A, PP… giúp chống ôxy hóa, giảm cholesterol, giúp kiểm soát huyết áp và bảo vệ sức khỏe tim mạch…

Vì sao người bị bệnh cao huyết áp không nên an mặn sinh 11

Trái cây giàu vitamin C tốt cho người bệnh tăng huyết áp.

3.3. Các loại đậu

Các loại đậu cung cấp một số carbs tự nhiên cùng với protein thực vật và một loạt các vitamin và khoáng chất, bao gồm magiê hỗ trợ huyết áp lành mạnh. Thêm vào đó, chất xơ hòa tan và không hòa tan, bao gồm cả tinh bột kháng tự nhiên có trong đậu có thể giúp hỗ trợ kiểm soát huyết áp.

3.4. Ngũ cốc nguyên hạt

Ngũ cốc nguyên hạt như yến mạch là lựa chọn tốt để hỗ trợ huyết áp khỏe mạnh. Không giống như ngũ cốc tinh chế, ngũ cốc nguyên hạt chứa nhiều chất dinh dưỡng phong phú và đa dạng có lợi cho sức khỏe hơn như: chất xơ, vitamin và khoáng chất.

Ăn nhiều ngũ cốc nguyên hạt giàu chất xơ cũng có thể làm giảm nguy cơ tăng huyết áp bằng cách tăng cường hệ vi sinh vật đường ruột. Yến mạch có thể đặc biệt có giá trị vì chúng chứa một loại chất xơ được gọi là beta-glucans. Ăn loại chất xơ này có liên quan đến cả huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương thấp hơn.

3.5. Sữa chua nguyên chất

Sữa chua tự nhiên chứa bộ ba khoáng chất hỗ trợ huyết áp: canxi, magiê và kali lành mạnh. Thêm vào đó, theo nghiên cứu, lợi khuẩn được tìm thấy trong sữa chua có thể cải thiện huyết áp ổn định.

Theo lời khuyên của bác sĩ đối với người bệnh tăng huyết áp chỉ nên ăn lượng muối dưới 3g/ngày. Vậy nên giảm muối bằng cách nào để các món ăn vẫn ngon và đủ dinh dưỡng?

Người bệnh nên giảm muối bằng cách:

  • Khi chế biến món ăn nên hạn chế nêm, ướp muối
  • Sử dụng nhiều món ăn hấp, luộc thay cho các món kho, xào, nướng…
  • Hạn chế dùng gia vị, nước chấm đặt trên bàn ăn trong khi ăn
  • Không nên sử dụng các loại thức ăn chế biến sẵn có nhiều muối như: dưa cà muối, xúc xích, giăm bông, thịt xông khói…
  • Khi mua đồ hộp hoặc đồ chế biến sẵn nên lưu ý đọc thành phần để có thể "nói không" với sản phẩm có quá nhiều muối.
  • Tự nấu ăn tại nhà để có thể kiểm soát lượng muối nạp vào cơ thể.

Vì sao người bị bệnh cao huyết áp không nên an mặn sinh 11

Nên ăn nhiều món hấp, luộc; hạn chế chiên, xào.

5. Phòng bệnh tăng huyết áp

Để phòng bệnh tăng huyết áp, chúng ta cần lưu ý thực hiện lối sống lành mạnh và chế độ dinh dưỡng khoa học. Cụ thể:

  • Ăn uống cân bằng, đủ chất dinh dưỡng
  • Chỉ nên dùng không quá 5g muối/ngày
  • Tăng cường ăn rau xanh, quả tươi
  • Hạn chế thức ăn có nhiều cholesterol và axit béo no
  • Đảm bảo đủ kali và các yếu tố vi lượng trong khẩu phần ăn hằng ngày
  • Hạn chế uống bia rượu.
  • Không hút thuốc lá, thuốc lào

Ngoài ra cần duy trì cân nặng hợp lý, dồng thời tăng cường hoạt động thể lực, tránh lo âu, căng thẳng, sống tích cực. Thường xuyên kiểm tra huyết áp để phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Xem thêm video đang được quan tâm

Hậu covid- Phục hồi chức năng cho người mắc COVID-19 nhẹ và không triệu chứng

Hà Anh

Người dân Bắc Nhật Bản từng dùng 25-30 g muối/ngày, và 40% dân số ở đây bị cao huyết áp. Trong khi đó, dân miền Nam chỉ ăn mỗi ngày 10 g muối, tỷ lệ mắc bệnh là 20%. Người Eskimô và vài bộ lạc châu Phi rất ít bị cao huyết áp do thói quen ăn nhạt.

