Viêm đa khớp dạng thấp uống thuốc gì

Nhiều bệnh có thể giống viêm khớp dạng thấp (RA):

RF có thể không đặc hiệu và thường có trong một số bệnh tự miễn ; sự hiện diện của anti CCP đặc hiệu hơn đối với VKDT. Ví dụ, viêm gan C có thể có viêm khớp tương tự như VKDT trên lâm sàng và RF-dương tính; tuy nhiên, anti CCP âm tính.

Một số bệnh nhân viêm khớp do tinh thể Tổng quan về bệnh khớp do tinh thể có thể đáp ứng các tiêu chuẩn chẩn đoán VKDT; tuy nhiên, nên làm xét nghiệm dịch khớp để chẩn đoán. Ít nghĩ đến VKDT nếu có vi tinh thể. Tổn thương khớp và nốt dưới da có thể là hậu quả của bệnh gút, cholesterol và amyloidois cũng như VKDT; đôi khi cần chọc hút hoặc sinh thiết các nốt.

Lupus ban đỏ hệ thống Lupus ban đỏ hệ thống (SLE)

Viêm đa khớp dạng thấp uống thuốc gì
thường phân biệt được nếu có tổn thương da ở những vùng phơi sáng nhẹ, rụng tóc, tổn thương niêm mạc miệng và mũi, không có ăn mòn khớp trong các bệnh viêm khớp kéo dài, dịch khớp thường có < 2000 bạch cầu/mcL (2,0 x 10^9) (chủ yếu là các tế bào đơn nhân), kháng thể kháng Ds-DNA, bệnh thận và nồng độ bổ thể huyết thanh thấp. Trái ngược với VKDT, các biến dạng trong lupus thường có thể giảm, không bị ăn mòn và tổn thương xương hoặc sụn trên các phương tiện chẩn đoán hình ảnh.

Sarcoidosis Sarcoidosis , Bệnh Whipple Bệnh Whipple , multicentric reticulohistiocytosis và các bệnh hệ thống khác có thể liên quan đến khớp; các đặc điểm lâm sàng khác và sinh thiết mô đôi khi giúp phân biệt các bệnh này. Thấp khớp cấp đau khớp kiểu di chuyển và bằng chứng nhiễm liên cầu khuẩn trước đó (nuôi cấy hoặc xét nghiệm ASLO); ngược lại, VKDT có xu hướng đau kiểu tiến triển theo thời gian.

Viêm khớp phản ứng Viêm khớp phản ứng

Viêm đa khớp dạng thấp uống thuốc gì
có thể phân biệt bởi các tiền triệu đường tiêu hóa và bộ phận sinh dục; đau không đối xứng và đau gân Achilles, khớp cùng chậu, và các khớp lớn ở chân; viêm kết mạc; viêm mống mắct; loét miệng không đau; balanitis circinata; hoặc ### trên bàn chân và những nơi khác.

Bệnh viêm khớp vẩy nến Viêm khớp vẩy nến

Viêm đa khớp dạng thấp uống thuốc gì
có xu hướng không đối xứng và thường không liên quan đến RF, nhưng khác biệt có thể rất khó nhận nếu không có tổn thương da hoặc móng. Sự liên quan đến khớp đốt xa và bệnh hoại tử nghiêm trọng (arthritis mutilans) rất gợi ý, nếu có sưng ngón lan rộng (chi hình khúc dồi). Phân biệt giữa viêm khớp vẩy nến và VKDT rất quan trọng vì đáp ứng với các thuốc đặc hiệu khác nhau.

Thoái hóa khớp Thoái hóa khớp (OA)

Viêm đa khớp dạng thấp uống thuốc gì
có thể được phân biệt bởi vị trí khớp tổn thương; không có hạt dạng thấp, các biểu hiện hệ thống, RF dương tính rõ; và số lượng bạch cầu dịch khớp < 2000/mcL (2,0 x10^9/L). Thoái hóa khớp bàn tay thường bị các khớp đốt ngón xa, khớp bàn ngón tay cái, các khớp ngón gần tay và chân có thể có thể bị nhưng thường không đau khớp cổ tay. VKDT không ảnh hưởng đến khớp đốt ngón xa.

Viêm đa khớp không còn là bệnh lý quá hiếm gặp. Ở Việt Nam, cứ 100 người mắc bệnh về xương khớp thì có tới 20 người bị viêm đa khớp (Nguồn: Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec). Đáng quan ngại hơn, bệnh viêm đa khớp có thể xảy ra ở bất kỳ ai, bất kỳ độ tuổi nào. Vì vậy, trang bị cho mình những kiến thức về bệnh sẽ giúp bạn phát hiện sớm các dấu hiệu viêm đa khớp, thăm khám và chữa trị kịp thời.

1. Viêm đa khớp là gì?

Viêm đa khớp là tình trạng viêm, đau ở 4 hoặc nhiều khớp hơn trên cơ thể. Điều này gây ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt, khả năng thực hiện công việc hàng ngày bởi việc vận động thường xuyên sẽ khiến các cơn đau dữ dội hơn.

