Bà bầu ăn sắn luộc có tốt không

Trong thành phần của khoai mì có chứa một lượng axit cyanhydric (viết tắt là HCN), đây là một loại chất có thể gây ngộ độc dù chỉ dùng với một lượng tương đối ít. Vì vậy mà bà bầu tốt nhất KHÔNG NÊN ăn khoai mì trong giai đoạn thai kỳ.


Bà bầu ăn khoai mì thế nào để đảm bảo an toàn?

Tin tốt là HCN mặc dù là độc tốt nhưng lại rất dễ bay hơi và tan trong nước. Chỉ cần chế biến đúng cách để loại bỏ độc tố và ăn trong chừng mực thì khoai mì vẫn là loại thực phẩm an toàn và bổ dưỡng cả cho mẹ bầu.


Cách sơ chế và luộc khoai mì đảm bảo an toàn

- Lột sạch vỏ khoai mì, cắt bỏ phần đầu và đuôi

- Ngâm nước sạch 1 tiếng

- Xả lại nhiều lần với nước sạch

- Mở nắp nồi khi luộc để độc tố tan theo nước và bay hơi đi


Lưu ý cho bà bầu ăn khoai mì để đảm bảo an toàn

- Không nên để khoai mì quá lâu mới sử dụng vì sẽ làm tăng lượng độc tố có trong khoai. Khoai mì nổi đốm xanh thì tuyệt đối không được ăn.

- Không ăn khoai mì cao sản (khoai mì đắng) vì giống này có hàm lượng HCN cao.

- Khoai mì đã được cắt lát và phơi khô có thể giúp giảm rất nhiều độc tố.

- Không nên ăn khoai nướng, bởi độc tố trong nó hầu như vẫn tồn lại, không thoát được ra ngoài.

- Lúc đói không nên ăn khoai mì sẽ khiến nguy cơ ngộ độc lớn hơn.

- Ăn khoai mì với đường hoặc mật ong có tác dụng trung hòa độc tố.


Khoai mì được xem là thực phẩm không có lợi cho bà bầu. Mẹ nên cực kỳ hạn chế ăn loại củ này mà thay vào đó nên lựa chọn những loại rau củ quả có lợi cho thai kỳ của mình.

Sắn là loại thực phẩm chứa nhiều tinh bột được nhiều người ưa thích. Tuy nhiên ăn sắn nhiều lại dẫn đến tình trạng bị say sắn. Nhiều người nói rằng đối với phụ nữ mang thai thì không nên ăn sắn. Vậy rốt cuộc thì bà bầu có ăn được sắn hay không. Hãy đọc và tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi nhé.

1. Tác dụng và tác hại của sắn.

Sắn chứa nhiều vitamin B1, B2 và một số chất dinh dưỡng khác như đạm muối khoáng lipit xơ. Đồng thời nó cũng chứa một lượng lớn các acid amin không được cân đối. Thừa arginin nhưng lại thiếu acid amin chứa lưu huỳnh. Trong sắn còn chứa axit cyanhydric. Đặc biệt là khoai mì cao sản gây nên tình trạng rối loạn tiêu hóa và có thể là ngộ độc thức ăn. Lượng acid cyanhydric này tập trung nhiều ở hai đầu của củ sắn và lớp lớp vỏ bên ngoài màu đỏ.

Bà bầu ăn sắn luộc có tốt không

 

Lưu ý tránh ăn những loại sắn có vị đắng. Nên gọt vỏ sắn thật sạch. Ngâm sắn trong nước ít nhất 1 tiếng. Khi luộc không nên đậy nắp nồi để các độc tố trong sắn có thể bay hơi.

Bà bầu có cơ thể nhạy cảm hơn và sức đề kháng kém hơn người bình thường. Nếu ăn sắn không được chế biến kĩ sẽ gây nên những nguy hiểm cho sức khỏe của bản thân và của thai nhi. Chính vì thế phụ nữ mang thai nên hạn chế. Hoặc ngưng hẳn việc ăn sắn trong quá trình mang thai của mình.

