Yêu cầu độc lập là gì

Căn cứ Điều 201 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 (BLTTDS) tuân thủ pháp luật về quyền yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan được quy định như sau:

“Điều 201. Quyền yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan

1. Trường hợp người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không tham gia tố tụng với bên nguyên đơn hoặc với bên bị đơn thì họ có quyền yêu cầu độc lập khi có các điều kiện sau đây:

a) Việc giải quyết vụ án có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ;

b) Yêu cầu độc lập của họ có liên quan đến vụ án đang được giải quyết;

c) Yêu cầu độc lập của họ được giải quyết trong cùng một vụ án làm cho việc giải quyết vụ án được chính xác và nhanh hơn.

2. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có quyền đưa ra yêu cầu độc lập trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải.”

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự là người tuy không khởi kiện, không bị kiện, nhưng việc giải quyết vụ án dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ nên họ được tự mình đề nghị hoặc các đương sự khác đề nghị và được Tòa án chấp nhận đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.Trường hợp việc giải quyết vụ án dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của một người nào đó mà không có ai đề nghị đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì Tòa án phải đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập có quyền và lợi ích pháp lý độc lập với cả nguyên đơn và bị đơn, có thể đưa ra yêu cầu chống cả nguyên đơn và bị đơn. Về bản chất, yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cũng là một yêu cầu khởi kiện, có thể được khởi kiện thành một vụ án độc lập. Tuy nhiên, nếu giải quyết theo yêu cầu độc lập sẽ không bảo vệ kịp thời quyền lợi của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan nên yêu cầu này phải được giải quyết trong cùng một vụ án. Đồng thời, khi yêu cầu độc lập được giải quyết trong cùng một vụ án thì việc giải quyết vụ án sẽ nhanh chóng hơn, chính xác, tránh mất việc phải xác định vụ án giải quyết trước sau,kéo dài thời gian giải quyết vụ án.

Về phạm vi yêu cầu, theo điểm b khoản 1 Điều 73, khoản 1 Điều 201, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có thể có yêu cầu độc lập hoặc tham gia tố tụng với bên nguyên đơn hoặc với bên bị đơn. Với quy định trên thì yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có thể đối với nguyên đơn hoặc đối với bị đơn. Đồng thời theo khoản 2 Điều 73 BLTTDS 2015: Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập và yêu cầu độc lập này có liên quan đến việc giải quyết vụ án thì có quyền, nghĩa vụ của nguyên đơn quy định tại Điều 71 của Bộ luật này. Trường hợp yêu cầu độc lập không được Tòa án chấp nhận để giải quyết trong cùng vụ án thì người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có quyền khởi kiện vụ án khác.

Về điều kiện của yêu cầu độc lập, theo khoản 1 Điều 201 BLTTDS 2015, yêu cầu người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan được chấp nhận khi đảm bảo đủ 3 điều kiện:

- Việc giải quyết vụ án có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ;

- Yêu cầu độc lập của họ có liên quan đến vụ án đang được giải quyết;

- Yêu cầu độc lập của họ được giải quyết trong cùng một vụ án làm cho việc giải quyết vụ án được chính xác và nhanh hơn.

Về thời điểm đưa ra yêu cầu độc lập, theo khoản 2 Điều 201 BLTTDS 2015, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có quyền đưa ra yêu cầu độc lập trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải. Về thời điểm bắt đầu pháp luật không yêu cầu như đối với yêu cầu phản tố. Tuy nhiên, thời điểm bắt đầu có thể xác định khi người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan được Tòa án thông tin chính thức vụ án đang được giải quyết. Việc thông tin này có thể thông qua thông báo thụ lý vụ án nếu như người có quyền lợi liên quan được xác định ngay trong đơn khởi kiện của người khởi kiện; hoặc thông qua văn bản yêu cầu tham gia tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án mà có căn cứ xác định việc giải quyết vụ án liên quan đến họ.

Xem thêm: Tổng hợp các bài viết của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015

Luật Hoàng Anh

Yêu cầu phản tố có liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ của bị đơn đối với nguyên đơn, người đó quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập trong vụ án đang được giải quyết và nhằm cho vụ án giải quyết chính xác, nhan chóng hơn nếu bị đơn có quyền yêu cầu giải quyết trong cùng một vụ án…

Yêu cầu phản tố là một quyền đặc trưng của bị đơn trong vụ án dân sự. Các quy định pháp luật tố tụng dân sự về yêu cầu phản tố của bị đơn giúp tạo cơ sở pháp lý để bảo đảm quyền tố tụng.