Viêm đa khớp dạng thấp uống thuốc gì
Hình ảnh minh họa bệnh viêm đa khớpCó thể bạn quan tâm: > Viêm khớp là gì? Dấu hiệu nhận biết sớm và cách chữa trị > Tìm hiểu triệu chứng của bệnh viêm khớp gối > Viêm xương khớp vào ban đêm do đâu?

2. Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm đa khớp

Các triệu chứng viêm đa khớp tương tự như triệu chứng của bệnh viêm khớp dạng thấp. Cụ thể, các biểu hiện điển hình viêm đa khớp bao gồm:

  • Đau nhiều khớp, dữ dội hơn khi vận động nhiều, vận động quá mức.
  • Cứng khớp. Khó cử động khớp vào buổi sáng, có thể kéo dài trên 1 tiếng.
  • Sưng đỏ, nóng vùng khớp.

Ngoài ra, bệnh viêm đa khớp còn có một số dấu hiệu khác như:

  • Phát ban
  • Sốt
  • Sưng hạch bạch huyết
  • Chán ăn, người mệt mỏi và thiếu năng lượng, suy nhược, sụt cân bất thường…

Với bệnh viêm đa khớp dạng thấp còn có một triệu chứng khá đặc biệt, đó là tính đối xứng. Chẳng hạn như, người bệnh viêm đa khớp dạng thấp ở bàn tay trái thì bàn tay phải cũng mắc tình trạng này. Tương tự, tính đối xứng này cũng xảy ra ở các bộ phận khác của cơ thể.

3. Nguyên nhân gây viêm đa khớp

Viêm đa khớp thường do rối loạn hệ miễn dịch gây ra (hệ miễn dịch tấn công vào các khớp, chủ yếu do di truyền). Các bệnh tự miễn liên quan đến viêm đa khớp có thể kể đến như: Viêm khớp dạng thấp, bệnh Lupus, viêm khớp Juvenile, bệnh Gout, viêm khớp do vảy nến, viêm khớp phản ứng. Ngoài ra, viêm đa khớp cũng có thể do:

  • Nhiễm trùng Parvovirus, virus viêm gan, virus Ross River, sởi và HIV.
  • Mắc bệnh nhiễm trùng như bệnh Whipple, bệnh lao, bệnh Lyme, bệnh Well.
  • Viêm mạch máu hoặc viêm khớp tế bào.
  • Do các bệnh nội tiết.

Các yếu tố nguy cơ gây bệnh viêm đa khớp:

  • Lối sống không lành mạnh: Hút thuốc lá, sử dụng rượu bia hoặc các chất kích thích.
  • Tuổi tác: Tuổi càng cao, nguy cơ viêm đa khớp càng tăng.
  • Giới tính: Theo thống kê cho thấy, tỷ lệ nữ mắc viêm đa khớp cao hơn so với nam.
  • Di truyền: Người có tiền sử gia đình có người thân bị viêm đa khớp sẽ có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn so với người bình thường.
Viêm đa khớp dạng thấp uống thuốc gì
Uống bia rượu là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm đa khớp

4. Biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm đa khớp

Viêm đa khớp nếu không được phát hiện sớm, điều trị kịp thời sẽ tiến triển nặng, dẫn đến nhiều biến chứng như cứng khớp, dính khớp, teo cơ, biến dạng khớp; gây đau đớn, bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày và ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ. Không chỉ vậy, biến chứng nguy hiểm hơn của viêm đa khớp là có thể gây bại liệt, tàn phát suốt đời.

Ngoài ra, bệnh viêm đa khớp còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhiều cơ quan, bộ phận khác của cơ thể như phổi (khó thở, ho mãn tính), mắt (khô mắt, viêm lòng trắng mắt), da (phát ban), tim (suy tim, đau tim)…

5. Bệnh viêm đa khớp có chữa được không?

Viêm đa khớp có chữa khỏi được không là thắc mắc của nhiều người bệnh. Bởi việc đối mặt với những cơn đau nhức do viêm đa khớp luôn là nỗi ám ảnh, đó là chưa kể những biến chứng nguy hiểm đi kèm.

Nếu người bệnh thăm khám sớm, điều trị đúng cách, bệnh viêm đa khớp có thể được cải thiện đáng kể. Đồng thời còn giúp ngăn ngừa hình thành tổn thương khác tại khớp, hạn chế các biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống của người bệnh.

