Ai cái gì phản ánh đúng nhất chân dung con người cái gương người thợ chụp hình hay nhà nghệ sĩ

Solzhenitsym từng nói: “ Văn chương không phải là hơi thở của xã hội đương thời, không dám nói lên nỗi đau và sợ hãi của xã hội, không cảnh báo kịp những mối nguy hại đe dọa đạo đức và xã hội- thứ văn chương đó không xứng đáng với cái tên văn chương”. Điều đó có nghĩa là nhà văn phải phản ánh trung thực xã hội, văn học phản ánh thực tế theo “ lối đi riêng” của tác giả. Cũng như Standal viết: “ Văn học là tấm gương phản chiếu đời sống xã hội”.

Còn Lê nin cho rằng: “ Nghệ thuật không đòi hỏi người ta thừa nhận các tác phẩm của nó như là hiện thực.”

Ý kiến của Standal: “ Văn học là tấm gương phản chiếu đời sống xã hội” muốn đề cập đến tính hiện thực trong văn chương. Tố Hữu cho rằng: “ Cuộc đời là nơi xuất phát cũng là nơi đi tới của văn học”. Không một người nghệ sĩ nào có thể sáng tác mà không phản ánh hiện thực. Dù thơ ca là “tiếng nói của tâm hồn” thì cũng có ít nhất một sự kiện trong đời sống nảy sinh trong thơ. Tố Hữu từng cho rằng: “ Văn học không chỉ là văn chương mà thực chất là cuộc đời. Văn học không là gì nếu vì cuộc đời mà có”. Đây cũng là một trong những chức năng cơ bản của văn học: phản ánh đời sống xã hội.

Nhưng ý kiến của Lê nin lại cho rằng: “Nghệ thuật không đòi hỏi người ta thừa nhận các tác phẩm của nó như là hiện thực.” Nghĩa là văn học không bê nguyên xi hiện thực đời sống vào tác phẩm. Hiện thực trong tác phẩm được phản ánh thông qua lăng kính chủ quan của người nghệ sĩ, thể hiện thái độ, tư tưởng, quan điểm thẩm mĩ của nhà văn. Như Lê Ngọc Trà nói: “ Nghệ thuật bao giờ cũng là tiếng nói tình cảm của con người, là sự tự giãi bày và gửi gắm tâm sự”.

Hai ý kiến trên có vẻ đối lập nhưng thực chất bổ sung cho nhau. Ý kiến của Standal bổ sung cho ý kiến của Leenin để nhấn mạnh chức năng của văn học: văn học phản ánh hiện thực, nhưng hiện thực ấy được khúc xạ qua cái nhìn chủ quan, tư tưởng, tình cảm và sự sáng tạo của người nghệ sĩ.

Vấn đề đặt ra ở hai ý kiến là đúng đắn, vì một trong những chức năng của văn học là giúp con người nhận thực đời sống xã hội. Nhà văn lấy chất liệu là cuộc sống hiện thực, từ đó cung cấp cho con người nhưng tri thức về xã hội, làm giàu vốn tri thức của con người. Bởi văn học là cuốn “ bách khoa toàn thư” về đời sống và con người. Nhà văn là “người thư kí trung thành của thời đại”, không tách rời khỏi hiện thực mà luôn “mở hồn ra đón lấy vang vọng của đất trời”, khám phá ra những vấn đề của xã hội và con người. Văn học dân gian khám phá ra sự bất công của xã hội: Cô Tấm hiền lành, xinh đẹp, chịu khó nhưng lại chịu sự bất công, bóc lột sức lao động từ mẹ con mụ dì ghẻ. Họ thậm chí dồn Tấm vào con đường chết. Văn học trung đại khám phá ra số phận người phụ nữ chịu áp bức bất công: họ là nạn nhân của chiến tranh phi nghĩa ( Chinh phụ ngâm), nạn nhân của chế độ đa thê, cung tần mĩ nữ ( Cung oán ngâm), người phụ nữ chịu số mệnh “ tài hoa bạc mệnh” ( Độc tiểu thanh kí). Đó là những số phận đáng thương, cần được cảm thông. Thạch Lam trong “Hai đứa trẻ” đã khám phá ra hiện thực cuộc sống tù túng, quẩn quanh, tẻ nhạt, không tương lai; con người sống âm thầm không ước mơ. Hay Nam Cao trong “ Đời thừa” đã phản ánh hiện thực xã hội bóp nghẹt ước mơ của người nghệ sĩ, ghì đôi cánh cảm xúc của họ bởi thực tại “ cơm áo gạo tiền ghì sát đất” khiến họ rơi vào bế tắc, bi kịch. Đó là bi kịch của vi phạm lẽ sống tình thương và đạo đức nghề nghiệp. Như vậy, các nhà văn đã tập trung và việc phản ánh hiện thực làm nhiệm vụ.

Văn học phản ánh đời sống không bê nguyên xi hiện thực vào trong tác phẩm. Mà hiện thực đó được lọc qua cái nhìn của người nghệ sĩ, thể hiện dụng ý của tác giả. Vì vậy, trong tác phẩm, hiện thực đôi khi được hư cấu, tô đậm hơn. Nếu nhà văn chỉ chụp ảnh cuộc sống thì không cần đến vai trò của nhà văn. Sứ mệnh của nghệ sĩ là phản ánh hiện thực theo cái mới, hướng con người đến vẻ đẹp chân- thiện- mĩ. Nam Cao từng nói: “ Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu tìm tòi, suy nghĩ,khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có”.

(QBĐT) - Đó là tâm niệm của  nghệ sĩ nhiếp ảnh (NSNA) Lê Đức Thành- người được bạn bè, đồng nghiệp ví như cánh chim không mỏi trên bầu trời sáng tạo nghệ thuật. Gặp anh trong một chiều xuân, nghe anh mở lòng về chuyện đời, chuyện nghề và cảm nhận sâu sắc rằng, anh là một nghệ sĩ hết lòng vì nghệ thuật, hằng ngày, hàng giờ miệt mài lao động sáng tạo để truyền cho người xem thông điệp mới về cái đẹp đằng sau mỗi khuôn hình.

P.V: Được biết, hành trình để trở thành một nghệ sĩ nhiếp ảnh không hề đơn giản, vậy mà từ khi cầm máy và bén duyên với ảnh nghệ thuật, anh chỉ mất chừng một năm là đã có thể khẳng định tên, tuổi của mình trong ngôi nhà chung là Chi hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh  Việt Nam. Làm thế nào để anh có được thành quả đó?

- NSNA Lê Đức Thành: Miệt mài theo đuổi niềm đam mê, xác định đâu là đích đến để cố gắng luôn là mục tiêu sống, hành động của tôi. Khi tôi mon men bén duyên với nghệ thuật nhiếp ảnh (năm 2014) thì các đồng nghiệp của tôi trong Chi hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam hiện nay đều đã có tên, tuổi, có thương hiệu, có thâm niên nghề nghiệp.

Ai cái gì phản ánh đúng nhất chân dung con người cái gương người thợ chụp hình hay nhà nghệ sĩ
"Tung chài trên sông Nhật Lệ" một trong những tác phẩm của Lê Đức Thành đoạt huy chương bạc tại cuộc thi ảnh nghệ thuật quốc tế năm 2017.

Vì thế, tôi càng phải tích cực học hỏi. Người ta làm việc 1, tôi phải gấp mấy lần mới có thể xây dựng nên những sản phẩm nghệ thuật có chất lượng. Suốt thời gian ấy, tôi xách máy đi khắp các vùng quê trong và ngoài tỉnh, những chuyến đi  dài ngày ở các tỉnh miền Tây Nam bộ. Thành quả mang lại là những bức ảnh được hội đồng nghệ thuật bình chọn và tôi đủ các tiêu chí (các điểm) để trở thành hội viên vào năm 2015.

P.V: Từng là người thợ giỏi, rồi làm công tác thi đua, tuyên truyền của Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 4 (Nghệ An) thuộc Bộ Giao thông vận tải. Vậy cơ duyên nào đưa anh đến với nhiếp ảnh để trở thành một nghệ sĩ như bây giờ?

- NSNA Lê Đức Thành: Đúng là nghe qua có cái gì đó “sai sai”. Vì chính tôi cũng không ngờ có một ngày tôi là tôi của bây giờ. Trước đây, tôi chỉ muốn hoàn thành tốt nhiệm vụ của một người thợ giỏi. Khi được chuyển qua làm công tác tuyên truyền của công ty, tôi bắt đầu cầm máy ảnh để chụp ảnh các hội nghị, ảnh hoạt động của đơn vị nhằm làm tư liệu phục vụ công việc rồi bị cuốn hút từ lúc nào không hay. Và bước ngoạt lớn trong sự nghiệp cầm máy ảnh của tôi là vào năm 2013.

Nhân dịp kỷ niệm 40 năm quan hệ Việt Nam - Nhật Bản, Đại sứ quán Nhật Bản phối hợp với Tổng công ty đường sắt Việt Nam tổ chức cuộc thi ảnh về đề tài ca ngợi tình hữu nghị Việt - Nhật và tôi đã may mắn đoạt giải nhất. Bức ảnh đó tôi chụp một đoàn tàu đang chạy trên vùng đồi đầy sắc màu của hoa dại thuộc thôn Vĩnh Tuy, xã Vĩnh Ninh, huyện Quảng Ninh lúc tầm 6h sáng.

Và may mắn thay, thời điểm đó, ở phía xa chân trời xuất hiện cầu vồng rất đẹp. Tất cả được ghi vào khuôn hình một cách trọn vẹn. Giải thưởng này là nguồn động viên rất lớn để tôi tự tin dấn thân vào con đường nhiếp ảnh nghệ thuật.

P.V: Từ chụp ảnh sự kiện đến ảnh nghệ thuật, anh có gặp khó khăn khi tiếp cận lĩnh vực này?

- NSNA Lê Đức Thành: Có chứ, khó khăn rất nhiều. Song khi đã xây dựng mục tiêu là nhất định tôi phải phấn đấu thực hiện cho bằng được. Tự tìm tòi học hỏi kỹ thuật chụp ảnh qua sách báo, học hỏi qua đồng nghiệp, cộng với những lần thất bại để đúc rút kinh nghiệm. Nhờ thế mà tôi đã chinh phục được những thử thách bước đầu của người cầm máy để sáng tạo ra những bức ảnh nghệ thuật.

P.V: Kỷ niệm nào làm anh  nhớ nhất trong những lần đi chụp ảnh nghệ thuật?

- NSNA Lê Đức Thành: Kỷ niệm thì nhiều nhưng tôi nhớ nhất là chuyến hành trình chinh phục thác K50 nằm trong ranh giới thuộc hai tỉnh Gia Lai và Bình Định để chiêm ngưỡng và ghi lại vẻ đẹp được ví như chốn thiên đường ở nơi đây. Chúng tôi đã xuyên rừng, vượt qua nhiều dốc cao dựng đứng, chịu đựng sự đu bám dai dẵng của loài vắt. Song cuối cùng vẫn không đến được nơi cần đến vì mưa rừng. Đó là chuyến đi rất gian khổ nhưng kết quả mang lại chỉ là con số không.

Vì vậy, tôi luôn ấp ủ sẽ có một ngày quay trở lại nơi đó. Điều cần làm bây giờ là phải giữ sức khỏe cho thật tốt. Kỷ niệm nữa cũng gắn liền với sự thất bại của tôi đó là muốn thể hiện một suối Bang đẹp như nàng công chúa tỉnh giấc sau chuỗi ngày dài ngủ quên trong rừng. Ý thưởng thì tốt song để thực hiện lại là cả một vấn đề không hề đơn giản.

Tôi đã thất bại khi sản phẩm của mình tạo nên không nói lên hết ý tưởng mình đưa ra, có lẽ là hơi “tham” nên thể hiện chưa tới. Và chính những thất bại thường làm tôi nhớ lâu hơn.

P.V: Để có một bức ảnh nghệ thuật đẹp, theo anh cần nhất ở những yếu tố nào?

- NSNA Lê Đức Thành: Tôi tâm niệm rằng, máy ảnh chỉ là phương tiện nên dù  máy ảnh có hiện đại đến mấy cũng không thể thay thế được cảm xúc và trí tuệ con người. Người nghệ sĩ phải luôn kiếm tìm cái mới, mới về ý tưởng, về góc chụp... để truyền cho người xem thông điệp mới về cái đẹp đằng sau mỗi khuôn hình. Những bức ảnh được tạo ra đều gắn với quá trình lao động miệt mài của người nghệ sĩ.

Ví như để có bộ ảnh về thác Bản Giốc, tôi phải mất rất nhiều thời gian, công sức từ chọn điểm chụp, canh thời gian đủ độ sáng rồi leo trèo, đu bám ở những vị trí rất mạo hiểm mới có thể lột tả được vẻ đẹp của thiên nhiên nơi đây.

Hay khi muốn chụp một bức ảnh thể hiện bản sắc văn hóa dân tộc, tôi phải tìm hiểu kỹ về mảnh đất, con người, đời sống văn hóa của nơi mình đến. Tôi đã có những ngày cùng ở, cùng ăn với già làng Hồ Khăm, người Khùa ở xã Trọng Hóa (Minh Hóa) mới có thể ghi lại khoảng khắc sinh động về già làng Hồ Khăm say sưa biểu diễn đàn Trơbon- một loại đàn truyền thống của người dân tộc thiểu số làm bằng ống nứa và dây phanh xe đạp.