Tuy nhiên, đối với những người không nghiên cứu về lĩnh vực pháp lý, có lẽ sẽ khó có thể hiểu rõ về yêu cầu phản tố và dễ nhầm lẫn với yêu cầu độc lập – một thuật ngữ cũng xuất hiện trong lĩnh vực tố tụng dân sự.

Yêu cầu phản tố là gì? Nhằm giúp quý độc giả có thể hiểu hơn về vấn đề này, chúng tôi xin gửi đến quý độc giả những thông tin  dưới bài viết sau.

Yêu cầu phản tố là gì?

Yêu cầu phản tố là quyền của bị đơn trong vụ án dân sự trong đó thể hiện việc bị đơn kiện người lại nguyên đơn (tức kiện người trở lại với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn), nhưng được xem xét, giải quyết cùng với đơn khởi kiện cảu nguyên đơn trong vụ án vì việc giải quyết yêu cầu của hai bên có mối liên hệ chặt chẽ với nhau (việc giải quyết yêu cầu của bên này sẽ ảnh hưởng đến việc giải quyết yêu cầu của bên kia).

Điều kiện yêu cầu phản tố?

Điều 200 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định về quyền yêu cầu phản tố của bị đơn như sau:

1. Cùng với việc phải nộp cho Tòa án văn bản ghi ý kiến của mình đối với yêu cầu của nguyên đơn, bị đơn có quyền yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập.

2. Yêu cầu phản tố của bị đơn đối với nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập được chấp nhận khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Yêu cầu phản tố để bù trừ nghĩa vụ với yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập;

b) Yêu cầu phản tố được chấp nhận dẫn đến loại trừ việc chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập;

c) Giữa yêu cầu phản tố và yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập có sự liên quan với nhau và nếu được giải quyết trong cùng một vụ án thì làm cho việc giải quyết vụ án được chính xác và nhanh hơn.

3. Bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải.

Căn cứ điều trên, có thể thấy, yêu cầu phản tố phải đáp ứng các điều kiện sau:

Thứ nhất: Đối tượng của yêu cầu phản tố hướng đến: chỉ có thể là nguyên đơn, người có quyền và nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập. Theo đó, bị đơn không thể có yêu cầu phản tố đối với người mà không phải đương sự trong vụ án, và cũng không được đưa ra yêu cầu phản tố đối với đồng bị đơn trong vụ án.

Thứ hai: Về thời điểm đưa ra yêu cầu phản tố: Bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải.

Thứ ba: Về điều kiện yêu cầu phản tố được chấp nhận: phải thuộc một trong các trường hợp mà yêu cầu phản tố được chấp nhận.

Các trường hợp yêu cầu phản tố được chấp nhận?

Có 3 trường hợp yêu cầu phản tố của bị đơn đối với nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập được chấp nhận:

–Yêu cầu phản tố để bù trừ nghĩa vụ với yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập. Ví dụ: Nguyên đơn A có đơn khởi kiện yêu cầu bị đơn B phải trả tiền thuê nhà còn nợ của năm 2005 là năm triệu đồng. Bị đơn B có yêu cầu đòi nguyên đơn A phải thanh toán cho mình tiền sửa chữa nhà bị hư hỏng và tiền thuế sử dụng đất mà bị đơn đã nộp thay cho nguyên đơn là 3 triệu đồng. Trường hợp này, yêu cầu của bị đơn B được coi là yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn A. Như vậy, nghĩa vụ bù trừ ở đây là nghĩa vụ trả tiền cụ thể số tiền bên B nợ tiền thuê nhà của bên A có thể được bù trừ với số tiền bên B đã bỏ ra sửa chữa căn nhà.

–Yêu cầu phản tố được chấp nhận dẫn đến loại trừ việc chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập. Ví dụ: A có chiếc xe ô tô thuộc sở hữu riêng đã bán cho C, nhưng nói với con (B là con của A) là cho C thuê mỗi tháng 5 triệu đồng. Sau đó A chết, B khởi kiện yêu cầu C phải thanh toán tiền thuê xe trong 1 năm qua là 60 triệu đồng. C có yêu cầu phản tố yêu cầu Toà án công nhận quyền sở hữu xe ô tô và có tranh chấp. Nếu Toà án chấp nhận yêu cầu phản tố của C thì dẫn đến việc không chấp nhận toàn bộ yêu cầu của B đòi C thanh toán tiền thuê xe ô tô”

