8 chữ vàng của phụ nữ việt nam hiện đại

Cập nhật: 07-03-2015 | 08:28:13

Lịch sử dân tộc đã ghi nhận sự đóng góp vô cùng to lớn của các thế hệ phụ nữ Việt Nam. Cùng với những đức tính cần cù, chịu thương chịu khó, nhẫn nhịn, vị tha, chung thủy… từ thực tiễn cuộc sống và chiến đấu, đã hình thành nên những phẩm chất, đức tính quý báu rất riêng của người phụ nữ Việt Nam, đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh khái quát qua 8 chữ vàng: “Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang”.

Trong thời đại Hồ Chí Minh, đặc biệt qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, phụ nữ Việt Nam đã trở thành lực lượng cách mạng quan trọng. Điển hình là “đội quân tóc dài” đã trở thành nỗi ám ảnh, khiếp sợ của kẻ thù. Đã có biết bao bà mẹ lần lượt tiễn những đứa con yêu thương lên đường ra trận, rồi không ngày trở về. Họ là những bà mẹ anh hùng đã sinh ra những người con anh hùng. Đã có biết bao cô gái quên tuổi thanh xuân, quên hạnh phúc riêng tư cùng xung phong ra chiến trường như nam giới.

Với truyền thống, phẩm chất tốt đẹp của mình, ở bất cứ thời kỳ nào, trong bất cứ hoàn cảnh nào, những phẩm chất đạo đức của người phụ nữ Việt Nam luôn tỏa sáng, góp phần nâng cao vai trò, vị trí của người phụ nữ trong gia đình và xã hội. Trong giai đoạn hiện nay, để phát huy hơn nữa những phẩm chất đạo đức truyền thống tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam, đặc biệt là 4 phẩm chất “Tự trọng, tự tin, đảm đang, trung hậu” nhằm đáp ứng yêu cầu của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, mỗi người phụ nữ càng phải luôn phấn đấu, học tập để nâng cao nhận thức, bồi dưỡng kỹ năng sống, tu dưỡng rèn luyện không ngừng, xứng đáng là người “giữ ngọn lửa ấm” trong mỗi gia đình, đồng thời góp phần vào sự nghiệp xây dựng đất nước. Chính sự kết hợp hài hòa những phẩm chất tinh hoa truyền thống và những tính cách hiện đại, văn minh sẽ tạo nên giá trị và vẻ đẹp đích thực của người phụ nữ Việt Nam.

Ngày nay, phụ nữ tham gia nhiều hơn vào các hoạt động chung của cộng đồng. Từ đó họ có thêm cơ hội được tiếp cận với thông tin và kiến thức, nâng cao sự hiểu biết về pháp luật, chính sách; nhu cầu giao lưu, mở rộng các mối quan hệ, thực hành dân chủ sẽ giúp phụ nữ hòa nhập tốt hơn vào đời sống xã hội và là điều kiện để thực hiện bình đẳng giới. Phụ nữ Việt Nam luôn là niềm tự hào của dân tộc. Phụ nữ đã và đang tiếp tục phát huy truyền thống “Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang”, đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước; đồng thời luôn là chỗ dựa tin cậy cho mỗi mái ấm gia đình, xây dựng cuộc sống ngày càng giàu đẹp, đúng như Bác Hồ đã nói: “Non sông gấm vóc Việt Nam do phụ nữ ta, trẻ cũng như già, ra sức dệt thêu mà thêm tốt đẹp, rực rỡ”.

NHẬT HUY

Nhân kỷ niệm 89 năm Ngày thành lập Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam (20-10-1930 – 20-10-2019), hưởng ứng Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn năm 2019, Hội Phụ nữ Cục Công tác Đảng và công tác chính trị tổ chức buổi gặp mặt, nói chuyện chuyên đề “Phụ nữ với phong trào “Chống rác thải nhựa””.

