Viết công thức chất béo được hình thành tử glixerol và axit stearic gọi tên

Câu nào đúng khi nói về lipit?

Chất béo ở thể lỏng có thành phần axit béo:

Chất nào sau đây ở nhiệt độ phòng có trạng thái lỏng:

Ở nhiệt độ phòng chất béo no thường tồn tại ở trạng thái?

Trong các công thức sau đây, công thức nào của lipit?

Phát biểu nào sau đây không đúng?

Axit oleic có công thức phân tử là:

Công thức phân tử của tristearin là :

Từ glixerol và 2 axit béo có thể tạo ra tối đa x chất béo. x là :

Dầu mỡ để lâu dễ bị ôi thiu là do chất béo bị :

Tripanmitin không tác dụng với chất nào sau đây?

Nhận định đúng về tính chất vật lí của chất béo là:

Tên gọi chung của chất béo là:

Trong các chất dưới dây chất nào là chất béo no?

Trong chất béo no có bao nhiêu liên kết π ? 

Công thức nào sau đây không phải là công thức của chất béo?

Thủy phân hoàn toàn 1 mol chất béo, thu được

Trong công nghiệp, một lượng lớn chất béo dùng để sản xuất

Đặc điểm chung của phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường axit là

Số nguyên tử oxi trong một phân tử triglixerit là

Axit cacboxylic nào sau đây là axit béo?

Phản ứng nào sau đây dùng để chuyển chất béo lỏng thành chất béo rắn?

–o0o–

Định nghĩa :

Lipit là hợp chất hữu cơ có trong tế bào sống, không hòa tan trong nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ không phân cực.

Lipit là các este phức tập, bao gồm chất béo, sáp, steroit, photpholipit…

CHẤT BÉO :

chất béo là trieste của glixerol với axit béo.

Viết công thức chất béo được hình thành tử glixerol và axit stearic gọi tên

Axit béo :

  • Axit stearic (no) : CH3[CH2]16COOH  (C17H35COOH)
  • Axit panmitic (no) : CH3[CH2]14COOH  (C15H31COOH)
  • Axit oleic : cis- CH3[CH2]7 CH =CH [CH2]7COOH (C17H33COOH) (axit không no)

Thí dụ :

  • (C17H35COO)3C3H5 : tritearylglixerol ( tritearin)
  • (C15H31COO)3C3H5 : tripanmitoylglixerol ( tripanmitin)
  • (C17H33COO)3C3H5 : trioleoylglixerol ( triolein)

Tính chất vật lí :

  1. ở điều kiện thường, chất béo là chất lõng hoặc rắn. khi trong phân tử có gốc HC không no, chất béo ở trạng thái lỏng (dầu thực vật). khi trong phân tử có gốc HC no, chất béo ở trạng thái rắn (mỡ động vật).
  2. dầu thực vật, mỡ động vật đều không tan trong nước. nhưng tan trong dung môi hữu cơ như : benzen, hexan, clrofom…
  3. dầu thực vật, mỡ động vật khi cho vào nước đều nổi, chứng tỏ chúng nhẹ hơn nước.

Tính chất hóa học :

Phản ứng thủy phân : (trong dd axit) tritearin → Axit stearic + glixerol.

(C17H35COO)3C3H5 + H2O  C17H35COOH + C3H5 (OH)3

Phản ứng xà phòng hóa : (trong dd bazơ  NaOH) tritearin ” natri stearat + glixerol.

(C17H35COO)3C3H5 + NaOH  C17H35COONa + C3H5 (OH)3

Phản ứng cộng hiđro của chất béo lõng :

(C17H33COO)3C3H5  + H2 (C17H35COO)3C3H5

ứng dụng :

  • chất béo là thức ăn quan trọng của con người.
  • nguyên liệu tổng hợp một số chất khác cần thiết cho cơ thể.
  • Điều chế xà phòng, glixerol.
  • Ngoài ra, dùng trong sản xuất một số thực phẩm khác, dùng tái chế thành nhiên liệu.

Câu 19 TNPT 2010 : Chất không phải axit béo là

A. axit axetic. B. axit stearic. C. axit panmitic. D. axit oleic.

================================================================

KIỂM TRA 15 PHÚT

Câu 1: Phát biểu nào sau đây đúng?

  1. Chất béo là trieste của glixerol với axit béo.
  2. Cacbohidrat là những hợp chất hữu cơ đơn chức
  3. Glucozơ là đồng phân của saccarozơ
  4. Xà phòng là hỗn hợp muối natri hoặc kali của axit axetic

Câu 2: Trong lipit chưa tinh khiết thường lẫn một lượng nhỏ axit cacboxylic tự do. Số mg KOH cần đủ để trung hòa các axit béo tự do có trong 1 g chất béo được gọi là chỉ số axit của chất béo. Khối lượng dd KOH 20% cần để trung hòa 4g chất béo có chỉ số axit bằng 7 là

A. 280 mg.                  B. 140 mg.                   C. 70 mg.                     D. 56 mg.

Câu 3: Cho 0,25 mol NaOH vào 20g lipit trung tính và nước rồi đun lên. Khi phản ứng xong hoàn toàn người ta thu được hỗn hợp có tính bazơ, muốn trung hòa phải dùng 0,18 mol HCl. Khối lượng NaOH cần để  xà phòng hóa một tấn chất béo là

A. 350 kg.                   B. 35 kg.                      C. 140 kg.                    D. 70 kg.

Câu 4: Xà phòng hóa hoàn toàn một trieste X bằng dd NaOH thu được 9,2 g glixerol và 83,4 g muối của một axit béo no B. Chất B là

A. axit axetic.             B. axit panmitic.          C. axit oleic.               D. axit stearic.

Câu 5: Có bao nhiêu trieste của glyxerol chứa đồng thời 3 gốc axit C17H35COOH, C17H33COOH, C17H31COOH?