–Giữa yêu cầu phản tố và yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập có sự liên quan với nhau và nếu được giải quyết trong cùng một vụ án thì làm cho việc giải quyết vụ án được chính xác và nhanh hơn. Ví dụ: Chị M khởi kiện yêu cầu anh N phải trợ cấp nuôi con là P mỗi tháng 300.000đ. Anh N có yêu cầu phản tố yêu cầu Toà án xác định P không phải là con ruột của mình. Trường hợp này, yêu cầu của anh N không bù trừ nghĩa vụ với yêu cầu của chị M, cũng không làm triệt tiêu yêu cầu của chị M – Yêu cầu của chị M vẫn chính đáng nếu như  là con của anh N, tuy nhiên, việc giải quyết yêu cầu này sẽ dẫn tới kết luận cuối cùng về việc giải quyết yêu cầu của chị M.

Phân biệt yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập?

Khoản 4 Điều 72; Điều 200 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 Khoản 4 Điều 56; Điều 73; Điều 201 Bộ luật tố tụng dân sự 2015
Yêu cầu này có liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ của bị đơn đối với nguyên đơn, người đó quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập trong vụ án đang được giải quyết và nhằm cho vụ án giải quyết chính xác, nhan chóng hơn nếu bị đơn có quyền yêu cầu giải quyết trong cùng một vụ án. Trong trường hợp, nguyên đơn rút yêu cầu khởi kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan rút yêu cầu độc lập thì vụ án vẫn được tiếp tục. Khi đó, Tòa án sẽ ban hành quyết định đình chỉ yêu cầu khởi kiện, yêu cầu độc lập và ra thông báo thay đổi địa vị tố tụng cho đúng với tư cách tham gia tố tụng của các đương sự trong vụ án Nếu giải quyết yêu cầu độc lập sẽ không bảo vệ kịp thời quyền lợi của người có quyền và nghĩa vụ liên quan nên yêu cầu này phải được giải quyết trong cùng vụ án.Đồng thời, khi yêu cầu độc lập được giải quyết trong cùng vụ án thì vụ án được giải quyết nhanh hơn, tránh việc phải xác định vụ án giải quyết trước sau, kéo dài thời gian giải quyết vụ án làm mâu thuẫn càng trở nên trầm trọng hơn.
Bị đơn Người có quyền và nghĩa vụ liên quan.
Liên quan đến yêu cầu của nguyên đơn hoặc đề nghị đối trừ với nghĩa vụ của nguyên đơn Theo điểm b khoản 1 Điều 73, Khoản 1 Điều 201 Bộ luật tố tụng dân sự, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan có thể yêu cầu độc lập hoặc  tham gia tố tụng với bên nguyên đơn hoặc bên bị đơn. Với quy định trên thì yêu cầu độc lập của người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan có thể đối với nguyên đơn hoặc đối với bị đơn.
Đưa ra yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn, nếu có liên quan đến yêu cầu của nguyên đơn hoặc đề nghị đối trừ với nghĩa vụ của nguyên đơn. Đối với yêu cầu phản tố thì bị đơn có quyền, nghĩa vụ của nguyên đơn quy định tại Điều 71 của Bộ luật tố tụng dân sự. Theo khoản 2 Điều 73 Bộ luật tố tụng dân sự, khi đưa ra yêu cầu độc lập thì người có quyền lợi và nghĩa vụ liên trong có các quyền, nghĩa vụ của nguyên đơn quy định tại Điều 71 của Bộ luật tố tụng dân sự 2015
– Cùng với việc phải nộp cho Tòa án văn bản ghi ý kiến của mình đối với yêu cầu của nguyên đơn, bị đơn có quyền yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập.

– Bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải.

Theo Khoản 2 Điều 201 , người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có quyền đưa ra yêu cầu độc lập trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải.
Thuộc một trong các trường hợp sau:

-Yêu cầu phản tố để bù trừ nghĩa vụ với yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập;

– Yêu cầu phản tố được chấp nhận dẫn đến loại trừ việc chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập;

– Giữa yêu cầu phản tố và yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập có sự liên quan với nhau và nếu được giải quyết trong cùng một vụ án thì làm cho việc giải quyết vụ án được chính xác và nhanh hơn.

– Việc giải quyết vụ án có liên quan có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ.

– Yêu cầu độc lập của họ có liên quan đến vụ án đang được giải quyết.

– Yêu cầu độc lập của họ được giải quyết trong một vụ án làm cho việc giải quyết vụ án được chính xác và nhan chóng.

Video liên quan

Chủ đề