Thực hiện việc kiện toàn, sắp xếp lại tổ chức bộ máy Bộ Công an tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, hiện số hội viên Hội Phụ nữ của Cục trưởng Cục Công tác Đảng và công tác chính trị có 165 đồng chí. 

8 chữ vàng của phụ nữ việt nam hiện đại
Các đại biểu tham dự buổi gặp mặt.
8 chữ vàng của phụ nữ việt nam hiện đại
Đại tá Nguyễn Văn Toàn phát biểu tại buổi gặp mặt.

Với sự chỉ đạo sát sao của Đảng ủy, lãnh đạo Cục; của Hội Phụ nữ Bộ Công an; sự chủ động, tinh thần trách nhiệm của Ban Chấp hành Hội Phụ nữ Cục, các chi hội, tổ đội; sự nhiệt tình, tích cực, sáng tạo của các chị em hội viên các hoạt động của Hội Phụ nữ Cục Công tác Đảng và công tác chính trị đã dần đi vào nề nếp, đạt nhiều kết quả trong công tác hội, trong công tác chuyên môn, trong các phong trào thi đua, tích cực trong các hoạt động thiện nguyện...

8 chữ vàng của phụ nữ việt nam hiện đại
Đại tá Nguyễn Văn Toàn tặng lẵng hoa chúc mừng Hội Phụ nữ nhân kỷ niệm Ngày thành lập Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam.
8 chữ vàng của phụ nữ việt nam hiện đại
Các đại biểu chúc mừng Hội Phụ nữ nhân kỷ niệm Ngày thành lập Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam.

Tại buổi gặp mặt, Đại tá Nguyễn Văn Toàn, Phó Cục trưởng Cục Công tác Đảng và công tác chính trị đã thay mặt Đảng ủy, lãnh đạo Cục ghi nhận và biểu dương những kết quả, thành tích mà Hội Phụ nữ đơn vị đã đạt được trong thời gian qua; đồng thời khẳng định, kết quả các mặt công tác của Cục trong năm qua, có sự đóng góp to lớn, hiệu quả của các cấp hội phụ nữ và toàn thể chị em. Để có thêm nhiều kết quả mới, tốt hơn trong thời gian tới, Đại tá Nguyễn Văn Toàn đề nghị Hội Phụ nữ tiếp tục phát huy những thành tích đạt được, sáng tạo, tích cực hơn nữa, xứng đáng với 8 chữ vàng mà Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu đã tặng Phụ nữ Việt Nam: “Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang”.

8 chữ vàng của phụ nữ việt nam hiện đại
Nhà báo Ngô Bá Lục chia sẻ về vấn đề “ô nhiễm rác thải nhựa”.

Đại tá Nguyễn Văn Toàn cũng đề nghị cấp ủy, thủ trưởng các đơn vị cần tiếp tục quan tâm đến công tác nữ, tạo mọi cơ hội cho chị em công tác, phấn đấu, đảm việc nước, giỏi việc nhà, nuôi con khỏe, dạy con ngoan; đồng thời mong muốn Hội Phụ nữ Bộ Công an tiếp tục quan tâm, chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ hội, tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của phong trào phụ nữ Cục Công tác Đảng và công tác chính trị…

Cũng tại buổi gặp mặt, các đại biểu cũng được nghe Diễn giả, Nhà báo Ngô Bá Lục, Trưởng Ban Truyền hình, văn hóa, xã hội, Báo Thể thao Việt Nam chia sẻ về vấn đề “ô nhiễm rác thải nhựa” – một vấn đề toàn cầu, mang tính cấp bách hiện nay nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, hội viên Hội Phụ nữ đơn vị về mục đích, nội dung, ý nghĩa “Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn năm 2019” được Liên Hợp Quốc đặt ra và đã được lãnh đạo Bộ Công an, lãnh đạo Cục Công tác Đảng và công tác chính trị quán triệt, chỉ đạo.

