Vì sao trẻ em lại mắc các bệnh về đường hô hấp đặc biệt là viêm đường hô hấp trên

Hàng năm cứ đến cuối thu, đầu đông là bệnh viêm đường hô hấp trên có nguy cơ bùng phát. Viêm đường hô hấp trên tuy là một bệnh không gây nguy hiểm tức thì nhưng đôi khi hậu quả của nó gây nhiều phiền toái cho người bệnh.

Ví dụ như vi khuẩn có thể đi vào máu gây nhiễm trùng huyết, viêm não – màng não là những căn bệnh rất nguy hiểm. Viêm đường hô hấp trên bao gồm: viêm họng, hầu, mũi, viêm thanh quản, VA (Végetation Adenoide), viêm các xoang…

Viêm đường hô hấp trên được chia thành 2 loại: cấp tính và mạn tính.

Viêm đường hô hấp trên cấp tính

Bệnh thường xảy ra khi có một số yếu tố thuận lợi tác động như: thay đổi thời tiết từ nóng sang lạnh; gió mưa, áp thấp nhiệt đới, uống nước quá lạnh hoặc nước đá, ăn kem; nằm, ngồi trước luồng gió lạnh của quạt hoặc điều hòa nhiệt độ…

Triệu chứng gặp đầu tiên là sốt (có thể sốt nhẹ, đôi khi sốt cao kèm theo rét run), kèm theo sốt là ho, hắt xì hơi và chảy nước mũi.

Cơn ho có khi chỉ thúng thắng, co khi ho liên tục. Nếu bệnh nhân là người lớn hoặc trẻ em lớn còn có triệu chứng bị đau họng khi nuốt, khi ăn. Chảy mũi nước là triệu chứng hay gặp, đặc biệt là trẻ nhỏ.

Vì sao trẻ em lại mắc các bệnh về đường hô hấp đặc biệt là viêm đường hô hấp trên

Viêm đường hô hấp trên rất phổ biến ở trẻ nhỏ

Viêm đường hô hấp trên mạn tính

Khi bị viêm đường hô hấp trên cấp tính mà không được điều trị hoặc điều trị không dứt điểm thì rất dễ dàng chuyển thành mạn tính.

Triệu chứng của viêm đường hô hấp trên mạn tính là ho thúng thắng, rát họng, nuốt thấy hơi vướng như có vật gì nằm trong họng, đặc biệt ở trẻ em là chảy mũi nước thường xuyên (một hoặc cả hai bên mũi).

Một số trẻ em bị VA mạn tính kéo dài mà căn nguyên do vi khuẩn mủ xanh (Pseudomonas aeruginosa) thì chất nhầy chảy ra ở mũi thường có màu xanh mà người ta hay gọi là “thò lò mũi xanh”. Ngoài chảy mũi, trẻ ngủ thường thở bằng miệng.

Ở người lớn, ngoài triệu chứng điển hình là rát họng, nuốt vướng còn có nghẹt mũi (một bên hoặc cả hai) do hiện tượng phì đại cuống mũi… Trong những trường hợp viêm xoang thường có kèm theo triệu chứng đau đầu…

Do nhiều căn nguyên khác nhau, có thể do dị ứng với thời tiết, với các loại dị nguyên khác nhau (kháng nguyên) có trong không khí, trong bụi, dị ứng hoặc tác động của hóa chất, khói thuốc lá (hoặc hút hoặc hít phải khói thuốc lá, thuốc lào do người khác nhả ra) hoặc do vi sinh vật gây bệnh (vi nấm, vi khuẩn, virus).

Vi khuẩn bao gồm nhiều loài khác nhau, nhưng có một số vi khuẩn thường ký sinh ở đường hô hấp trên, bình thường chúng không gây bệnh nhưng khi gặp điều kiện thuận lợi, đặc biệt là khi sức đề kháng của cơ thể bị giảm sút, vì một lý do nào đó thì các vi khuẩn ký sinh ở đường hô hấp trở nên gây bệnh. 

