Bác viết bản tuyên ngôn độc lập ở đâu

Cuốn sách mang tựa đề “Bác Hồ viết Tuyên ngôn Độc lập” của tác giả Kiều Mai Sơn được NXB Kim đồng phát hành nhân Kỷ niệm 76 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khách 2/9, là một bản sử liệu được thực hiện công phu, tái hiện sống động một thời khắc lịch sử của dân tộc.

  • Bản Tuyên ngôn Độc lập là văn kiện pháp lý quan trọng, khẳng định quyền tự do, bình đẳng của dân tộc

  • Tuyên ngôn độc lập - Những giá trị lịch sử

  • Từ Tuyên ngôn Độc lập nghĩ về khát vọng đất nước cường thịnh

  • Tuyên ngôn Độc lập trường tồn cùng lịch sử

  • Tuyên ngôn Độc lập năm 1945 - giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại

Bác viết bản tuyên ngôn độc lập ở đâu
Sách "Bác Hồ viết Tuyên ngôn Độc lập" của tác giả Kiều Mai Sơn, do NXB Kim Đồng ấn hành.

Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt quốc dân đồng bào đọc Bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa - Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam châu Á.

Viết về văn bản chính luận Tuyên ngôn Độc lập, có rất nhiều nhà sử học, nhà nghiên cứu đã phân tích những nội dung bất hủ, những giá trị lịch sử lớn lao đối với dân tộc Việt Nam và ý nghĩa thời đại sâu sắc.

Tác giả Kiều Mai Sơn đã dày công thu thập, tìm hiểu, phân loại và đối chiếu các nguồn tài liệu, các bản hồi ký của những người được sống và làm việc trực tiếp cùng Người, để có những dẫn chứng chi tiết, tin cậy về văn bản Tuyên ngôn Độc lập do Bác Hồ khởi thảo và hoàn thiện.

Tác giả đã tìm tòi, xâu chuỗi để thấy được tư duy nhất quán của Bác trong suốt quá trình đi tìm đường cứu nước - quá trình thống nhất và bền bỉ từ "Bản yêu sách của nhân dân An Nam" (1919) và "Bản án chế độ thực dân Pháp" (1925) đến khi chấp bút viết Tuyên ngôn Độc lập của nước ta.

Cuốn sách cũng cho thấy Bác Hồ đã tìm đọc nguyên bản Tuyên ngôn Độc lập của nước Mỹ khi còn ở chiến khu Việt Bắc. Trước khi hoàn thiện bản Tuyên ngôn Độc lập của nước ta, Bác đã tham khảo ý kiến của các thành viên Chính phủ lâm thời là những trí thức uy tín. Tất cả những cứ liệu này minh chứng cho tác phong làm việc khoa học cũng như thái độ cầu thị, trọng thị trí thức của Người.

Đọc “Bác Hồ viết Tuyên ngôn Độc lập”, người đọc còn thấy được bức tranh sống động và cụ thể về sự kiện lịch sử ngày 2/9/1945 và hiểu sâu sắc thêm về một thời điểm lịch sử trọng đại của đất nước.

PV/Báo Tin tức

Bác viết bản tuyên ngôn độc lập ở đâu

Tuyên ngôn độc lập - Văn kiện lịch sử vô giá

Cách đây 75 năm, ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, mở ra kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc.

Chia sẻ:

Từ khóa:

  • Tuyên ngôn độc lập,
  • Bác Hồ viết Tuyên ngôn Độc lập,
  • Kiều Mai Sơn,
  • sách mới,
  • NXB Kim Đồng,
  • Chủ tịch Hồ Chí Minh,
  • Quốc khánh,
  • 2/9,
  • tìm đường cứu nước,
  • văn kiện,

Chuyện kể rằng: Sau cách mạng Tháng Tám 1945, Thường vụ Trung ương Đảng quyết định đưa Bác về Thủ đô Hà Nội để lãnh đạo, giữ vững và củng cố chính quyền non trẻ.