X.Trường

8 chữ vàng của phụ nữ việt nam hiện đại
Chủ tịch Hồ Chí Minh với đại biểu phụ nữ các dân tộc ít người dự Đại hội Phụ nữ toàn quốc lần thứ 2 ngày 31/5/1956 tại Thủ đô Hà Nội (Nguồn: Báo Phụ nữ Việt Nam).

(Thanhuytphcm.vn) - Như chúng ta đã biết, lịch sử dân tộc Việt Nam là lịch sử dựng nước và giữ nước. Trong hàng ngàn năm lịch sử ấy phụ nữ giữ một vai trò vô cùng quan trọng. Họ là những người chống giặc ngoại xâm kiên cường bất khuất, họ là những người lao động cần cù, thông minh, sáng tạo, họ còn là những người sản sinh ra những thế hệ anh hùng của dân tộc anh hùng. Chính vì có vai trò quan trọng trong xã hội, ngay từ khi ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã rất chú trọng việc xây dựng và phát triển tổ chức của những người phụ nữ Việt Nam. Đảng chỉ rõ: “Nếu giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp mà chưa giải phóng phụ nữ thì cách mạng mới chỉ là một nửa”.

Hội nghị thành lập Đảng Cộng Sản diễn ra từ ngày 6/1/1930 - 8/2/1930, đã quyết định thành lập các tổ chức quần chúng do Đảng lãnh đạo, trong đó có Hội phụ nữ Giải phóng. Ngay sau đó, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ nhất (14 - 31/10/1930) cũng đã thông qua Nghị quyết về Phụ nữ vận động, đồng thời đề raĐiều lệ Phụ nữ Liên hiệp Hội.

Tháng 8/1937, trước yêu cầu mới của cách mạng, Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương về công tác vận động phụ nữ đặt ra nhiệm vụ chống phát xít, chốngchiến tranh bằng hình thức công khai, hợp pháp. Vì vậy, tổ chức cách mạng của phụ nữ được đổi thànhHội Phụ nữ Dân chủ.

Ngày 16/6/1941, kế tục truyền thống của các tổ chức phụ nữ tiền thân, Đoàn Phụ nữ Cứu quốc ra đời với mục đích: Đoàn kết hết thảy các tầng lớp phụ nữ yêu nước gia nhập Mặt trận Việt Minh, gia nhập các đoàn thể cứu quốc đánh đuổi phát xít Nhật, Pháp ra khỏi Đông Dương, giải phóng dân tộc, giải phóng phụ nữ. Đoàn Phụ nữ cứu quốc đã vận động các tầng lớp phụ nữ gia nhập Mặt trận Việt Minh, gia nhập các đoàn thể cứu quốc đánh Pháp, đuổi Nhật, xây dựng và bảo vệ cơ sở cách mạng. Từ đó chứng tỏ phụ nữ là lực lượng hùng hậu, đóng góp lớn vào thắng lợi của Cách mạng tháng Tám 1945.

Cách mạng Tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời chưa được bao lâu thì thực dân Pháp âm mưu quay trở lại xâm lược. Trước tình hình đó, ngày 29/5/1946, Đảng chủ trương mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất, thành lập Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam (Liên Việt) nhằm tập hợp rộng rãi, đông đảo quần chúng yêu nước để đối phó với những diễn biến phức tạp của tình hình vận mệnh dân tộc như “ngàn cân treo sợi tóc” lúc đó.

Ngày 3/10/1946, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Huỳnh Thúc Kháng đã ký Nghị định cho phép thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. Hội chính thức được thành lập gồm nhiều đoàn thể phụ nữ trong đó Đoàn Phụ nữ Cứu quốc là tổ chức nòng cốt, hoạt động trong khuôn khổ là một tổ chức thành viên của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.

Ngày 20/10/1946, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam làm lễ ra mắt tại Quảng trường Nhà hát Lớn, Thủ đô Hà Nội. Các đoàn phụ nữ đại diện các dân tộc, tôn giáo, đảng phái, trí thức, tư sản dân tộc, công nhân, nông dân, tiểu thương, tiểu chủ, nữ sinh, dân quân tự vệ… ở các địa phương về tụ họp, chứng kiến, chào mừng sự ra đời tổ chức của giới phụ nữ.

