10 tình huống công việc thực tế tại nhà thuốc

Với sinh viên ngành Dược thì quá trình thực tập nhà thuốc đóng vai trò rất quan trọng. Đây là khoảng thời gian giúp bạn trau dồi chuyên môn và tích lũy kinh nghiệm thực tế. Để quá trình thực hiện thực tập nhà thuốc được hiệu quả, giúp bạn biết viết  báo cáo thực tập nhà thuốc đúng cách, mời bạn đọc bài viết để có góc nhìn tổng quan nhất.

10 tình huống công việc thực tế tại nhà thuốc
Thực tập nhà thuốc là hoạt động cần thiết của sinh viên ngành Dược

1. Quá trình thực tập nhà thuốc

Quá trình thực tập nhà thuốc bao gồm các giai đoạn:

  • Xin thực tập tại nhà thuốc
  • Thực tập tại nhà thuốc
  • Chuẩn bị và viết báo cáo thực tập nhà thuốc

2.  Xin thực tập tại nhà thuốc

Để có thể tiến hành thực tập tại nhà thuốc, đầu tiên sinh viên cần tìm và xin cho mình một vị trí tại nhà thuốc.

Bạn có thể nhờ vào sự quen biết và giới thiệu của người thân, thầy cô giáo để có thể dễ dàng vào thực tập tại các nhà thuốc. Ngoài ra bạn cũng có thể tự chủ động viết đơn xin thực tập và gửi tới nhà thuốc bạn mong muốn được thực tập.

Lời khuyên cho bạn là nên viết đơn thực tập Dược bằng tay để thể hiện rõ sự chân thành và thể hiện nguyện vọng thực tập tại nhà thuốc của mình thì tỷ lệ được nhận của bạn sẽ cao hơn.

Về cách viết đơn xin thực tập nhà thuốc bằng tay, sinh viên cần ghi những thông tin bắt buộc bao gồm: Thông tin cá nhân, nguyện vọng bản thân, thể hiện được các ưu điểm, thành tích của bản thân trong quá trình học tập.  

10 tình huống công việc thực tế tại nhà thuốc
Bạn nên viết đơn xin thực tập bằng tay

3. Những điều cần biết trong quá trình thực tập nhà thuốc

Mỗi nhà thuốc sẽ có những yêu cầu, quy định riêng cho nhân viên nhà thuốc và nhân viên thực tập tại nhà thuốc, do đó, với tư cách là nhân viên thực tập, bạn cần lưu ý những điểm sau trong quá trình thực tập của mình như sau: 

Yêu cầu về kỷ luật: 

  • Tuân theo sự phân công cũng như quy chế, quy định thực tập của nhà trường và nhà thuốc nơi thực tập.
  • Có ý thức và tinh thần trách nhiệm giống như một nhân viên chính thức ở nhà thuốc.
  • Đảm bảo kỷ luật, chấp hành nghiêm chỉnh các yêu cầu về giờ giấc, trách nhiệm, sự trung thực và chịu phân công, chỉ đạo của quản lý tại nhà thuốc nơi thực tập.
  • Trong trường hợp không thể tiến hành thực tập vì lý do riêng, sinh viên cần trình bày nguyên nhân và xin ý kiến chấp thuận của nhà trường và đơn vị tiếp nhận thực tập bằng văn bản.

Yêu cầu tác phong ứng xử: 

  • Trong quá trình thực tập nhà thuốc, sinh viên cần phải giữ thái độ khiêm tốn, cầu thị không được có những thái độ thiếu chuẩn mực và cần phát huy được khả năng giao tiếp, ứng phó với những tình huống có thể xảy ra trong quá trình thực tập.
  • Sinh viên cần phải hòa đồng, thân thiện, tạo mối quan hệ tốt với các nhân viên nhà thuốc khi thực tập và không nên can thiệp vào công việc nội bộ của nhà thuốc vì mình không phải là nhân viên chính thức.
  • Tiếp cận công việc một cách chủ động, sẵn sàng hỗ trợ các công việc khác tại nhà thuốc khi được nhờ, đó cũng là một cách chứng minh khả năng của bản thân.
  • Khi thực tập nhà thuốc sinh viên cần có trang phục, tác phong, phong cách gọn gàng, lịch sự, chỉnh tề.
10 tình huống công việc thực tế tại nhà thuốc
Sinh viên cần có trang phục, tác phong, phong cách gọn gàng

Yêu cầu về sử dụng trang thiết bị: 

  • Sinh viên không được tự ý sử dụng các trang thiết bị ở nơi thực tập khi chưa được sự cho phép và hướng dẫn của người quản lý nhà thuốc.
  • Không được làm hư hại trang thiết bị cũng như sao chép tài liệu của của nhà thuốc khi chưa được sự cho phép.

Yêu cầu về kết quả thực tập: Sau quá trình thực tập ở nhà thuốc, sinh viên cần đạt được những kết quả sau:

  • Tạo được mối quan hệ tốt đẹp với nhân viên nhà thuốc thực tập.
  • Có quá trình thích nghi và hòa hợp với môi trường nhà thuốc.
  • Thực hiện tốt các công việc được giao.
  • Đạt được mục tiêu thực tập do bản thân đề ra.

Ngoài ra, trong quá trình thực tập nhà thuốc, sinh viên cần ghi lại cụ thể các hoạt động của bản thân hay các hoạt động diễn ra tại nhà thuốc để có tư liệu viết báo cáo thực tập nhà thuốc. 

Đồng thời, sinh viên cần phải nộp bản báo cáo cho người hướng dẫn thực tập xác nhận. Dự họp cũng là việc mà sinh viên cần thực hiện đúng lịch và kịp thời để trình bày những sự khó khăn trong trường hợp cần thiết.

>> Có thể bạn quan tâm: Định hướng nghề nghiệp cho Dược sĩ

Để có một kỳ thực tập thành công, giúp các chủ nhà thuốc tương lai bớt bỡ ngỡ khi thực tập tại nhà thuốc, sau đây PFN sẽ chia sẻ một số kinh nghiệm xương máu khi đi thực tập nhà thuốc như sau:

  • Chú ý khi chép cẩn thận các loại thuốc hiện có tại nhà thuốc gồm những thuốc kê đơn, thuốc không kê đơn và các loại Dược phẩm khác hiện đang được bày bán tại nhà thuốc.
  • Lưu lại vị trí sắp xếp các nhóm thuốc, nắm vững cách sắp xếp nhà thuốc khoa học để khi làm việc thực tế cơ bản có kỹ năng quản lý quầy thuốc, nhà thuốc, gây ấn tượng tối cho khách hàng cũng như chủ nhà thuốc. 
  • Việc sắp xếp các loại thuốc một cách khoa học sẽ giúp bạn dễ dàng tìm các loại thuốc mong muốn, tủ thuốc gọn gàng, khoa học hơn cũng như dễ quản lý thời hạn sử dụng của thuốc.
  • Tiếp thu kỹ năng giao tiếp tư vấn bán hàng: Sinh viên khi đi thực tập nhà thuốc cần phải chú ý lắng nghe nhân viên cũ hoặc Chủ nhà thuốc - bởi họ là những người đã có kinh nghiệm trong việc tư vấn cho khách hàng.
10 tình huống công việc thực tế tại nhà thuốc
Kinh nghiệm khi thực tập tại nhà thuốc
  • Rèn luyện việc quản lý Nhà thuốc: Điều này giúp bạn tích lũy được những kỹ năng trong việc vận hành, kinh doanh, điều hành công việc của nhà thuốc của chính mình trong tương lai khi đã có đủ điều kiện về bằng cấp chuyên môn và vốn.
  • Bổ sung kiến thức ngành dược: Quá trình thực tập nhà thuốc chính là thời gian quý báu để sinh viên ôn lại các kiến thức Dược lý đã học và giá thuốc đã học khi còn trên ghế nhà trường cũng như cập nhật thêm nhiều kiến thức mới tại nhà thuốc.
  • Những điều cần cần tránh khi thực tập tại Nhà thuốc: Dược phẩm là mặt hàng ảnh hướng đến sức khỏe người bệnh. Do đó, không tư vấn bán những sản phẩm kém chất lượng, hết hạn. Nếu nhà thuốc bắt ép bạn thì bạn nên từ chối bán và nên chuyển sang thực tập ở Nhà thuốc khác. Vì sức khỏe, tính mạng của người bệnh đều nằm trong tay thầy thuốc nên dù là kinh doanh kiếm lợi nhuận thì người thầy thuốc luôn phải giữ cái tâm trong sáng, giữ đạo đức trong kinh doanh.

5. Nội dung bài báo cáo thực tập nhà thuốc

Với bài báo cáo thực tập nhà thuốc thì phần nội dung là phần trọng tâm nhất bởi nó đề cập đến tất cả các kiến thức và kinh nghiệm mà người thực tập đã tiếp thu, tổng hợp, tích lũy được trong suốt quá trình học tập tại trường và tham gia thực tập - thực tế tại nhà thuốc. Thông thường, phần nội dung sẽ được triển khai như sau:

5.1. Cấu trúc chung của bài báo cáo thực tập nhà thuốc

Cấu trúc chuẩn của một bài báo cáo thực tập sẽ bao gồm các phần như sau: 

  • Lời mở đầu
  • Lời cảm ơn và cam đoan
  • Nhận xét của đơn vị thực tập
  • Nhận xét của giáo viên hướng dẫn
  • Phần nội dung

5.2. Nội dung bài báo cáo thực tập nhà thuốc

Lời mở đầu

Lời cảm ơn

Nhận xét của đơn vị thực tập

Nhận xét của giáo viên hướng dẫn

Mục lục

Phần 1: Giới thiệu chung về đơn vị thực tập

Trong phần này, chúng ta sẽ giới thiệu khái quát những thông tin cơ bản và cần thiết nhất về đơn vị thực tập. Bao gồm các nội dung sau:

  • Tên và địa chỉ thực tập
  • Nhiệm vụ và quy mô của tổ chức
  • Nhiệm vụ của đơn vị thực tập và trách nhiệm của chủ nhà thuốc
  • Quy mô tổ chức của đơn vị thực tập: Cơ sở vật chất; chế độ sổ sách, báo cáo, kiểm tra; cách trưng bày và phân loại thuốc trong nhà thuốc; bảo quản thuốc.
  • Chức năng và nhiệm vụ của dược sĩ tại cơ sở: Bao gồm dược sĩ đại học, dược sĩ cao đẳng, dược sĩ trung cấp có trong nhà thuốc.
10 tình huống công việc thực tế tại nhà thuốc
Viết báo cáo thực tập nhà thuốc đúng chuẩn

Phần 2: Báo cáo kết quả thực tập - thực tế

1. Tổ chức hoạt động tại nhà thuốc thực tập

  • Tên và địa chỉ đơn vị thực tập.
  • Nhiệm vụ và quy mô của nhà thuốc thực tập.
  • Nhận xét chung về cách trưng bày và bố trí trang thiết bị, vật dụng và cách sắp xếp thuốc trong nhà thuốc thực tập.

2. Nội dung thực tập

  • Sắp xếp và phân loại thuốc.
  • Cách thức theo dõi số lượng, chất lượng và bảo quản thuốc.
  • Vai trò và hiệu quả của phần mềm quản lý nhà thuốc.
  • Các nhóm thuốc, thực phẩm chức năng có tại nhà thuốc thực tập.

3. So sánh việc thực hiện GPP tại nhà thuốc thực tập với bảng kiểm GPP của bộ Y tế

Bao gồm các nội dung:

  • Nội dung mà nhà thuốc đã thực hiện được (Về nhân sự, cơ sở vật chất; trang thiết bị; ghi nhãn thuốc; hồ sơ sổ sách và tài liệu chuyên môn; nguồn thuốc; kiểm tra đảm bảo chất lượng thuốc; thực hiện quy chế chuyên môn tại nhà thuốc; cách thức giải quyết đối với thuốc bị khiếu nại hoặc thu hồi…).
  • Tình hình bán/Nhập thuốc tại nhà thuốc.
  • Cách tổ chức nhập thuốc.
  • Nhận xét về các nhóm, loại thuốc được bán được nhiều tại nhà thuốc thực tập (Bao gồm: Tình hình bán thuốc kê theo đơn và tình hình bán thuốc tự khai bệnh).

4. Thông tin giới thiệu thuốc và hướng dẫn sử dụng thuốc

  • Hướng dẫn, tư vấn cách sử dụng thuốc cho khách hàng.
  • Nhận xét về việc bán hàng và tư vấn cách sử dụng thuốc đảm bảo an toàn, đúng liều tại nhà thuốc.

Phần 3: Kết luận và kiến nghị

  • Tóm tắt khái quát lại một lần nữa các kiến thức và kinh nghiệm đạt được sau quá trình thực tập tại nhà thuốc (Ví dụ: Cách sắp xếp thuốc theo nhóm dược lý; Cách bảo quản thuốc theo tiêu chuẩn GPP; Cách giao tiếp, tư vấn cho người bệnh…).
  • Nêu tóm tắt điểm mạnh và hạn chế của vấn đề thực tập tại nhà thuốc (nếu có).
10 tình huống công việc thực tế tại nhà thuốc
Kinh nghiệm thực tập nhà thuốc

Hy vọng với những thông tin xoay quanh chủ đề thực tập nhà thuốc mà PFN tổng hợp và chia sẻ đã giúp bạn có góc nhìn tổng quan nhất giúp quá trình thực tập của bạn trở nên thuận lợi hơn. 

Nếu bạn còn gặp bất cứ khúc mắc nào trước, trong và sau quá trình thực tập nhà thuốc hay về PFN có thể comment dưới bài viết hoặc gọi đến hotline 0913 356 756 để được chúng tôi giải đáp nhé.

Với các Dược sĩ tương lai có ý định kinh doanh nhà thuốc, hãy tham khảo ngay khóa học Đột Phá Doanh số Nhà Thuốc được đào tạo bởi CEO Phan Vui ngay từ hôm nay, chúng tôi nhận đào tạo theo nhóm theo 12 ngày hoặc đào tạo cá nhân 1 - 1; nhóm nhỏ từ 1 - 2 ngày. Khóa học sẽ cung cấp những kiến thức giúp bạn biết cách gia tăng doanh số nhà thuốc dễ dàng và giúp quá trình giao tiếp - bán hàng thuận lợi hơn.