A. 2.                              B. 3.                              C. 4.                              D. 5.

Câu 6: Glyxerol và axit béo C17H35COOH có thể tạo được tối đa bao nhiêu este đa chức?

A. 2.                              B. 3.                              C. 4.                              D. 5.

Câu 7: Dầu mỡ (thực phẩm) để lâu bị ôi thiu là do

A. chất béo bị vữa ra.               B. chất béo bị thủy phân với nước trong không khí.

C. bị vi khuẩn tấn công.          D. chất béo bị oxi hóa chậm bởi oxi không khí.

Câu 8.Xà phòng hóa a gam triglixerit (X) bằng một lượng vừa đủ NaOH thu được 0,5 mol glixerol và 459 gam xà phòng. Tính a?

A. 445 gam                        B. 442 gam                     C. 444 gam                         D. 443 gam .

 Câu 9.  Để biến một số dầu thành mỡ rắn, hoặc bơ nhân tạo người ta thực hiện quá trình nào sau đây?

A. Làm lạnh        B. Xà phòng hóa.   C. Hiđro hóa (có xúc tác Ni)          D. Cô cạn ở nhiệt độ cao.

Câu 10. Từ 2 axit béo là axit stearic, axit panmitic và glixrol có thể tạo được bao nhiêu triglixerit?

A. 5                                    B. 6                                C. 3                                 D. 4

 Câu 11.Trong các công thức sau , công thức nào là của chất béo:

A. C3H5(COOC17H35)3           B. C3H5(COOC15H31)3

C. C3H5(OCOC4H9)3                 D. C3H5(OCOC17H33)3

 Câu 12.  Xà phòng hoá hoàn toàn 17,24 gam chất béo cần vừa đủ 0,06 mol NaOH. Cô cạn dung dịch sau phản   ứng thu được khối lượng xà phòng là:

A. 18,24 gam             B. 18,38 gam            C. 17,80 gam                  D. 16,68 gam

=======================

Đề thi tốt nghiệp 2012 :

Câu 1: Este X có công thức phân tử C2H4O2. Đun nóng 9,0 gam X trong dung dịch NaOH vừa đủ đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam muối. Giá trị của m là

A. 10,2.                      B. 15,0.                     C. 12,3.                              D. 8,2.

Câu 2: Chất X có công thức cấu tạo CH2=CH – COOCH3 . Tên gọi của X là

A. propyl fomat.                 B. etyl axetat.                  C. metyl axetat                   D. metyl acrylat.

Câu 3: Chất nào sau đây tác dụng với dung dịch NaOH sinh ra glixerol?

A. Triolein.             B. Metyl axetat.         C. Glucozơ.                    D. Saccarozơ.

Câu 4 : Ở điều kiện thích hợp, hai chất phản ứng với nhau tạo thành metyl format là

A. HCOOH và NaOH.                                                B. HCOOH và CH3OH.

C. HCOOH và C2H5NH2.                                           D. CH3COONa và CH3OH.

Câu 5: Chất nào sau đây không tham gia phản ứng trùng hợp?

A. CH2 = CH2                                 B. CH2 =CH–CH = CH2

C.   CH3 – CH3                                 D. CH2=  CH – Cl

Câu 6 : Phát biểu nào sau đây đúng?

  1. Chất béo là trieste của glixerol với axit béo.
  2. Cacbohidrat là những hợp chất hữu cơ đơn chức
  3. Glucozơ là đồng phân của saccarozơ
  4. Xà phòng là hỗn hợp muối natri hoặc kali của axit axetic

Câu 7 : Đun nóng este CH3COOC6H5 (phenyl axetat) với lượng dư dung dịch NaOH, thu được các sản phẩm hữu cơ là

A. CH3COOH và C6H5OH.                      B. CH3COOH và C6H5ONa.

C. CH3OH và C6H5ONa.                        D. CH3COONa và C6H5ONa.

 Câu 8: Ở điều kiện thích hợp, hai chất phản ứng với nhau tạo thành metyl fomat (HCOOCH3) là

A. HCOOH và NaOH. B. HCOOH và CH3OH.

C. HCOOH và C2H5NH2. D. CH3COONa và CH3OH.

 Câu 9: Etyl fomat có công thức là

A.     HCOOC2H5.  B. CH3COOC2H5.  C. CH3COOCH3.  D. HCOOCH3.

Câu 10: Chất phản ứng với dung dịch NaOH tạo ra CH3COONa và C2H5OH là

A.     CH3COOCH3. B. C2H5COOH. C. HCOOC2H5. D. CH3COOC2H5.

Câu 11: Đun nóng 0,15 mol HCOOCH3 trong dung dịch NaOH (dư) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam muối HCOONa. Giá trị của m là

A.     10,2.        B. 13,6.       C. 8,2.        D. 6,8.