8 chữ vàng của phụ nữ việt nam hiện đại
Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất (Nguồn: Báo Nhân dân).

Sự ra đời của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đánh dấu bước trưởng thành vượt bậc trong tư duy của Đảng về lãnh đạo công tác vận động phụ nữ. Thực tế đã chứng minh việc vận động quần chúng nói chung và vận động phụ nữ nói riêng, hữu hiệu nhất là thu hút họ vào tổ chức.

Bước sang giai đoạn kháng chiến chống Pháp lần thứ 2, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã vận động các tầng lớp phụ nữ tham gia thực hiện nhiều phong trào như: phụ nữ học cày bừa; phụ nữ tăng gia sản xuất đảm bảo cho bộ đội“ăn no đánh thắng”; mua công phiếu kháng chiến; “Diệt giặc dốt”; “diệt giặc đói”: “Đời sống mới”; tham gia Hội mẹ chiến sĩ…

Trong chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử, phụ nữ các dân tộc Tày, Thái, Mèo, Dao, Nùng, Hoa, Puộc, Xá… đã tham gia đông đảo. Chị em đã ngày đêm vượt suối, băng ngàn, làm mọi công việc vận chuyển, tiếp tế lương thực, đạn dược, tải thương, thổi cơm, đưa nước cho bộ đội, làm hầm, chữa cầu đường… Có thể nói,Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã bằng mọi nỗ lực vận động chị em phụ nữ tham gia vào tất cả các lĩnh vực hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, góp phần vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp.

Dưới thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, nhằm mục đích tập hợp rộng rãi lực lượng cách mạng và phát huy cao độ sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, nêu cao chủ nghĩa yêu nước. Ngày 20/12/1960, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam được thành lập bao gồm đại biểu các tầng lớp nhân dân, các dân tộc, các tôn giáo, các nhân sĩ yêu nước ở miền Nam, không phân biệt xu hướng chính trị. Cùng với đó,ngày 8/3/1961, Hội Liên hiệp Phụ nữ Giải phóng miền Nam Việt ra đời, với vai trò tập hợp phụ nữ miền Nam Việt Nam đoàn kết trên mặt trận giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.

Tổ chức Hội phụ nữ hai miền Nam Bắc thực hiện những nhiệm vụ, hoạt động phù hợp với từng miền và cùng hướng tới mục tiêu chung là đấu tranh cho sự nghiệp giải phóng phụ nữ, đánh đuổi đế quốc Mỹ, thống nhất đất nước.

Ở miền Bắc, vào tháng 3/1961, Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ III họp tại Hà Nội đã phát động phong trào thi đua“5 tốt”với các nội dung: Đoàn kết sản xuất, tiết kiệm tốt, chấp hành chính sách tốt, tham gia quản lý tốt, học tập chính trị, văn hoá, kỹ thuật tốt, xây dựng gia đình nuôi dạy con tốt…

Tháng 3/1965, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phát động phong trào“3 đảm đang”với các nội dung: đảm đang sản xuất và công tác, đảm đang gia đình, đảm đang phục vụ chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu.

Tại miền Nam, Đại hội lần thứ nhất Hội Liên hiệp Phụ nữ Giải phóng miền Nam (3/1965) cũng phát động phong tràothi đua“5 tốt”với nội dung: Đoàn kết đấu tranh chính trị, võ trang, binh vận tốt; Lao động sản xuất, tiết kiệm tốt; Chăm sóc, nuôi dưỡng thương bệnh binh tốt; Học tập văn hoá, chính trị, chuyên môn tốt; Rèn luyện tư cách đạo đức tốt… Với phong trào “5 tốt”, hàng triệu hội viên phụ nữ giải phóng được tôi luyện trong phong trào đấu tranh với 3 mũi giáp công linh hoạt, được tổ chức chặt chẽ ở ba vùng chiến lược (nông thôn, đô thị, miền núi). Trên khắp miền Nam, phụ nữ giải phóng luôn là lực lượng nòng cốt đi đầu trong phong trào đấu tranh chính trị trực diện, hình thành nên một “Đội quân tóc dài” hùng hậu, nổi tiếng miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.