Tôi nghĩ, đã là nghệ sĩ thì phải yêu cái đẹp, rung động trước cái đẹp và phải để cho cảm xúc thẩm mỹ của mình luôn tươi mới trên hành trình sáng tạo và khi tác phẩm ra đời phải là của mình, riêng mình chứ không thể na ná của ai đó. Để có được điều này, người nghệ sĩ nhiếp ảnh phải chấp nhận gian khổ, phải có sự hy sinh vì nghệ thuật. Và với tôi, là phải hơi "dở" người một chút hay nói cách khác là “hâm hâm” mới có thể sống trọn với niềm đam mê.

P.V: Và anh đã “hâm hâm” như thế nào?

- NSNA Lê Đức Thành: (cười). Tôi từng dùng hết tiền bạc và thời gian của mình cho nhiếp ảnh. Để có những tác phẩm như ý, có khi tôi xa nhà hàng tháng trời, lang thang khắp hang cùng, ngõ hẻm rồi mất ăn, mất ngủ với việc tìm ý tưởng, trăn trở cách đặt tên cho những đứa con tinh thần của mình. Lắm lúc rơi vào trạng thái như “thiền” khi miên man nghĩ đến những dự định chưa thực hiện được.

Ai cái gì phản ánh đúng nhất chân dung con người cái gương người thợ chụp hình hay nhà nghệ sĩ
Hậu trường đầy gian khổ của nghệ sĩ Lê Đức Thành khi muốn thể hiện sinh động về đời sông nước.

Có những đêm cả nhà đang say giấc, tôi lại loay hoay dựng hiện trường để chụp ảnh tĩnh vật, nào là mảnh ly vỡ, những bông hoa và đủ thứ, miễn là cần cho bức ảnh rồi nghiêng nghiêng ngó ngó chọn góc chụp.

Hay nhiều lúc thức dậy tầm 3, 4 h sáng với chiếc máy ảnh vội vàng chạy ra biển để đón cảnh biển lúc bình minh và cả những cuộc hành trình dài mải miết với những bức ảnh mà quên đi chuyện cơm, áo, gạo, tiền. Cũng may vợ tôi là người luôn thấu hiểu. Cô ấy cũng đã hy sinh rất nhiều vì tôi.

P.V: Và anh đã tạo ra những mùa quả ngọt bằng việc gặt hái rất nhiều giải thưởng tại các cuộc thi ảnh nghệ thuật trong nước, quốc tế, là thành viên duy nhất của Quảng Bình được gia nhập vào Liên đoàn Nhiếp ảnh nghệ thuật quốc tế (FIAP), được trao thẻ FIAP Life Card và tước hiệu AFIAP, vậy đó đã là đích đến của anh?

- NSNA Lê Đức Thành: Chắc chắn là tôi còn phấu đấu. Chừng nào còn niềm đam mê thì khát khao vươn tới những đỉnh cao của nghệ thuật nhiếp ảnh trong tôi càng cháy bỏng. Dự định thì nhiều, mục tiêu hướng đến cũng đã xác định rõ, song tôi chỉ muốn giữ trong lòng để nhắc mình phải nhớ mà tiếp tục cố gắng và không cho phép mình ngủ quên trên những thành công.

P.V: Cảm ơn anh về cuộc trò chuyện rất thú vị này.

Nghệ sĩ nhiếp ảnh Lê Đức Thành sinh năm 1967, quê ở Phú Thọ, sinh sống ở Quảng Bình và là hội viên của Hội Văn học - Nghệ thuật Quảng Bình. Anh đã tham gia 45 cuộc thi ảnh quốc tế, tổ chức ở 25 quốc gia khác nhau và đã có 364 lượt tác phẩm được triển lãm, trong đó có 23 giải thưởng.

Tiêu biểu là tác phẩm: "Làng nghề đan đó Hưng Yên", đoạt huy chương vàng cuộc thi ảnh quốc tế tổ chức tại Ấn Độ và nhiều tác phẩm đoạt huy chương bạc tại các cuộc thi ảnh quốc tế như: "Ánh mắt trẻ thơ", "Hoa gạo", "Trao truyền", "Tung chài trên sông Nhật Lệ"... cùng nhiều giải thưởng quan trọng khác.

Nhật Văn (thực hiện)