6. Các phương pháp điều trị bệnh viêm đa khớp

Những phương pháp chữa trị viêm đa khớp có thể kể đến như:

6.1. Sử dụng thuốc

Một số loại thuốc sau có thể giảm đau và giảm viêm khớp, giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn:

  • Thuốc giảm đau: Có tác dụng giảm đau, không kháng viêm như Paracetamol.
  • Thuốc giảm đau, kháng viêm không steroid (NSAID): Nhóm thuốc chứa Ibuprofen, Naproxen và Diclofenac…
  • Thuốc chống thấp khớp (DMARD): Điều trị viêm khớp dạng thấp, ví dụ như Methotrexate.
  • Thuốc sinh học: Thuốc giúp điều chỉnh hệ thống miễn dịch để giảm viêm.
  • Corticosteroid: Giúp kiểm soát tình trạng viêm và giảm đau. Chỉ nên dùng Corticosteroid trong thời gian ngắn, nếu lạm dụng sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm.
Viêm đa khớp dạng thấp uống thuốc gì
Dù uống bất kỳ loại thuốc chữa viêm khớp nào cũng cần tuân theo đúng chỉ định của bác sĩ hoặc dược sĩ

Ngoài thuốc Tây, cũng có nhiều trường hợp áp dụng cách chữa viêm đa khớp bằng Đông y. Tuy nhiên, dù sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, người bệnh cũng cần tham vấn ý kiến bác sĩ chuyên khoa. Trong quá trình sử dụng nên tuân thủ đúng chỉ định hoặc hướng dẫn của bác sĩ, thầy thuốc để tránh những tác động xấu đến sức khỏe.

> Có thể bạn quan tâm: Tác hại khôn lường khi lạm dụng thuốc giảm đau xương khớp

6.2. Phẫu thuật

Trong một số trường hợp bệnh tiến triển nặng, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện phẫu thuật để điều trị bệnh. Phẫu thuật tồn tại nhiều rủi ro, vì vậy người bệnh nên cân nhắc kỹ lưỡng, chỉ nên áp dụng khi các phương pháp điều trị khác không mang lại hiệu quả.

6.3. Điều trị viêm đa khớp không dùng thuốc

Áp dụng phương pháp Trị liệu Thần kinh Cột sống (Chiropractic) kết hợp vật lý trị liệu, chườm nóng hoặc lạnh… là cách giúp giảm đáng kể các cơn đau do viêm đa khớp. Bác sĩ Wade Brackenbury – Phòng khám ACC chia sẻ: “Phương pháp Trị liệu Thần kinh Cột sống Chiropractic được áp dụng phổ biến tại Mỹ và nhiều nước phương Tây khác để chữa lành cơn đau xương khớp mà không cần dùng thuốc hay can thiệp phẫu thuật”.

Chiropractic – Với các động tác nắn chỉnh nhẹ nhàng, các bác sĩ sẽ tác động một lực chính xác vào các cấu trúc xương khớp sai lệch đưa chúng về đúng vị trí vận động vốn có. Nhờ đó, giúp giải phóng chèn ép trên các dây thần kinh gây đau; đồng thời kích hoạt quá trình làm lành tổn thương của cơ thể, loại bỏ tình trạng viêm một cách tự nhiên mà không cần dùng đến thuốc hay phẫu thuật.

Viêm đa khớp dạng thấp uống thuốc gì
Ứng dụng phương pháp Chiropractic, kết hợp vật lý trị liệu và các thiết bị hỗ trợ, phòng khám ACC điều trị thành công nhiều bệnh lý cơ xương khớp

ACC là phòng khám chuyên khoa Trị Liệu Thần Kinh Cột Sống uy tín tại Việt Nam. Với đội ngũ 100% bác sĩ nước ngoài cùng các chuyên viên giàu kinh nghiệm, thiết bị máy móc hiện đại, ACC đã điều trị thành công rất nhiều trường hợp đau nhức liên quan đến cơ xương khớp, giúp người bệnh phục hồi khả năng vận động để sinh hoạt bình thường.

Viêm đa khớp dạng thấp uống thuốc gì

7. Cách phòng ngừa bệnh viêm đa khớp

Biết cách phòng bệnh từ sớm sẽ góp phần giảm nguy cơ viêm đa khớp. Dưới đây là những gợi ý giúp phòng tránh căn bệnh xương khớp nguy hiểm này:

  • Duy trì cân nặng phù hợp, tránh gây áp lực lên các khớp.
  • Xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, lành mạnh, tăng cường bổ sung rau củ quả, trái cây, các loại hạt, cá… Nên hạn chế thực phẩm chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ, thực phẩm tinh chế.
  • Thường xuyên tập luyện thể thao để tăng cường sức khỏe toàn thân và giúp các khớp dẻo dai.
  • Từ bỏ thuốc lá, rượu bia và các chất kích thích.
  • Tránh mang vác đồ nặng, làm việc sai tư thế hay các thói quen xấu ảnh hưởng đến xương khớp như bẻ ngón chân, bẻ ngón tay…
  • Giữ ấm cho cơ thể, nhất là vào thời điểm giao mùa.
  • Khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm những bất thường về sức khỏe.

Ai cũng có thể mắc bệnh viêm đa khớp, vì vậy mỗi người hãy tự chủ động phòng bệnh từ sớm. Nếu nhận thấy các khớp trên cơ thể xuất hiện các triệu chứng bất thường, hãy thăm khám càng sớm càng tốt để được chẩn đoán và điều trị. Tránh tự chữa trị tại nhà bằng các bài thuốc dân gian, đắp thuốc vì có thể khiến bệnh không thuyên giảm mà trở nặng hơn, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Cùng bác sĩ Wade Brackenbury – chuyên gia Thần kinh Cột sống Phòng khám ACC tìm hiểu thêm về bệnh viêm đa khớp: