Ăn mủ gòn có tốt không

Mủ gòn là loại thức uống quen thuộc của người Nam Bộ, thường được uống cùng hạt é, phổ tai, sương sâm và rong sụn.

Ăn mủ gòn có tốt không
Mủ gòn hạt é sương sâm

Thế nhưng, ít ai biết rằng mủ gòn còn là vị thuốc quý điều trị nhiều bệnh thường gặp và vỏ cây gòn cũng vậy!

Ăn mủ gòn có tốt không
Ăn mủ gòn có tốt không
Mủ gòn

Nội dung chính ⇒

  • Mủ gòn được lấy từ đâu?
  • Uống mủ gòn có tác dụng gì, có tốt cho sức khỏe không?
  • Lưu ý khi dùng mủ gòn
  • Vỏ cây gòn có tác dụng gì?
  • Giá gòn có tác dụng gì?
  • Tư liệu tham khảo

Mủ gòn được lấy từ đâu?

Mủ gòn là chất gôm nhựa tiết ra từ thân cây gòn, thường là ở những cây gòn lâu năm, bị sâu ăn, côn trùng đục hoặc bị các tổn thương cơ học, đứt gãy…

Mủ gòn có màu vàng trong, có khi hơi sẫm và trong điều kiện tự nhiên thì nó sẽ từ từ khô lại.

Mủ gòn này, bạn có thể phơi khô để dùng dần. Mỗi lần dùng, bạn lấy một ít, ngâm với nước sạch cho nở hoàn toàn rồi vớt ra, cho vào ly, thêm nước đá, đường và thưởng thức.

Ăn mủ gòn có tốt không
Ăn mủ gòn có tốt không
Nước mủ gòn (ảnh minh họa)

Ngày nay, mủ gòn được bán trên thị trường thường là dạng có màu vàng sẫm, khi ngâm nở thì giòn sựt chứ không giòn dai như mủ gòn tự nhiên (tự tiết ra từ thân cây) và cũng không có mùi hương đặc trưng cũng như độ nhày của mủ gòn tự nhiên. Vì vậy, nếu bạn dùng làm thuốc thì bạn nên chọn loại tự nhiên nhé!

Ăn mủ gòn có tốt không
Ăn mủ gòn có tốt không
Mủ gòn tự nhiên

Uống mủ gòn có tác dụng gì, có tốt cho sức khỏe không?

Theo công trình Từ điển cây thuốc Việt Nam (tập 1) thì mủ gòn có các công dụng như:

  • Bồi bổ cơ thể và gây khát (mặc dù mủ gòn thường được dùng làm nước giải khát nhưng bản chất của nó là gây khát, vì vậy, nếu bạn uống riêng nước mủ gòn thì uống xong vẫn thấy khát nước).
  • Làm săn da, nhuận tràng, điều trị táo bón.
  • Điều trị lỵ, rong huyết.
  • Điều trị đái tháo.

Cách dùng: Mỗi ngày, lấy từ 4 – 10 g mủ gòn, rửa sạch, ngâm cho nở hoàn toàn rồi loại bỏ các tạp chất (nếu có), sau đó cho thêm nước đá và thưởng thức (nếu không bị tiểu đường thì có thể cho thêm đường vào để nước uống ngon hơn).

Ăn mủ gòn có tốt không
Ăn mủ gòn có tốt không
Mủ gòn tự nhiên

Lưu ý: Mủ gòn phải là loại tự nhiên hoàn toàn, sạch, không bị dính mạt gỗ hay tạp chất, có màu vàng trong.

Lưu ý khi dùng mủ gòn

  • Mủ gòn có tính mát nên người đang bị tiêu chảy, sợ lạnh, hay lạnh tay chân… không nên ăn nhiều.
  • Cần ngâm bằng nước lã thông thường cho mủ gòn nở hoàn toàn rồi mới ăn (loại bỏ các tạp chất nếu có).
  • Trẻ em không nên ăn quá nhiều.
  • Phụ nữ mang thai không nên ăn.
Ăn mủ gòn có tốt không
Ăn mủ gòn có tốt không
Cây gòn

Vỏ cây gòn có tác dụng gì?

Theo y học cổ truyền, vỏ thân cây gòn có các công dụng như:

  • Lợi tiểu, giúp hạ nhiệt.
  • Làm săn se da, giảm đau.
  • Có tác dụng kích dục, điều trị bất lực và các bệnh về khớp.
  • Giúp hồi phục thần kinh trong trường hợp bị viêm các loại rễ thần kinh.
  • Điều trị kiết lỵ và tiêu chảy (dạng tiêu chảy thành thỏi dài trông như albumin).
  • Điều trị ho, đau ngực.
  • Điều trị sốt rét.
  • Giúp giải độc rượu.

Cách dùng: Mỗi ngày, lấy từ 15 – 20 g vỏ cây gòn, cắt nhỏ ra rồi nấu lấy nước uống.

Lưu ý: nếu dùng quá liều thì sẽ bị nôn mửa (vì vỏ cây có tác dụng gây nôn).

Giá gòn có tác dụng gì?

Hạt gòn có chứa dầu hạt, chất đạm và có thể dùng làm giá. Được biết, giá được làm từ hạt gòn có thể xào ăn và có tác dụng làm tăng sự tiết sữa ở phụ nữ đang cho con bú (hoặc ăn sống cũng được).

Ngoài ra, ở Giava, dân gian còn lấy những quả gòn non (loại non thật non), rửa sạch, thái mỏng ra rồi xào lên để ăn như món ăn thông thường.

Gòn được xem là một trong những loại cây hữu dụng đối với cuộc sống của chúng ta. Những bộ phận của cây gòn đều được tận dụng tối đa để phục vụ nhu cầu của con người. Ngoài gỗ, lá cành, thì mủ gòn cũng được tận dụng để chế biến nước uống. Vậy thật sự mủ gòn có công dụng như thế nào, lưu ý khi sử dụng mủ gòn ra sao. Hãy cùng tìm hiểu bài viết sau đây.

Cây bông gòn, mủ gòn là gì?

Ăn mủ gòn có tốt không

Nước hạt chia và mủ cây gòn cho mùa hè nắng nóng 

Cây bông gòn là loại cây sản sinh ra mủ gòn, ngoài ra người ta còn biết đến cây bông gòn với tên gọi khác như cây bông gạo, cây gòn, cây bông Java. Nguồn gốc của loại cây này đến từ Mexico, nó được xem là loại cây nhiệt đới. Hiện nay tại Việt Nam sự xuất hiện của cây bông gòn cũng khá phổ biến.

Bạn có thể nhận diện loại cây này dựa vào những đặc điểm như sau:

  • Chiều cao khoảng 60-70cm.
  • Thân cây to lớn có nhiều cành lớn.
  • Có nhiều gai cứng.
  • Quả bông gòn có chiều dài 15cm.
  • Cây bông gòn có mủ gòn màu nâu.
  • Mủ gòn có dạng đặc và có vị chát.

Công dụng của mủ gòn

Theo các chuyên gia đông y trong mủ cây gòn có chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe và cơ thể của chúng ta. Hơn nữa mủ cây gòn có tính mát, vị ngon nên thích hợp cho việc giải độc cho cơ thể. Ngoài ra nó còn giúp thanh nhiệt, nhuận tràng và ổn định huyết áp.

Hơn nữa khi sử dụng mủ gòn những người bị tiểu đường sẽ điều tiết được lượng đường có trong máu. Những khoáng chất, dưỡng chất có lợi trong mủ gòn còn giúp chị em giảm cân hiệu quả. Nó được ứng dụng để cải thiện lượng mỡ trong máu. Khi sử dụng bạn sẽ có cảm giác no lâu và không thèm ăn. Chính vì vậy có rất nhiều chị em đã lựa chọn mủ gòn để hỗ trợ cho quá trình giảm cân của mình.

Ngoài tác dụng đối với sức khỏe, người ta còn sử dụng mủ gòn để làm thức uống giải khát, thậm chí để điều trị chứng táo bón. Đặc biệt khi trời chuyển sang tiết hè nóng nực thì bạn nên sử dụng nước uống mủ gòn để giải nhiệt và làm cho cơ thể thoải mái hơn.

Một công dụng khác của mủ gòn được nhiều người biết đến nữa chính là làm đẹp. Mủ gòn có thể dùng nó để trị được những triệu chứng như mụn, tàn nhang, tình trạng lão hóa da.

Ăn mủ gòn có tốt không

Nước giải khát được làm từ hạt chia và mủ cây gòn

Nhờ vào thành phần polysaccharide có trong mủ gòn sau đó được chiết xuất ra các chất D-galactose, R-Rhamnose, acid D-galacturonic…Người ta đã sử dụng chúng với mục đích loại bỏ mụn và làm mờ các vết sẹo hiệu quả nhanh chóng. Sau khi loại bỏ mụn những dưỡng chất có trong mủ cây gòn sẽ thẩm thấu sâu vào trong da để chống lại sự lão hóa của làn da, se khít lỗ chân lông và giúp làn da của bạn khỏe hơn.

Ngoài những công dụng trên mủ gòn còn được xem là chất giúp cơ thể thư giãn, mang lại giấc ngủ ngon hơn. Bạn có thể sử dụng mủ cây gòn kết hợp với nhiều thành phần khác để tạo thành 1 bài thuốc an thần hiệu quả. Vì vậy có thể nói mủ gòn mang lại rất nhiều lợi ích cho chúng ta.

Chế biến mủ gòn như thế nào?

Để chế biến mủ gòn trước tiên bạn nên sử dụng mủ cây gòn khô sau đó loại bỏ hết những chất bẩn dính trên đó ra. Sau đó ngâm với nước ấm để mủ nở đều, tiếp đến bạn dùng nó hòa với nước đường để sử dụng. Nhiều người thêm đá để uống cho mát nên bạn cũng có thể thử cách uống này nhé.

Ăn mủ gòn có tốt không

Mủ cây gòn được sấy khô dễ bảo quản

Ngoài cách chế biến trên thì bạn cũng có thể sử dụng mủ gòn để làm đồ uống kết hợp với hạt é, mủ cây gòn với đường phèn hay đường thốt nốt…Để mang lại sức khỏe tốt hơn thì bạn có thể kết hợp cùng với các loại sâm khác nhau để nấu chè.

Bạn chỉ nên ngâm mủ gòn với nước ấm và không nên ngâm nó với nước nóng. Vì khi sử dụng nước nóng sẽ làm phá hủy cấu trúc của mủ cây gòn và làm tác dụng, những chất dinh dưỡng nó mang lại. Lưu ý bạn nên ngâm mủ cây gòn trong nước ấm từ 12 – 34 tiếng sau đó mới sử dụng.

Nhưng lưu ý khi sử dụng bạn nên biết

Dưới đây là những lưu ý dành cho bạn khi có nhu cầu sử dụng mủ gòn:

  • Phụ nữ có thai là đối tượng tuyệt đối không nên sử dụng mủ cây gòn. Vì đơn giản nó có thể làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ.
  • Những người có hệ tiêu hóa kém không nên sử dụng vì những chất có trong đó sẽ khiến bạn khó chịu và chướng bụng.
  • Chỉ nên sử dụng với hàm lượng ít khoảng 10g.
  • Để mủ nở ra hoàn toàn mới được uống.
  • Không sử dụng mủ quá nhiều vì nó có thể gây mất cân bằng âm dương trong cơ thể.

Ăn mủ gòn có tốt không

Món chè được làm từ mủ cây gòn giải nhiệt cho mùa hè

Mủ gòn khi sử dụng nhiều có thể gây ra 1 số tác dụng phụ như khó thở, tim đập nhanh. Vì vậy nếu gặp những triệu chứng này thì bạn nên đến khám ở những cơ sở y tế và tham khảo ý kiến của bác sĩ. Tuy không chứa độc và có tính mát nhưng có 1 số cơ địa của 1 số người có thể không hợp với mủ gòn nên tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

Bạn chỉ nên sử dụng những loại mủ gòn có nguồn gốc rõ ràng và đảm bảo hợp vệ sinh. Đặc biệt khi tìm mua sản phẩm bạn nên tìm đến các cơ sở uy tín tránh trường hợp mua phải hàng kém chất lượng. Có rất nhiều trường hợp mua phải hàng kém chất lượng dẫn đến ngộ độc và gây tác dụng phụ. Nên bạn hết sức cẩn thận và nên mua hàng ở những cơ sở uy tín được đánh giá tốt bởi người tiêu dùng nhé. 

Như vậy với những chia sẻ qua bài viết chúng tôi hy vọng bạn đã biết được công dụng và những lưu ý khi sử dụng mủ gòn. Hãy để lại bình luận nếu bạn cần được giải đáp những thắc mắc có liên quan đến bài viết. 

Hột é mủ gòn có tác dụng gì?

Trong nó chứa những thành phần đủ chất như Ca, Mg, Na, K… nên giúp thanh nhiệt & giải độc hiệu quả. Mủ gòn còn hỗ trợ nhuận tràng, ổn định huyết áp, mát gan, giải độc thể chất, ổn định huyết áp. Đồng thời người bị tiểu đường sử dụng mủ gòn sẽ điều tiết đc lượng đường trong máu.

Mủ gòn làm từ gì?

Mủ gòn là dịch tiết từ thân cây gòn. Mủ gòn có màu nâu tối, dạng thạch đặc, vón thành từng cục. Theo Đông y, mủ gòn có vị ngọt, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, giải độc.

Ngâm mủ gòn trong bao lâu?

Điều này có thể làm phá hủy đi cấu trúc của chúng, ảnh hưởng đến độ nhớt làm suy giảm tác dụng của nó. Tuy nhiên, để mủ gòn mềm nhưng vẫn giữ được độ giòn, tốt nhất bạn nên ngâm trong nước lạnh (nước ở nhiệt độ thường). Ngâm cho đến khi nở hoàn toàn là từ 8-12 tiếng là chuẩn.

Mủ gòn để được bao lâu?

Với mủ trôm khô chưa ngâm nở, bạn dựa vào ngày sản xuất và hạn sử dụng của sản phẩm trên baođể biết mủ trôm để được trong bao lâu. Tuy nhiên, bạn nên sử dụng trong vòng 6 tháng đầu từ ngày sản xuất. Vì nếu để càng lâu, các chất dinh dưỡng trong mủ trôm bị suy giảm dần, tác dụng cũng bị suy giảm đáng kể.