Bác sĩ da liễu học bao nhiêu năm

Như vậy Cao đẳng Y Dược Sài Gòn đã chia sẻ đến bạn đọc thông tin về ngành học Da liễu, chắc hẳn qua đó giúp giải đáp được các thắc mắc ở trên. Ban tư vấn tuyển sinh của nhà trường sẽ tiếp tục chia sẻ nhiều thông tin hữu ích khác trong cùng chuyên mục, các bạn hãy thường xuyên ghé và đón đọc nhé!

1. Con đường tốt nhất để đi vẫn là học nội trú. Ba năm ra sẽ có bằng sau đại học, cơ hội được ở lại bệnh viện da liễu vẫn cao. Lúc đầu có thể hơi chán vì học bệnh học nhiều và nhàn (so với các nội trú chuyên ngành khác), không có lương. Nhưng ưu điểm sẽ được giảng viên nâng đỡ và khi xin đi làm thêm ở các spa vẫn được ưu tiên deal giờ, deal lương. Học các chứng chỉ phụ bên thẩm mỹ da được tài trợ ( khoảng 40 triệu trong năm 2019). Hiện có hai trường đào tạo nội trú da liễu ở SG là YDS và PNT. YDS mỗi năm tuyển khoảng 2 người, thường trong top 12 mới có cơ hội vào, PNT mới tuyển 2 năm, chưa ra trường khoá nội trú DL nào nên chị k nói được về cơ hội việc làm có như bên YDS không.

2. Cửa vào nội trú DL không dễ đi nhất là sinh viên ở tỉnh khác như bọn mình, nếu vẫn muốn đi da liễu thì các em cần suy xét lại thật kĩ những vấn đề này:

– Tiềm lực kinh tế ban đầu: ước tính khoảng 40 triệu bỏ ra để học hai chứng chỉ cực kì cần thiết là laser và thủ thuật da. Thực tế vẫn có nhiều bạn chưa học nhưng có việc làm ở thẩm mỹ nhưng sau này đều cần giấy tờ để xác minh nên tốt nhất vẫn là tranh thủ học. Chỉ nên học chứng chỉ của bệnh viện da liễu cấp, đừng học nơi khác tốn tiền mà đôi lúc không được công nhận. Mỗi năm lớp này thường tăng 5 triệu tiền học phí nên học càng sớm đỡ tốn hơn.

– Thế mạnh của mình bên da liễu:

Da liễu có hai mảng chuyên ngành là bệnh học và thẩm mỹ. Chị đi thấy mảng nào cũng hay và muốn học. Đa phần các bạn thích theo thẩm mỹ hơn vì bệnh học kiến thức nhiều và đôi lúc nhìn hơi sợ ( chị ban đầu cũng vậy). Hiện nay, dù có thích bệnh học thì các em vẫn cần học thêm thẩm mỹ. Vì bệnh học khó tìm được việc làm hơn. Làm bệnh học thì vào bệnh viện hoặc phòng khám, nhưng số lượng bs cần rất ít. Vì vậy trang bị thêm cho mình thẩm mỹ cũng không thừa. Nhưng để làm được thẩm mỹ, các em cần đánh giá lại thế mạnh của mình: tính cách hướng nội hay hướng ngoại, có năng động không, biết chăm sóc ngoại hình không, ăn nói tốt không, nóng tính hay nho nhã? Vì khi làm bên đây, bệnh nhân là khách hàng, bỏ tiền nhiều để mình làm dịch vụ. cạnh tranh rất đông nên khi phỏng vấn các cơ sở sẽ chú trọng những điều này từ ứng viên.

Nếu đã đánh giá hai điều kiện trên ok và vẫn muốn theo da liễu thì con đường tiếp theo bây giờ là:

– Đi làm nội: để có chứng chỉ hành nghề nội và sau đó thi chuyên khoa 1 da liễu để có cchn da liễu. Trong lúc làm việc ở bệnh viện có thể đk học từng lớp laser hay thủ thuật. Các lớp này học lí thuyết thường 3 ngày/ tuần. Ngoài ra có thực tập tại khoa thẩm mỹ của bệnh viện. Nhưng thực tế vẫn là kiến tập, các em không được làm trên bệnh nhân. Ở bệnh viện sẽ chia ra từng nhóm nhỏ, một tuần vậy thực tập 1-2 ngày, có điểm danh bằng cách kí tên và chấm chỉ tiêu sau kết thúc. Ở khoa thẩm mỹ em được đi các phòng: tư vấn, máy laser ( nếu học lớp laser) và tiêm chích, tư vấn, phòng mổ ( nếu học lớp thủ thuật). Nếu không có thời gian, có thể xin slide, ghi âm từ mọi người trong lớp để nghe, đi kiến tập thì phải có bảng tên từng phòng nên không thể ngày nào cũng vào được. Và cũng không được dạy quá nhiều nên tự học vẫn là chủ yếu. Cố gắng đọc sách và hỏi thêm.

Advertisement

– Đợi năm sau thi cao học da liễu, sau đó tiếp tục 18 tháng để có cchn da liễu. Thi cao học khó hơn ck1 vì bắt thi nội tổng hợp. Số lượng lấy cũng ít hơn. Tuy nhiên thời gian để được học da liễu thì không nhiều như ck1, năm 1 đi sơ bệnh viện, năm 2 làm đề tài. Nếu các em muốn theo con đường cả bệnh học và thẩm mỹ, chưa có nơi làm việc cụ thể thì học hệ này hơi uổng nhất là không được học sơ bộ trước đó thì kiến thức bệnh học không đủ nhiều. Cũng mất cả năm chờ đợi không biết làm gì, không tạo ra được kinh tế, sau đó cũng không có cchn.

Khi bắt đầu vào SG học da liễu, các em phải chấp nhận thực tế rằng nó đang trong tình trạng bão hoà, cạnh tranh nhiều, căng thẳng theo kiểu khác so với các chuyên ngành khác. Việc làm thêm tại các spa nếu không hiểu rõ dễ khiến mình đi sai đường, không còn là một bác sĩ nữa. Kinh tế thì ai cũng cần, nhưng kiến thức vẫn là nền tãng. Chưa có cchn, kiến thức yếu, người sếp tà đạo sẽ dễ khiến mình đi theo con đường sai đó, đưa đến tai biến, mình cũng sẽ chịu cắn rứt và đi tù nếu nghiêm trọng. Các em cứ search thông tin tai biến thẩm mỹ hiện nay là hiểu rõ.

Hi vọng các em có thể đánh giá kĩ lại bản thân, những yếu tố mà chị nói bên trên để xem mình có hợp để theo đuổi da liễu, không phải theo vì trào lưu nhẹ nhàng, nhiều tiền. Đi chuyên ngành nào cũng hay nếu các em giỏi nhé 😊.

Chị cũng vẫn là học viên và đang tìm đường đi cho mình thôi, một năm qua cũng khá nhiều thất bại, tủi thân khi đến nơi khác sống một mình, không bạn bè, không quen biết. Gặp được các anh như anh Trúc, anh Quốc từ những ngày đầu là may mắn của chị. Chị rất ấn tượng vì Y Huế có cộng đồng như thế này, cùng giúp đỡ nhau ha.

Bác sĩ da liễu cần học những gì?

Ngành da liễu cơ bản là ngành học chủ yếu liên quan đến vấn đề sức khoẻ của da và các bệnh về móng, tóc hay màng nhầy. Với việc theo học ngành da liễu cơ bản, học viên cần nắm vững và vận dụng thực hành các phương pháp nghiên cứu khoa học cũng như nghiên cứu các bệnh về da liễu.

Học da liễu thì học ngành gì?

Để giải đáp cho câu hỏi này trước tiên bạn cần biết rằng Da liễu chính là một chuyên ngành nằm trong ngành lớn Y đa khoa. Khi đã lựa chọn theo học ngành Da liễu thì ban đầu bạn vẫn cần trúng tuyển vào ngành Y đa khoa của các trường đại học, cao đẳng có đào tạo ngành đó.

Chuyên ngành da liễu là gì?

Chuyên khoa Da liễu là gì? Chuyên khoa da liễu lâm sàng đảm nhận chẩn đoán, điều trị, dự phòng và phục hồi chức năng các bệnh lý thuộc chuyên ngành Phong và Da liễu (da và các phần phụ của da gồm lông, tóc, móng, tuyến mồ hôi).

Thế nào là bác sĩ da liễu?

Da liễu thực chất một ngành quan tâm chủ yếu đến sức khỏe của da, móng, tóc hay niêm mạc… Những người thực hiện các phương pháp điều trị trong lĩnh vực này được gọi chung là bác sĩ da liễu.