10 trường cao đẳng mỹ thuật hàng đầu ở Ấn Độ năm 2022

Philip G. Altbach là giáo sư nghiên cứu, giám đốc sáng lập Trung tâm Giáo dục Đại học Quốc tế, Boston College, Hoa Kỳ. E-mail: . Jamil Salmi là chuyên gia về giáo dục đại học toàn cầu, cựu thành viên của Ngân hàng Thế giới. E-mail: .

Mới đây Tổng thống Ấn Độ đã phát biểu “Nếu đầu tư đầy đủ cho 10-15 trường đại học hàng đầu trong 4-5 năm, những trường này chắc chắn sẽ lọt vào top 100 xếp hạng toàn cầu trong vài năm tới”. Cuối năm 2016, Bộ Phát triển Nguồn Nhân lực đã ban hành một loạt dự thảo Hướng dẫn và Quy định về việc xây dựng 20 trường đại học đẳng cấp thế giới – 10 trường công và 10 trường tư. Không may là mục tiêu đáng ngợi ca này rất khó đạt được nếu không muốn nói là bất khả thi trong thời gian ngắn hạn hoặc trung hạn. Tại sao như vậy?

Môi trường giáo dục đại học Ấn Độ

Giáo dục đại học và nghiên cứu ở Ấn Độ vài thập kỷ qua không được đầu tư đúng mức, nhất là trong bối cảnh bùng nổ nhu cầu học đại học. Trong nhóm các nước Kinh tế Mới nổi (BRIC – Brazil, Russia, India, China), Ấn Độ xếp hạng nhì sau Brazil về tỷ lệ đầu tư cho giáo dục, 4,1% GDP.Tuy nhiên Ấn Độ giữ vị trí thấp nhất về chi phí dành cho nghiên cứu, chỉ với 0,8% GDP. Và Ấn Độ cũng có tỷ lệ thấp nhất trong BRIC về số người học đại học trong độ tuổi. Cho dù chỉ đứng sau Trung Quốc về quy mô giáo dục đại học trên toàn thế giới, áp lực tăng trưởng hệ thống nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội và mục tiêu của chính phủ là rất lớn.

Hệ thống giáo dục đại học Ấn Độ được tổ chức kém, không đủ tầm để xây dựng đại học đẳng cấp thế giới. Không chính quyền bang nào có tham vọng phát triển trường đại học bang thành tầm cỡ thế giới, và cũng không cung cấp đủ ngân sách cho giáo dục đại học để đáp ứng những tiêu chuẩn chất lượng cao. Không như các đại học bang, các trường đại học trung ương có ngân sách tốt hơn, và không phải chịu gánh nặng trách nhiệm to lớn và độc nhất trên thế giới là giám sát 36 ngàn trường cao đẳng.

Trước đây, khi Ấn Độ muốn tạo ra những trường đại học kiểu mới và cách tân, một số trường hoàn toàn mới được thành lập, như các Học viện công nghệ Ấn Độ (IIT), Viện Nghiên cứu Cơ bản Tata, Viện Quản trị Ấn Độ và một số tổ chức khác. Các nhà quy hoạch không muốn phải vật lộn với những vấn đề quản trị dường như không thể vượt qua được của các trường đại học đang tồn tại. Ấn Độ quy định rằng các trường đại học “đủ điều kiện” phải có khoảng 20 ngàn sinh viên. Mặc dù dữ liệu quốc tế cho thấy phần lớn các trường đại học tầm cỡ thế giới đều có số lượng sinh viên như vậy, nhưng nhiều trường thì không, và quy định này của Ấn Độ sẽ loại bỏ các IIT – là các trường duy nhất có thể coi là có tinh thần và năng lực quản trị khả dĩ cho phép phát triển nhanh thành đại học đẳng cấp thế giới.