Một số vi khuẩn thường gặp ký sinh ở đường hô hấp trên là họ cầu khuẩn, trong đó đặc biệt lưu ý là loại vi khuẩn phế cầu (streptococcus pneumoniae); liên cầu, nhất là liên cầu nhóm A (streptococus pyogenes); Haemophilus influenzae, B. catarrhalis, xoắn khuẩn Vincent, một số vi khuẩn đường ruột như E.coli, enterobacter, citrobacter, thậm chí còn có cả trực khuẩn mủ xanh (P.aeruginosa), tụ cầu vàng (S. aureus).

Ngoài vi khuẩn, còn có loại vi nấm như candida albicans cũng hay gặp gây bệnh ở đường hô hấp trên, điển hình nhất là bệnh tưa lưỡi.

Vì sao trẻ em lại mắc các bệnh về đường hô hấp đặc biệt là viêm đường hô hấp trên

Vi khuẩn là nguyên nhân chính dẫn đến viêm đường hô hấp trên

Viêm đường hô hấp trên do vi khuẩn, vi nấm gặp khá phổ biến trong cộng đồng dân cư, đặc biệt là các nước đang phát triển, các nước ở vùng nhiệt đới có khí hậu nóng, ẩm rất thuận lợi cho các vi khuẩn, vi nấm phát triển.

Mỗi khi chẩn đoán là viêm đường hô hấp trên được xác định là căn nguyên do vi khuẩn, nếu có điều kiện nên tiến hành cho thử nghiệm với kháng sinh thông dụng (người ta gọi là kháng sinh đồ), để lựa chọn kháng sinh điều trị thích hợp làm cho bệnh chóng khỏi, không nên điều trị bao vây làm cho vi khuẩn có nguy cơ kháng thuốc kháng sinh (nhờn thuốc).

Ở nước ta, hầu hết các phòng xét nghiệm vi sinh của Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã thực hiện được kháng sinh đồ, đó là điều rất thuận lợi cho việc điều trị các bệnh viêm đường hô hấp trên do vi khuẩn.

Điều này có liên quan mật thiết đến vệ sinh môi trường, đây là một công tác của mọi người, mọi nhà, mọi ngành, mọi cấp.

Đối với cá nhân, nhất là trẻ em và người cao tuổi cần mặc áo ấm, giữ ấm cổ vào những ngày gió lạnh. Cần tắm trong buồng kín gió, tốt nhất là có nước ấm để tắm, không nên tắm thời gian lâu, tắm xong nên lau ngay cho đầu tóc, mình mẩy thật khô và mặc quần áo ngay.

Cần vệ sinh răng miệng hàng ngày, nên tập cho trẻ có một thói quen tốt là đánh răng trước và sau khi ngủ dậy.

Vì sao trẻ em lại mắc các bệnh về đường hô hấp đặc biệt là viêm đường hô hấp trên

Phòng bệnh viêm đường hô hấp trên rất cần thiết

Khi ra đường nên đeo khẩu trang để hạn chế hít phải nhiều bụi, trong đó có những loại bụi có mang cả các dị nguyên và vi sinh vật. Tuyệt đối không hút thuốc lá, thuốc lào.

Những gia đình dùng bếp than cần có biện pháp hạn chế đến mức tối đa hít phải khí độc do than khi đốt cháy thải ra. Những gia đình dùng bếp củi, rơm, rạ nên dùng loại bếp ít khói.

Những đối tượng thường hay bị mắc bệnh viêm đường hô hấp trên nên được khám bệnh để được điều trị và tư vấn những vấn đề có liên quan đến bệnh.

Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo, các bệnh viêm đường hô hấp trên như cúm, viêm mũi họng, viêm phế quản, viêm tai giữa, viêm phổi… gây ra 10 triệu ca tử vong hàng năm. Một em bé dưới 5 tuổi có thể bị viêm đường hô hấp trên 4 – 6 lần trong một năm, điều này khiến trẻ suy giảm sức khỏe, chậm phát triển cả thể chất và trí tuệ.

Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Phó Chủ tịch Liên chi Hội Truyền nhiễm TP.HCM cho biết, các bệnh viêm đường hô hấp trên ở trẻ tăng cao theo chu kỳ hằng năm, đỉnh điểm vào tháng 9-12 khi thời tiết chuyển mùa. Ngoài yếu tố bệnh theo mùa, tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng với diễn biến thất thường của các chỉ số ô nhiễm không khí cũng là yếu tố nguy cơ, làm cho tỷ lệ trẻ mắc bệnh đường hô hấp ngày một tăng cao.

Vì sao trẻ em lại mắc các bệnh về đường hô hấp đặc biệt là viêm đường hô hấp trên

Hệ hô hấp được xác định bắt đầu từ cửa mũi trước tới các phế nang trong phổi. Đường hô hấp trên bao gồm mũi, hầu, họng, xoang và thanh quản. Chức năng của hệ hô hấp trên là lấy không khí bên ngoài, làm ẩm, sưởi ấm và lọc không khí trước khi đưa vào phổi. Trong khi đó, chức năng của hệ hô hấp dưới là thực hiện các chức năng lọc và trao đổi khí.

Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, viêm đường hô hấp trên là tổng hợp nhiều bệnh lý khác nhau, bao gồm viêm họng, cảm lạnh, viêm xoang, viêm mũi, viêm thanh quản, viêm tai giữa… Hệ hô hấp trên chính là cơ quan đầu tiên tiếp xúc với mọi điều kiện bất lợi từ môi trường, kể cả vi khuẩn, nấm mốc… do đó cơ quan này vô cùng nhạy cảm và dễ mắc bệnh.

Thông thường, những đối tượng dễ mắc bệnh viêm đường hô hấp trên là trẻ em, người cao tuổi, người bị bạch cầu, bị suy giảm miễn dịch… Hiện nay, rất nhiều bậc phụ huynh vẫn còn thờ ơ và chủ quan với các biến chứng gây ra do viêm đường hô hấp trên vì nghĩ rằng đây là bệnh đơn giản, không đáng ngại. Tuy nhiên, người bệnh có thể gặp các vấn đề như viêm phế quản, viêm phổi, nguy hiểm hơn là suy hô hấp gây tử vong nếu không được điều trị đúng và kịp thời.

Bệnh viêm đường hô hấp trên gây ra bởi virus, vi khuẩn, nấm mốc, bụi, khí độc. Trong đó, các tác nhân virus, vi khuẩn có thể kể đến là liên cầu khuẩn tan máu nhóm A, phế cầu khuẩn, Haemophilus influenzae, một số loại nấm… Ban đầu, chúng thường khởi phát bằng sự nhiễm và gây viêm của một loại virus trước đó, sau đó biến chứng thành nhiễm vi khuẩn gây nên tình trạng viêm họng, nhiễm trùng đường hô hấp trên.

Ngoài ra, vẫn có một số yếu tố nguy cơ khác làm tăng khả năng xâm nhập của một số loại virus, vi khuẩn gây bệnh viêm đường hô hấp trên như:

  • Tình trạng sức khỏe: Trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 1 tuổi, trẻ sinh non,  trẻ còi xương, suy dinh dưỡng, hoặc người bị suy giảm miễn dịch.
  • Môi trường sống: Người sống trong môi trường ẩm thấp, thường xuyên tiếp xúc với điều kiện vệ sinh kém. Trẻ nằm ở phòng có điều hòa với nhiệt độ thấp, khiến mũi họng thường bị khô dẫn đến viêm, nguy cơ mắc bệnh càng tăng cao hơn khi thời tiết chuyển lạnh.

Vì sao trẻ em lại mắc các bệnh về đường hô hấp đặc biệt là viêm đường hô hấp trên

Triệu chứng của bệnh đường hô hấp trên thường rất đa dạng, chúng có thể là dấu hiệu đơn lẻ hoặc kết hợp của nhiều dấu hiệu như:

  • Sốt: Đây là triệu chứng thường gặp nhất, trẻ em thường dễ sốt cao hơn người lớn, thân nhiệt có thể tăng cao 39-40 độ C, kèm theo các dấu hiệu như viêm kết mạc, ngứa, đau mắt, chảy nước mắt…
  • Ho: Ho là triệu chứng xuất hiện trong hầu hết các bệnh viêm đường hô hấp, thông thường ho thường xuất hiện từng cơn, ho khan có đờm hoặc không đờm.
  • Nghẹt mũi, chảy nước mũi, đau cổ họng, mệt mỏi chán ăn.
  • Khó thở: Đây là triệu chứng ít gặp, một khi đã gặp thì bệnh đã có dấu hiệu trở nặng, nếu không chữa trị tốt, bệnh có thể chuyển sang viêm đường hô hấp trên mãn tính với triệu chứng thường là ho, rát họng, nuốt thấy hơi vướng trong họng, nghẹt mũi do hiện tượng phì đại cuống mũi.
  • Một số trẻ em bị viêm VA mãn tính kéo dài do trực khuẩn, có chất nhầy màu xanh ở mũi, trường hợp gây viêm xoang thường kèm theo triệu chứng đau đầu.

Trẻ bị nhiễm bệnh đường hô hấp trên nếu không điều trị kịp thời rất dễ dẫn tới viêm đường hô hấp dưới với những triệu chứng như: khó thở, thở nhanh, thở rít, viêm phế quản, viêm tiểu phế quản, viêm phổi. “Biến chứng nặng đó là tình trạng bội nhiễm kéo theo các bệnh lý khác, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến tử vong do biến chứng viêm màng não, viêm tim, viêm cầu thận, thấp khớp cấp…”, bác sĩ Trương Hữu Khanh cho biết thêm.

Vì sao trẻ em lại mắc các bệnh về đường hô hấp đặc biệt là viêm đường hô hấp trên

Nhiều nghiên cứu cho thấy, viêm đường hô hấp trên là bệnh lý có tỷ lệ tử vong cao so với các bệnh đường hô hấp khác. Hàng năm, thế giới có khoảng 4,3 triệu trẻ em dưới 5 tuổi tử vong vì nhiễm khuẩn đường hô hấp trên.

Bác sĩ Trương Hữu Khanh lưu ý, khi trẻ mắc bệnh viêm đường hô hấp trên, bố mẹ cần đưa trẻ đi khám bác sĩ để đánh giá được mức độ bệnh. Hầu hết các trường hợp mắc viêm đường hô hấp trên ở thể nhẹ đều được bác sĩ chỉ định cho chăm sóc, theo dõi và điều trị tại nhà, cụ thể:

  • Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng: Phụ huynh nên tiếp tục cho trẻ ăn, bú bình thường, nên cho trẻ ăn nhiều lần trong ngày và không nên ép trẻ. Trong trường hợp trẻ bị nghẹt mũi, phụ huynh có thể làm sạch mũi bằng nước muối NaCl 0,9%.
  • Bổ sung nước: Nước rất quan trọng, phụ huynh cần bổ sung đủ nguồn nước giúp cơ thể bé mau khỏe mạnh.
  • Giữ ấm cơ thể cho bé khi thời tiết lạnh, vệ sinh thân thể và môi trường sống sạch sẽ, tránh ở những nơi ẩm thấp.
  • Nếu trẻ bị sốt, nên cho trẻ nằm trong phòng mát, thường xuyên lau mát ở các vùng trán, nách, bẹn bằng nước ấm. Trong trường hợp trẻ sốt cao trên 38 độ, nên cho trẻ dùng thuốc hạ sốt và đến gặp bác sĩ ngay nếu sốt kéo dài không hạ.
  • Ngoài ra, nếu trẻ ho nhiều, phụ huynh cũng có thể sử dụng một số thuốc ho thảo dược hoặc thuốc ho có sự kê toa của bác sĩ.

Trong trường hợp trẻ có những triệu chứng dưới đây, phụ huynh cần đưa trẻ đến bác sĩ ngay để được điều trị kịp thời:

  • Bé không ăn uống được hoặc không bú sữa.
  • Trẻ khó thở, thở gấp, thở rút lõm lồng ngực… đây là biểu hiện của bệnh viêm phổi, cũng là biến chứng nguy hiểm của viêm đường hô hấp trên.
  • Trẻ sốt cao kéo dài từ 2 ngày.

Chia sẻ về các phương pháp phòng tránh bệnh viêm đường hô hấp trên, bác sĩ Trương Hữu Khanh cho rằng: “Để bảo vệ sức khỏe cho bé, tránh các bệnh viêm đường hô hấp trên khi thời tiết chuyển mùa, bố mẹ cần lưu ý tạo môi trường sống thông thoáng cho bé. Cho trẻ uống nước nhiều, giữ ấm cơ thể và đảm bảo dinh dưỡng hợp lý.

Đặc biệt, bố mẹ cần lưu ý tiêm chủng đầy đủ cho trẻ, nhất là các loại vắc xin phòng bệnh đường hô hấp như vắc xin Synflorix và Prevenar 13 phòng bệnh viêm phổi, viêm tai giữa, viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết; vắc xin cúm phòng bệnh cúm mùa…Trường hợp trẻ mắc bệnh nên đưa đi khám, không nên tự ý dùng thuốc, nhất là thuốc kháng sinh”.

Cho đến nay, tiêm vắc xin vẫn là phương pháp đơn giản, hiệu quả và kinh tế nhất để phòng các bệnh viêm đường hô hấp trên. Hiện tại, Trung tâm Tiêm chủng cho Trẻ em và Người lớn VNVC đang có đủ các loại vắc xin phòng bệnh viêm đường hô hấp trên như:

  • Vắc xin phế cầu Synflorix (Bỉ): Phòng bệnh viêm phổi, viêm màng não, viêm tai giữa cấp tính, nhiễm khuẩn huyết (nhiễm trùng máu)… do phế cầu khuẩn Streptococcus Pneumoniae, dành cho trẻ từ 6 tuần tuổi – 5 tuổi.
  • Vắc xin phế cầu Prevenar 13 (Bỉ): Phòng bệnh viêm phổi, viêm màng não, viêm tai giữa cấp tính, nhiễm khuẩn huyết (nhiễm trùng máu)… do phế cầu khuẩn Streptococcus Pneumoniae, dành cho trẻ từ 6 tuần tuổi trở lên, người trưởng thành và người cao tuổi và người mắc các bệnh mãn tính như phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD); lao phổi, tim mạch, tiểu đường…
  • Vắc xin cúm: Phòng bệnh cúm mùa, dành cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên và người lớn. Hiện VNVC đang có nhiều loại vắc xin phòng bệnh cúm mùa.

Trung tâm tiêm chủng VNVC là đơn vị tiêm chủng đầu tiên tại Việt Nam đầu tư hệ thống kho lạnh GSP đạt chuẩn. Với dây chuyền lạnh Cold Chain hiện đại (kho bảo quản vắc xin, thiết bị vận chuyển chuyên dụng, tủ bảo quản vắc xin chuyên dụng tại phòng tiêm) giúp đảm bảo vắc xin luôn được giữ ở nhiệt độ tiêu chuẩn 2-8 độ C, nhằm đảm bảo sự an toàn, hiệu quả khi sử dụng.

Ngoài ra, VNVC luôn đảm bảo an toàn tiêm chủng, đặt sức khỏe khách hàng lên hàng đầu. 100% khách hàng được khám sàng lọc miễn phí trước tiêm, 100% điều dưỡng có chứng chỉ an toàn tiêm chủng và đã qua khóa đào tạo về các kỹ năng tiêm chủng giúp người được tiêm, đặc biệt là trẻ nhỏ ít đau hơn. Tất cả khách hàng đến tiêm đều được theo dõi tình trạng sức khỏe sau tiêm; dặn dò, cung cấp tài liệu về tiêm chủng trước khi ra về.

Vì sao trẻ em lại mắc các bệnh về đường hô hấp đặc biệt là viêm đường hô hấp trên

Để đăng ký tiêm vắc xin phòng các bệnh viêm đường hô hấp trên hoặc tư vấn về lịch tiêm chủng, Quý khách hàng có thể liên hệ tổng đài 028.7300 6595, qua fanpage Trung tâm tiêm chủng Trẻ em và Người lớn – VNVC hoặc đến trực tiếp các trung tâm tiêm chủng trên toàn hệ thống.