Muối ăn là một loại gia vị không thể thiếu. Nếu ai chẳng may mắc một số bệnh phải ăn nhạt hoàn toàn thì thật là khổ sở vì sẽ mất đi cảm giác ngon miệng. Thế nhưng nếu ăn nhiều muối thì lại không tốt cho sức khỏe (muối ở đây bao gồm cả muối ăn, nước mắm, bột canh).

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối liên quan giữa muối ăn và bệnh cao huyết áp. Những quần thể dân cư có tập quán ăn mặn luôn có tỷ lệ người cao huyết áp lớn hơn so với các quần thể có tập quán ăn nhạt.

Ở Việt Nam, Viện dinh dưỡng từng điều tra về lượng muối mà một người tiêu thụ mỗi ngày, kết quả: người Nghệ An 14 g, người Thừa Thiên Huế 13 g; tỷ lệ cao huyết áp ở 2 địa phương này là 18%. Ở Hà Nội, người dân ăn mỗi ngày 9 g muối, tỷ lệ mắc bệnh là 11%.

Thực tế lâm sàng cũng cho thấy: một chế độ ăn nhạt, nhiều rau và quả chín có tác dụng hạ huyết áp. Những người bị cao huyết áp dùng thuốc lợi tiểu thải muối sẽ hạ được huyết áp.

Tại sao ăn nhiều muối lại bị tăng huyết áp? Vì nó làm tăng tính thấm của màng tế bào đối với natri, ion natri sẽ chuyển nhiều vào tế bào cơ trơn của thành mạch máu, gây tăng nước trong tế bào, tăng trương lực của thành mạch, gây co mạch, tăng sức cản ngoại vi, dẫn đến tăng huyết áp. Việc ăn nhiều muối cộng thêm các yếu tố stress trong cuộc sống sẽ làm tăng hoạt động của hệ thần kinh giao cảm, tăng hoạt động của hệ renin - angiotensin, dẫn đến tăng tái hấp thu natri ở ống thận. Ion natri vào nhiều trong tế bào của cơ trơn gây co mạch, tăng sức cản ngoại vi và tăng huyết áp.

Thành phần chính của muối ăn là natri. Natri trong chế độ ăn có từ 2 nguồn: nguồn có sẵn trong thực phẩm và nguồn cho thêm vào thức ăn trong quá trình chế biến (phần này phụ thuộc vào từng người). Theo một số tác giả, một chế độ ăn không cho thêm muối cũng đã cung cấp 1,6 g natri, tương đương với 4,1 g muối ăn.

Một ngày nên ăn lượng muối bao nhiêu là đủ? Đối với người bình thường không bị tăng huyết áp, không bị thừa cân, không mắc các bệnh phải kiêng mặn cũng chỉ nên ăn 6-8 g muối một ngày, mì chính không nên ăn quá 5 g/ngày. Những người từ 45 tuổi trở lên cũng nên ăn hạn chế muối.

Ngay cả đối với trẻ em từ khi bắt đầu ăn bổ sung cũng nên tập thói quen ăn nhạt, khi nấu bột có thể không cần cho thêm muối, nhất là trong những trường hợp trộn thêm sữa bột, pho mát vào bột, cháo; vì bản thân muối trong thức ăn cũng đã đủ cho nhu cầu của trẻ. Trong những trường hợp trẻ đã quen ăn muối thì cũng nên nấu nhạt hơn so với khẩu vị của người lớn. Vì chức năng thận của trẻ còn yếu nên khả năng thải muối kém, natri bị tích tụ nhiều trong cơ thể không tốt cho sức khỏe của trẻ.

Trong bữa ăn hằng ngày, không nên dùng quá nhiều thực phẩm chứa nhiều muối như: dưa cà muối mặn, mắm tôm, cá mắm, thịt cá đóng hộp, thịt hun khói, thịt sấy khô, thịt muối, các loại thức ăn chế biến sẵn, các loại rau quả đóng hộp...

Những người bị tăng huyết áp nên ăn nhạt, chỉ dùng 2-3 g muối/ngày và ăn hạn chế các loại thực phẩm chứa nhiều muối. Nên bỏ thói quen dùng thêm bát nước mắm trong bữa ăn, kể cả chấm rau luộc. Những người bệnh suy thận, suy tim phải thực hiện chế độ ăn nhạt tùy theo từng giai đoạn của bệnh; ở giai đoạn nặng phải ăn nhạt hoàn toàn, tức không được sử dụng muối và mì chính trong chế biến cũng như tại bàn ăn, không dùng các loại thức ăn chế biến sẵn có nhiều muối.

ThS LÊ THỊ HẢI, Sức Khỏe & Đời Sống