Xây dựng trường đại học tầm cỡ thế giới đòi hỏi tư duy thận trọng, có kế hoạch và ngân sách dài hạn. Nếu xem việc xếp hạng toàn cầu là một mục tiêu, thách thức thậm chí còn lớn hơn bởi vì thứ hạng là một mục tiêu di động, và cuộc cạnh tranh rất khốc liệt. Ví dụ, chính phủ Nga đang tài trợ mỗi năm hơn 400 triệu USD cho 15 trường đại học hàng đầu với mục tiêu sẽ có 5 trường đại học Nga lọt vào top 100 vào năm 2020. Nhật Bản gần đây đã bắt đầu Dự án Đại học Super Global. Trung Quốc tiếp tục chi rất nhiều cho các trường đại học hàng đầu của mình, hai trong số đó đã lần đầu tiên lọt vào top 100 của bảng xếp hạng Đại học Thượng Hải. Ấn Độ là kẻ chậm chân trong cuộc chơi đẳng cấp thế giới, và không đủ tiền chi để có được những tiến bộ đáng kể. Ngân sách là 500 crore rupee (khoảng 75 triệu USD) trong một năm – hoặc 5 crore (khoảng gần 1 triệu USD) cho mỗi trường nếu được phân phối đồng đều. Những khoản tiền này hoàn toàn không đủ để tạo ra sự khác biệt.

Mô hình WCU

Trong cuốn The Road to Academic Excellence: The Making of World-Class Research Universities (World Bank, 2011) chúng tôi đã phân tích kinh nghiệm của 10 trường đại học có thành công đáng kể gần đây. Chúng tôi nhận thấy rằng những trường này đều có chung một số đặc điểm. Sau đây là danh sách những điều kiện cần thiết, nhưng chưa đủ, để xây dựng thành công các trường đại học nghiên cứu đỉnh cao.

Những thành tố then chốt cấu thành đại học nghiên cứu gồm có: nguồn tài chính đầy đủ để khởi động và duy trì lâu dài đỉnh cao xuất sắc; mô hình quản trị cân bằng có sự tham gia đáng kể nhưng không kiểm soát hoàn toàn của giới học giả; đội ngũ lãnh đạo giỏi, không chỉ một chủ tịch có tầm nhìn, mà cần có đội ngũ quản trị chuyên nghiệp đủ năng lực hiện thực hoá sứ mệnh của trường; quyền tự chủ – không bị các cơ quan nhà nước hoặc tư nhân can thiệp, nhưng có trách nhiệm giải trình ở mức độ hợp lý trước các tổ chức kiểm soát bên ngoài; tự do học thuật trong giảng dạy, nghiên cứu và xuất bản; một đội ngũ học giả trình độ cao, những người gắn bó với sứ mệnh của trường (bao gồm cả việc giảng dạy), được trả lương xứng đáng và có lộ trình thăng tiến nghề nghiệp phù hợp; sinh viên chất lượng cao và có động lực; và sự cam kết sử dụng, đãi ngộ nhân tài ở mọi cấp.

Không chính quyền bang nào có tham vọng phát triển trường đại học bang thành tầm cỡ thế giới, và cũng không cung cấp đủ ngân sách cho giáo dục đại học để đáp ứng những tiêu chuẩn chất lượng cao.

Trong cuốn sách này, chúng tôi cũng đề cập đến một số “yếu tố tăng tốc” có thể đóng vai trò tích cực trên con đường đạt đến sự “xuất sắc”. Yếu tố thứ nhất là dựa vào các học giả Ấn kiều để nâng cấp các trường đại học hiện hữu hoặc xây dựng một trường hoàn toàn mới. Kinh nghiệm của Đại học Khoa học Công nghệ Pohang Hàn Quốc (POSTEC) và Đại học Khoa học Công nghệ Hong Kong (HKUST) là một minh chứng, thu hút hồi hương một lượng lớn các học giả là một cách hiệu quả để nhanh chóng tạo nên sức mạnh học thuật cho nhà trường.

Yếu tố thứ hai là đưa ra những chương trình đào tạo hữu dụng và đổi mới phương pháp sư phạm. Ví dụ, HKUST là trường đại học kiểu Mỹ đầu tiên ở Hong Kong, một đặc điểm khác biệt so với các trường hiện có đang vận hành theo mô hình của Anh. Trường Kinh tế Cao cấp ở Moscow là một trong số các trường đầu tiên ở Nga có chương trình đào tạo hiện đại, kết hợp giảng dạy với nghiên cứu và thiết lập được một thư viện điện tử. Những đặc tính đổi mới của các trường “sinh sau đẻ muộn” là một lợi thế quan trọng để thu hút thí sinh đến với những chương trình đào tạo hoàn toàn mới thay vì lựa chọn các trường đại học lâu đời hơn.

