Thuốc chống hồi hộp tim đập nhanh

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Trần Quốc Vĩnh - Bác sĩ Cấp cứu - Khoa Hồi sức - Cấp cứu - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang. Bác sĩ Trần Quốc Vĩnh có hơn 6 năm làm việc (bắt đầu từ năm 2011) trong lĩnh vực Cấp cứu.

Tim đập nhanh, hồi hộp, run tay không chỉ là những biểu hiện cảm xúc nhất thời, đó có thể là dấu hiệu cho biết bạn đang gặp phải một số vấn đề sức khỏe như bệnh tim mạch, cường giáp, rối loạn thần kinh thực vật...

Nếu bạn gặp phải tình trạng tim đập nhanh, run tay thì rất có thể bạn đang gặp phải một trong những vấn đề sau:

1.1 Bệnh huyết áp thấp

Những người bị huyết áp thấp là người có trị số huyết áp dưới 90/60mmHg. Nếu bạn là người thường xuyên bị tụt huyết áp hoặc huyết áp thấp thì sẽ thấy được những triệu chứng thường gặp như mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, cơ thể không có chút sức lực, trí óc không thể tập trung, rất dễ nổi cáu tức giận, tim đập nhanh, chân tay bủn rủn,...

Thuốc chống hồi hộp tim đập nhanh

Bệnh huyết áp thấp có thể gây ra triệu chứng tim đập nhanh

Rối loạn thần kinh tim là tình trạng khiến người bệnh thường hay lo lắng quá mức làm tim đập nhanh, đánh trống ngực, run tay chân... Nhịp xoang nhanh là khi thần kinh tim kích thích quá mức có thể làm nút xoang phát nhịp tim nhanh hơn.

1.3 Hạ đường huyết

Hạ đường huyết là một tình trạng đặc trưng bởi mức đường huyết thấp bất thường. Các dấu hiệu của hạ đường huyết thường gặp như: Mệt đột ngột, đau đầu, chóng mặt lả đi; cảm giác đói cồn cào; vã mồ hôi; tê buồn chân tay; run tay; chân có cảm giác nặng; hồi hộp, tim đập nhanh; có khi có cảm giác buồn nôn và nôn.

Cường giáp là bệnh lý khi tuyến giáp sản xuất quá nhiều hormon tuyến giáp là thyroxin và triiodothyronin. Trong bệnh cường giáp, lượng thyroxin của tuyến giáp quá nhiều trong cơ thể thúc đẩy sự trao đổi chất được tăng cao đến mức độ bất thường. Bệnh gây ra các triệu chứng: sụt cân trầm trọng, căng thẳng, nhịp tim nhanh, vận động kém, thân nhiệt cao, run tay, ra nhiều mồ hôi, song thị, tuyến giáp to,...

Thuốc chống hồi hộp tim đập nhanh

Bệnh cường giáp gây run tay

Khi bạn bị đói, cũng có biểu hiện là tim đập nhanh, chân tay bủn rủn, đó là những phản xạ bình thường của cơ thể để báo hiệu cho chúng ta biết cơ thể cần được cung cấp năng lượng. Đối với hiện tượng này, bạn chỉ cần nhanh chóng nạp năng lượng cho cơ thể bằng việc ăn uống đầy đủ là cơ thể sẽ bình thường trở lại.

Khi tự nhiên tim đập nhanh hồi hộp run tay mà không liên quan đến tình trạng thiếu dinh dưỡng hoặc tình trạng mất nước như: tiêu chảy, nôn ói.... Trong trường hợp này nghi ngờ do rối loạn nhịp tim, bạn hãy thả lỏng cơ thể, đầu óc thư giãn, không nghĩ ngợi nhiều và thử kết hợp cùng một số biện pháp như:

  • Ho mạnh: động tác này giúp tạo áp lực lên lồng ngực khiến tim đập chậm lại.
  • Rửa mặt hoặc uống một chút nước lạnh
  • Tập hít sâu thở chậm: hít thật chậm và giữ trong lồng ngực từ 3-5 giây và sau đó thở ra từ từ.
  • Nghiệm pháp Valsalva: thực hiện bằng cách bịt mũi, ngậm miệng, sau đó ép hơi thở ra thật mạnh, nhưng không cho hơi ra trong ít nhất khoảng 15 giây. Phương pháp này giúp tăng áp lực lên lồng ngực, giúp thiết lập lại nhịp tim bình thường. Tuy nhiên với những người có tiền sử nhồi máu cơ tim, thiếu máu cơ tim, bệnh mạch vành thì không nên tự ý thực hiện nghiệm pháp Valsalva mà chỉ nên thực hiện khi có hướng dẫn của bác sĩ.

Thuốc chống hồi hộp tim đập nhanh

Nghiệm pháp Valsalva

Với những trường hợp tim đập nhanh, run tay kéo dài hoặc tái đi tái lại thì tốt nhất hãy đi khám bác sĩ để biết chính xác bệnh lý mình đang mắc phải và có hướng điều trị hợp lý. Bên cạnh đó, hãy giữ cho mình một lối sống khoa học với chế độ ăn uống lành mạnh, tập luyện hợp lý, hạn chế căng thẳng.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những bệnh viện không những đảm bảo chất lượng chuyên môn với đội ngũ y bác sĩ đầu ngành, hệ thống trang thiết bị công nghệ hiện đại mà còn nổi bật với dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh toàn diện, chuyên nghiệp; không gian khám chữa bệnh văn minh, lịch sự, an toàn và tiệt trùng tối đa.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 (phím 0 để gọi Vinmec) hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

Một cơn đau tim diễn ra như thế nào?

XEM THÊM:

Nếu tim của bạn đang đập quá nhanh, hãy thử làm theo một số cách gợi ý trong bài viết này để giúp làm giảm và ổn định nhịp tim một cách nhanh chóng, đặc biệt bạn có thể thực hiện tại nhà.

Tim đập nhanh là dấu hiệu của các bệnh tim mạch, bệnh phổi, rối loạn thần kinh tim hoặc dấu hiệu sinh lý của cơ thể, nó thường đi kèm với cảm giác hồi hộp, đánh trống ngực khó thở. Nếu đây chỉ là hiện tượng tâm sinh lý bình thường để đáp ứng nhu cầu sử dụng oxy của cơ thể như vừa vận động mạnh hay căng thẳng, hồi hộp, thì hoàn toàn không phải điều trị. Tuy nhiên, khi trái tim của bạn đập nhanh một cách thường xuyên bất kể là khi hoạt động mạnh hay nghỉ ngơi thì rất có thể bạn đã mắc chứng rối loạn nhịp tim.

Nhịp tim nhanh được định nghĩa là tình trạng tim đập lớn hơn 100 nhịp/phút. Khi tim đập nhanh không đồng nghĩa với việc máu tống ra khỏi tim nhiều hơn bình thường, mà nó làm cho cơn co bóp của các buồng tim diễn ra quá ngắn khiến máu bị ứ tại tim, trong khi máu đi nuôi cơ thể quá nghèo nàn. Quá trình này diễn ra lâu dài có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như huyết khối, đột quỵ, suy tim, thậm chí là ngừng tim.

Chính vì các lý do trên, tim đập nhanh buộc phải điều trị. Song song với việc tuân thủ sử dụng thuốc, bạn có thể áp dụng thêm 9 cách giúp ngừng tim đập nhanh dưới đây để giúp kiểm soát nhịp tim tốt hơn.

Cân bằng điện giải giúp hạn chế nhịp tim nhanh

Tim hoạt động co bóp được cũng nhờ vào xung điện tim được tạo ra từ sự chênh lệch điện tích của 4 loại ion quan trọng trong tế bào là K+, Ca2+, Na+, Mg2+. Vì một lý do nào đó, điện tích của các Ion này bị thay đổi có thể dẫn đến rối loạn nhịp tim.

Chính bởi vậy, cách tốt nhất để hạn chế nhịp tim nhanh là đảm bảo cho nồng độ các ion này luôn cân bằng và ổn định. Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy, các hoạt chất sinh học tự nhiên có mặt trong một số thảo dược truyền thống như Khổ Sâm có khả năng điều hòa nồng độ của các ion điện giải tại màng tế bào cơ tim, nhờ đó giúp ổn định điện thế trong tim, làm giảm đáng kể tần suất và mức độ của các cơn rối loạn nhịp. Thảo dược này được đánh giá là một liệu pháp tự nhiên an toàn và hiệu quả cho chứng rối loạn nhịp tim nhanh, giúp ổn định nhịp tim và ngăn ngừa các biến chứng của bệnh.

Để tìm hiểu về giải pháp hỗ trợ cho người rối loạn nhịp tim an toàn, hiệu quả từ thảo dược Khổ sâm, bạn hãy gọi điện thoại tới số 1800.646.408 (miễn cước).

Thuốc chống hồi hộp tim đập nhanh

Bên cạnh đó, một chế độ ăn uống khoa học bổ sung đầy đủ các chất điện giải thiết yếu cho cơ thể cũng đóng vai trò quan trọng giúp duy trì nhịp tim ổn định. Một số gợi ý về các loại thực phẩm giàu ion mà bạn nên biết:

- Đối với Kali: Các loại trái cây như táo, chuối, cam hay sữa, bánh mì…

- Đối với Canxi: Quả hạnh nhân, bột yến mạch hoặc bổ sung từ sữa, đậu hũ…

- Đối với Natri: Natri có nhiều trong các loại thịt, sản phẩm tử sữa hoặc các loại bánh mì…

- Đối với Magie: Nguồn magie dồi dào nhất là từ các loại hạt hoặc ngũ cốc…

Thuốc chống hồi hộp tim đập nhanh

Phòng ngừa tim đập nhanh nhờ bổ sung thực phẩm tốt cho tim mạch.

Cách giảm tim đập nhanh bằng chế độ ăn uống

Chế độ ăn uống khoa học không những giúp ổn định nhịp tim mà còn giúp cơ thể phòng ngừa được rất nhiều bệnh tật khác. Ngoài những loại thực phẩm cung cấp chất điện giải nên bổ sung như ở trên, bạn cũng cần tránh những thức ăn không có lợi cho sức khỏe như rượu, bia, thuốc lá, nước uống có ga, thực phẩm giàu caffeine…

Cung cấp đủ nước giúp ổn định nhịp tim

Có tới 70% cấu tạo cơ thể người là nước, vì vậy nước rất quan trọng đối với sức khỏe. Nước chính là dung môi cho các chất hoạt động, không đủ nước rất có thể sẽ dẫn đến tình trạng đánh trống ngực nhẹ, do mất cân bằng điện giải. Chính vì vậy, bổ sung đủ nước mỗi ngày giúp bạn duy trì được nhịp đập trái tim ổn định. Ngoài phần nước cơ thể hấp thu từ thức ăn, mỗi ngày bạn nên uống từ 1,5 – 2 lít, tương đương 5 – 7 ly nước.

Thuốc giúp làm giảm nhịp tim nhanh hiệu quả

Bạn bắt buộc phải sử dụng thuốc do bác sỹ kê đơn nếu là nhịp tim nhanh bệnh lý để làm giảm triệu chứng, làm chậm sự tiến triển của bệnh cũng như phòng tránh các biến chứng như đột quỵ, huyết khối… Một số nhóm thuốc chính thường được các bác sỹ lựa chọn là thuốc chống loạn nhịp tim (Cordarone), thuốc chẹn kênh calci (Adalat), thuốc chẹn beta (Sectral), thuốc chống đông (Aspirin)… Tuy nhiên bạn cũng không nên đặt quá nhiều niềm tin vào thuốc điều trị, do một số trường hợp thuốc có thể gây tác dụng phụ làm nặng hơn tình trạng rối loạn nhịp tim.

Có một giải pháp giúp bạn ổn định nhịp tim tự nhiên, giảm các triệu chứng hồi hộp, trống ngực, tim đập nhanh hiệu quả nhờ tác dụng tương tự với thuốc chẹn beta giao cảm. Hãy gọi cho chúng tôi theo số 1800.646.408 (miễn cước) để tư vấn về giải pháp này.

Thuốc chống hồi hộp tim đập nhanh

Cách giảm nhịp tim tự nhiên: Nghiệm pháp Valsalva

Valsalva là kỹ thuật tây y thường dùng trong các trường hợp chẩn đoán hay điều trị rối loạn nhịp tim. Bác sĩ sẽ yêu cầu bạn ngậm miệng, bịt mũi, bịt tai, hít vào sâu rồi ép hơi thở ra thật mạnh (nhưng không cho ra hơi). Nghiệm pháp này ban đầu có thể làm tim đập nhanh nhưng sau đó nhịp tim sẽ được giảm xuống từ từ. Để an toàn, bạn nên được tiến hành dưới sự giám sát của bác sĩ chuyên khoa và nó cũng không được khuyến khích ở những người có nguy cơ nhồi máu cơ tim.

Ho mạnh giúp nhịp tim nhanh chóng trở lại bình thường

Ho là phản ứng tự nhiên của cơ thể, nhằm tạo áp lực đẩy vật lạ ra ngoài qua đường hô hấp. Nhưng bạn có biết ho có thể giúp nhịp tim trở lại bình thường? Đó là trong trường hợp tim đập nhanh do hồi hộp một cơn ho mạnh sẽ tạo áp lực lên lồng ngực làm bạn dễ chịu hơn.

Làm chậm nhịp tim khi rửa mặt bằng nước lạnh

Tát nước lạnh lên mặt làm co giãn mạch máu và gián tiếp giúp máu lưu thông tốt hơn. Nhờ vậy mà góp phần ổn định nhịp tim. Hành động tát nước lạnh vào mặt được xem là việc gây sốc thần kinh bằng cơ học, giúp hoạt động của não bộ trở lại tỉnh táo bình thường hơn.

Giảm tim đập nhanh bằng cách thư giãn

Khi rối loạn nhịp tim nhanh là trở thành bệnh lý thì hiện tượng trống ngực có thể xảy ra bất kỳ lúc nào, kể cả khi đang ngủ. Làm người bệnh có xu hướng giật mình và hồi hộp nhiều hơn nữa. Do vậy, tốt nhất bạn nên ngồi thư giãn, tập hít thở thường xuyên, như vậy có thể giảm được phần nhiều triệu chứng hồi hộp của tim đập nhanh.

Thuốc chống hồi hộp tim đập nhanh

Thư giãn – một cách giúp giảm căng thẳng và ổn định nhịp tim

Tập thể dục đều đặn giúp duy trì nhịp đập trái tim

Nhiều quan niệm cho rằng khi tim đập nhanh là đang làm việc quá sức vì vậy không nên tập thể dục vận động khiến tim làm việc mệt hơn. Quan niệm này hoàn toàn sai lệch, vì trái tim cũng như cơ bắp vậy, tập thể dục đều đặn thường xuyên sẽ giúp cho cơ bắp khỏe mạnh. Đây được xem là giải pháp hàng đầu để phòng ngừa không chỉ bệnh tim mạch mà còn giúp tăng cường sức khỏe phòng chống các bệnh cơ hội khác.

Đôi khi tim đập nhanh lại chỉ là hiện tượng hết sức bình thường và xảy ra ở người không hề có bệnh lý gì về tim, chỉ cần vận dụng tốt một vài cách trên để ổn định nhịp tim, bạn sẽ giảm được lo lắng căng thẳng và cải được hiện tượng đánh trống ngực gây khó chịu. Tuy nhiên nếu rối loạn nhịp tim diễn ra trong thời gian dài, bạn hãy tuân thủ chỉ định điều trị của bác sĩ để tránh gặp phải những biến chứng nguy hiểm.

Biên tập viên sức khỏe Đông Tây

Theo nguồn: http://www.mdjunction.com

BTV Lan Anh