Sau Đại thắng mùa Xuân năm 1975, thực hiện Nghị quyết của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc thống nhất các đoàn thể nhân dân, từ ngày 10-12/6/1976, Hội nghị Thống nhất Hội Liên hiệp Phụ nữ toàn quốc được tổ chức. Hội nghị đã nhất trí quyết nghị: Thống nhất sự chỉ đạo hoạt động của Hội Liên hiệp Phụ nữ trong cả nước trong một tổ chức là Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. Hội nghị cũng quyết định lấy ngày 20/10/1930 là ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. Đến năm 2010, tại thông báo số 382-TB/TW ngày 15/10/2010 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ban Bí thư đồng ý lấy ngày 20/10 hàng năm là ngày Phụ nữ Việt Nam.

Trải qua các thời kỳ cách mạng, vị trí, vai trò của phụ nữ được Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh giá rất cao. Trong bản Di chúc bất hủ để lại cho toàn Đảng, toàn dân trước lúc đi xa, Người viết: “Trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước, phụ nữ đảm đang đã góp phần xứng đáng trong chiến đấu và trong sản xuất. Đảng và Chính phủ cần phải có kế hoạch thiết thực để bồi dưỡng, cất nhắc và giúp đỡ để ngày thêm nhiều phụ nữ phụ trách mọi công việc, kể cả công việc lãnh đạo. Bản thân phụ nữ thì phải cố gắng vươn lên”.

8 chữ vàng của phụ nữ việt nam hiện đại
Bức trướng thêu 8 chữ vàng mà Đảng, Chính phủ, Bác Hồ tặng phụ nữ miền Nam (Nguồn: Bảo tàng Hồ Chí Minh, chi nhánh TPHCM).

Thấm nhuần tư tưởng và lời dạy của Bác, Đảng cũng đã đề ra nhiều chủ trương về công tác phụ nữ và Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. Nghị quyết 04-NQ/ TW ngày 12/7/1993 của Bộ Chính trị “Về đổi mới và tăng cường công tác vận động phụ nữ trong tình hình mới”. Trên cơ sở của Nghị quyết 04, ngày 29/9/1993, Ban Bí thư ra Chỉ thị số 28/CT-TW, giao nhiệm vụ cho Đảng đoàn Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam giúp Ban Bí thư trực tiếp chỉ đạo phong trào phụ nữ, đổi mới nội dung, tổ chức và phương thức hoạt động của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam trong tình hình mới.

Hơn 10 năm sau, Nghị quyết số 11-NQ/TW, ngày 27/4/2007, của Bộ Chính trị “Về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” đã bổ sung trách nhiệm “nòng cốt” của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam trong công tác vận động phụ nữ. Theo đó, vai trò đại diện của các cấp Hội ngày càng được coi trọng, phát huy theo hướng “thực hiện nghiêm túc trách nhiệm bảo đảm cho các cấp Hội tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền; giám sát, phản biện xã hội; đảm nhiệm một số nhiệm vụ trong chương trình phát triển kinh tế - xã hội”. Tham mưu, đề xuất với Đảng và Nhà nước về chủ trương chính sách liên quan đến phụ nữ. Tổ chức tập hợp, động viên đông đảo các tầng lớp phụ nữ thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đối với phụ nữ và có liên quan đến phụ nữ. Mở rộng tính liên hiệp, tập hợp rộng rãi các đối tượng là phụ nữ trên nguyên tắc tự nguyện…

Trong những năm gần đây, Đảng đã ban hành nhiều văn bản quy định, quy chế về giám sát, phản biện xã hội; về việc tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức, đoàn thể chính trị - xã hội. Tại Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ XII (7/3/2017), Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu: “Thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước, tôi nhiệt liệt chúc mừng và biểu dương những thành tích to lớn của phong trào phụ nữ và Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam trong nhiệm kỳ vừa qua. Hoan nghênh và ghi nhận sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của các cấp ủy đảng, sự phối hợp chặt chẽ của chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các ban, bộ, ngành, đoàn thể trong công tác phụ nữ và bình đẳng giới…”[1].