2. Làm gì khi bị ngộ độc sắn?

Khi không may bị ngộ độc sắn đừng vội hoảng loạn. Giữ bình tĩnh cho bệnh nhân là điều cần thiết phải làm để thực hiện những bước tiếp theo. Điều quan trọng tiếp theo cần làm đó là nhanh chóng ép bệnh nhân nôn hết lượng sắn vừa ăn càng sớm càng tốt. Tiếp theo cho bệnh nhân uống dung dịch đường glucosa 30 – 50%. Ngay lập tức đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để điều trị. Nếu để lâu có thể dẫn đến tử vong. Vì vậy bạn cần phải lưu ý điều này.

3. Đối với bột sắn dây thì sao?

Một loại thực phẩm khác làm từ sắn đó là bột sắn dây. Theo các chuyên gia cho rằng chị em phụ nữ hoàn toàn có thể uống nước bột sắn dây. Vì thực phẩm này mang lại nhiều công dụng đối với mẹ và bé. Trong bột sắn dây có chứa nước, protit, gluxit, xenlucoza, canxi, photpho, sắt…Đây là giá trị dinh dưỡng vượt trội mà không loại bột nào có thể thay thế. Ngoài giá trị dinh dưỡng, sắn dây còn là một vị thuốc giải nhiệt, giải khát tốt. Được Đông y dùng chữa các chứng cảm nắng, cảm nóng, sốt cao, khát nước,… Ngoài ra, bột sắn dây còn có công hiệu trong việc làm giảm nồng độ đường của các chất ngọt có trong dạ dày…

Do đó phụ nữ có thai hoàn toàn có thể uống được nước bột sắn dây. Uống nước sắn dây mát, rất tốt cho cơ thể. Nhất là khi đi ngoài trời nắng về. Khi mang thai cơ thể bà bầu thường nóng và mất nước. Do đó uống nước bột sắn dây chính là giải pháp tuyệt vời cho bà bầu.

Khi uống bột sắn dây cũng cần lưu ý là không nên quá lạm dụng nó. Khi cơ thể mệt mỏi, có dấu hiệu tụt huyết áp tuyệt đối không được uống bột sắn dây. Vì sắn dây sẽ làm tăng tính hàn trong cơ thể. Khiến bạn mệt mỏi và chóng mặt đau đầu hơn. Trong 3 tháng đầu của thai kỳ chị em cũng không nên dùng loại thức uống này vì có thể gây động thai nếu uống sai cách. Và còn một lưu ý đặc biệt đó là bạn không nên hòa bột sắn với mật ong vì điều này sẽ gây ngộ độc, nguy hiểm hơn có thể sẽ là tử vong tại chỗ.

Trên đây là những chia sẻ của mình về việc bà bầu có nên ăn sắn hay không? Hi vọng bài viết sẽ cung cấp được cho bạn những kiến thức cần thiết trong việc lên thực đơn dinh dưỡng cho mình trong quá trình mang thai.

Ăn sắn luộc có tác dụng gì?

Sắn có hàm lượng nước cao, giàu chất xơ và tinh bột kháng nên ăn sắn với lượng vừa phải sẽ không béo, thậm chí giúp no lâu, giảm sự thèm ăn, hỗ trợ giảm cân rất tốt.

Củ sắn không nên ăn với gì?

Củ sắn khi chưa qua sơ chế, còn nguyên củ không nên chế biến dù là luộc hay chiên nướng… Nên ăn chung với các loại thực phẩm giàu Protein, không sử dụng củ sắn như nguồn năng lượng chính của khẩu phần ăn, nên cân đối các loại thực phẩm tránh tình trạng nhiễm độc tố Xyanua.

Ai không nên ăn củ sắn?

Cũng theo chuyên gia công nghệ thực phẩm, một số người sau không nên ăn sắn..
Bà bầu. Chất acid cyanhydric - một chất độc mạnh có trong sắn (giống như trong măng tươi) có thể gây ra tình trạng rối loạn tiêu hoá hay thậm chí là bị ngộ độc. ... .
Trẻ nhỏ ... .
Người hay bị rối loạn tiêu hóa. ... .
Người hay bị ốm, sức đề kháng kém..

Tại sao bầu không được ăn khoai mì?

Trong thành phần của khoai mì có chứa một lượng axit cyanhydric (viết tắt là HCN), đây là một loại chất có thể gây ngộ độc dù chỉ dùng với một lượng tương đối ít. Vì vậy mà bà bầu tốt nhất KHÔNG NÊN ăn khoai mì trong giai đoạn thai kỳ.