Yếu tố thứ ba là sử dụng phương pháp đối chuẩn (benchmarking) để định hướng các nỗ lực nâng hạng của nhà trường. Ví dụ, Đại học Giao Thông Thượng Hải đầu tiên lập kế hoạch chiến lượcbằng cách so sánh, đối chiếu tiêu chí với những trường đại học hàng đầu Trung Quốc, sau đó tiến tới so sánh tiêu chí với các trường quốc tế ngang hàng. Tập trung vào các lĩnh vực chuyên môn hẹp cũng là một chiến lược thích hợp để nhanh chóng thu hút được đông đảo các nhà nghiên cứu hàng đầu, như trường hợp HKUST và POSTEC ở châu Á, Kinh tế Cao cấp ở Nga. Phần nhiều nỗ lực nhằm phát triển trường đại học đẳng cấp thế giới chỉ tập trung vào những lĩnh vực khoa học và công nghệ. Đây là những lĩnh vực quan trọng, và chắc chắn mang lại những lợi thế trong bảng xếp hạng vì thường có nhiều công bố trên các tạp chí khoa học. Tuy nhiên, các nghiên cứu trong lĩnh vực xã hội và nhân văn đã gia tăng đáng kể và số lượng công bố cũng như trích dẫn cũng đóng vai trò quan trọng trong việc xếp hạng. Thế giới đương đại cần tập trung vào mọi khía cạnh của kiến thức nhằm giải quyết những thách thức lớn của hành tinh trái đất (như biến đổi khí hậu, năng lượng, thực phẩm, sức khoẻ…).

Thực tế của Ấn Độ

Ấn Độ chưa có quy định rõ ràng cho phép các trường đại học có quyền tự chủ, không bị chính phủ chỉ đạo hay can thiệp trong các vấn đề như bổ nhiệm các hiệu trưởng và các lãnh đạo cấp cao khác. Trong thực tế, hầu hết các nhà quan sát đều chỉ ra rằng nhiều khía cạnh trong giáo dục đại học bị chính trị hoá, các bản dự thảo hướng dẫn cho thấy khó đạt được những thay đổi căn bản trong quản trị đại học. “Hệ thống ưu tiên” của Ấn Độ cho phép nhập học tới một nửa số thí sinh dự tuyển, cũng như chính sách tuyển dụng giảng viên từ những nhóm xã hội thiệt thòi có thể phù hợp với những cơ sở giáo dục chỉ tập trung vào công tác giảng dạy, và trong thực tế đã mang lại những kết quả tích cực; nhưng những chính sách này không phù hợp với mục tiêu xây dựng trường đại học nghiên cứu tầm cỡ thế giới là nơi cần thu hút những sinh viên và giảng viên/học giả tài năng nhất – bản dự thảo Hướng dẫn và Quy định vẫn giữ nguyên “Hệ thống ưu tiên nhập học” này.

Ấn Độ có một số lợi thế nhất định. Sử dụng tiếng Anh làm phương tiện giảng dạy và nghiên cứu trong giáo dục đại học đặt Ấn Độ vào xu hướng ngôn ngữ chính của thế giới. Ấn Độ không thiếu những nhà nghiên cứu được đào tạo bài bản và xuất sắc, cả trong nước và ở nước ngoài. Một hướng phát triển học thuật được lập kế hoạch tốt, thật sự hấp dẫn có thể thu hút được cộng đồng Ấn kiều – chỉ khi có những điều kiện học thuật phù hợp, cơ chế quản trị mềm dẻo và mức đãi ngộ ngang tầm quốc tế.

Thực tế hiện tại cũng như những nỗ lực đã qua cho thấy con đường xây dựng đại học đẳng cấp thế giới của Ấn Độ có thể vô cùng khó khăn. Một mặt, sự ủng hộ của tổng thống, việc lập kế hoạch chi tiết và nhiều tư duy sáng tạo có thể giúp Ấn Độ đạt được mục tiêu xây dựng một số trường đại học giảng dạy và nghiên cứu đẳng cấp thế giới. Mặt khác, mức ngân sách đề xuất và dự thảo hướng dẫn thực hiện lại khiến cho mục tiêu này trở nên khó thành công.