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam ngày một lớn mạnh không ngừng. Hội đãđổi mới mạnh mẽ, toàn diện, đồng bộ nội dung, phương thức hoạt động theo hướngthiết thực,chuyên nghiệp; tập trung tham mưu, đề xuất chính sách, giám sát, phản biện xã hội; tăng cường vận động xã hội, tích cực hội nhập quốc tế; chăm lo tốt hơn lợi ích chính đáng của phụ nữ, tạo động lực động viên đông đảo phụ nữ phát huy dân chủ, cần cù, năng động, sáng tạo, trách nhiệm xây dựng đất nước phát triển nhanh, bền vững, xây dựng gia đình hạnh phúc, nâng cao vai trò, vị thế của phụ nữ và tổ chức Hội, thực hiện mục tiêu vì sự tiến bộ của phụ nữ và bình đẳng giới. Hội vận động hội viên, phụ nữ trong cả nước thực hiện các phong trào thi đua như: “Phụ nữ giúp nhau làm kinh tế gia đình”;“Nuôi dạy con tốt, góp phần hạn chế trẻ em suy dinh dưỡng và bỏ học”; “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc” vàhai cuộc vận động“Rèn luyện phẩm chất đạo đức: tự tin, tự trọng, trung hậu, đảm đang”;“Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” gắn với học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; có những đề xuất tham mưu chính sách, phát động nhiều phong tràogóp phần quan trọng vào thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong thời kỳ đổi mới, hội nhập và xây dựng đất nước.

Trải qua lịch sử 91 năm trưởng thành và phát triển, dưới sự quan tâm, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã và đang ngày càng có nhiều đóng góp quan trọng vào sự nghiệp bảo vệ, xây dựng đất nước và sự nghiệp giải phóng phụ nữ, sự tiến bộ của phụ nữ và bình đẳng giới. Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam xứng đáng là tổ chức đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mọi tầng lớp phụ nữ Việt Nam. Tổ chức Hội được củng cố và phát triển, không ngừng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động. Tích cực tham gia xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh. Đội ngũ cán bộ Hội nhiệt tình, tâm huyết, phấn đấu nâng cao năng lực, trình độ đáp ứng yêu cầu của tình hình mới. Hội cũng phát huy vai trò, mở rộng hợp tác, thực hiện tốt công tác đối ngoại nhân dân, chú trọng phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác, tích cực tham gia các cơ chế đa phương.

91 mùa Thu đi qua, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam ngày càng khẳng định vai trò và vị thế của mình, với nhiều phong trào thi đua yêu nước sâu sắc và các chương trình, đề án có hiệu quả, tập hợp đông đảo các tầng lớp phụ nữ tham gia vào tổ chức Hội, hướng dẫn phụ nữ phát huy truyền thống tốt đẹp phấn đấu giữ gìn và tiếp tục rèn luyện phẩm chất “Anh hùng - Bất khuất - Trung hậu - Đảm đang”, xây dựng người phụ nữ Việt Nam yêu nước có tri thức, có sức khỏe, càng năng động, sáng tạo, có lối sống văn hoá, có lòng nhân hậu, quan tâm tới lợi ích xã hội và cộng đồng, tiếp tục đóng góp vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong thời kỳ hội nhập và phát triển.

Phòng Lý luận chính trị - Lịch sử Đảng

Ban Tuyên giáo Thành ủy TPHCM

_____________________

[1] Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Phụ nữ có vai trò và đóng góp quan trọng trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Bài phát biểu tại Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ XII. Hà Nội. ngày 7/3/2017.

Tin liên quan