Lúc này, Bác rất gầy và thêm bị ốm. Trên đường về Hà Nội, có lúc mệt quá, Bác không đi được, anh em dùng vải và đòn tre làm cáng. Nằm trên cáng, Bác sốt cao, nóng hầm hập nhưng Bác vẫn thấy vui vì đi tới đâu cũng thấy cờ đỏ sao vàng và đồng bào hào hứng hô vang: ''Ủng hộ Việt Minh'', “Chủ tịch Hồ Chí Minh muôn năm''. Bác về đến ngoại thành Hà Nội, chiều tối ngày 26/8/1945, đồng chí Trường Chinh đến đón Bác. Xe đưa Bác vào nhà số 48 phố Hàng Ngang (Hà Nội), nhà của ông Trịnh Văn Bô, một thương gia lớn và là cơ sở của cách mạng. Ngôi nhà 3 tầng, tầng l và tầng 3 chủ nhà dành để ở và bán hàng. Còn tầng 2 dành phục vụ cho cách mạng. Lúc này, chủ nhà chưa biết người cách mạng vào ở nhà mình là Hồ Chí Minh. Đi lên, đi xuống nhiều lần chủ nhà chỉ thấy một cụ già dáng người gầy nhưng nhanh nhẹn, có đôi mắt sáng lạ thường. Sau này, chủ nhà mới biết ngôi nhà của mình có vinh dự được đón tiếp Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ngay chiều tối hôm sau ngày 27/8, đồng chí Vũ Kỳ được Trung ương chọn làm thư ký riêng cho Bác đến gặp Bác. 

Bác thân mật hỏi Vũ Kỳ “Chú tên gì?”.  Vũ Kỳ đáp: “Dạ, cháu tên Cần ạ”. (tên Vũ Kỳ hồi đó). Có lẽ tôi xúc động nói không rõ nên Bác nghe thành Cẩn, Bác trìu mến bảo: “Cẩn à! Cẩn là cẩn thận. Rất tốt”. Sáng hôm sau, Bác gọi tên Cẩn, tôi thưa rất rõ: “Dạ cháu là Cần ạ”. Bác tỏ ra rất vui và nói ngay : “Cần thì càng tốt. Cần là cần, kiệm, liêm, chính”. Đó cũng là niềm mong muốn của Bác về phẩm chất, đạo đức của người cán bộ cách mạng. Chúng ta biết sau này tại chiến khu Việt Bắc, Vũ Kỳ là một trong tám đồng chí làm việc bên Bác được Bác đặt tên: Trường - Kỳ -Kháng - Chiến - Nhất - Định - Thắng - Lợi .

Bác viết bản tuyên ngôn độc lập ở đâu
Nguồn: Internet

Trong căn nhà 48 phố Hàng Ngang, hằng ngày Bác ngủ  dậy rất sớm tập thể dục, sau đó ngồi vào bàn làm việc, chiếc máy chữ trên bàn cứ nghe lách tách liên hồi. Ban đêm, Bác thức rất khuya, trầm ngâm suy nghĩ về những nội dung trong bản thảo Tuyên ngôn Độc lập và dùng bút chỉnh sửa. Sau mấy ngày sốt, tuy sức khoẻ giảm sút trông thấy, nhưng Bác vẫn miệt mài làm việc. Đêm 29 tháng 8, Bác thức khuya hơn bình thường vì ngày 02 tháng 9 đã cận kề. Bác viết rồi lại sửa. Pha nước cho Bác, tôi mạo muội mời Bác ngã lưng tí cho khỏe vì khuya quá rồi. Bác cầm li nước ấm trên tay và đi ra cửa sổ nhìn xuống dưới đường. Lúc này, có em bé bán lạc rang vừa đi, vừa rao : «Ai lạc rang ... không !  Ai lạc rang ... không !»... Bác nhìn mãi khi bóng em bé khuất vào góc đường, Bác quay vào bàn ôn tồn nói: Dân mình nghèo khổ quá, đến khuya thế này rồi mà trẻ con còn đi mưu sinh. Rồi Bác lại  ngồi vào bàn viết, thấy thế, tôi không dám mời Bác ngủ nữa. Ngồi bên Bác, lòng cứ ái ngại lo lắng cho sức khỏe của Bác. Bác viết, rồi nghỉ... những lúc suy nghĩ căng thẳng nhất Bác thường đặt tay lên trán và thường nhìn vào những dòng chữ như có hồn vừa được viết ra với đôi mắt sáng. Cho đến ngày 30 tháng 8, bản Tuyên ngôn Độc lập được dự thảo xong. Bác đưa ra tranh thủ ý kiến các đồng chí Trung ương. Sáng 31 tháng 8, Bác hỏi Vũ Kỳ:

- Chú có biết Quảng trường dự định họp mít tinh như thế nào không? Rồi Bác bảo Vũ Kỳ vẽ phác thảo bản đồ cho Bác xem. Xem bản đồ xong. Bác hỏi:

- Liệu được bao nhiêu người?

Đồng chí Vũ Kỳ trả lời; được vài chục vạn người Bác ạ.

Bác hỏi tiếp: Thế các chú định bố trí để đồng bào đi vệ sinh ở đâu?

Đồng chí Vũ Kỳ sững sờ trước câu hỏi của Bác và lúng túng không biết trả lời thế nào. Bác dặn đồng chí Vũ Kỳ làm việc với Ban tổ chức nếu trời có mưa thì kết thúc mít tinh sớm hơn, tránh cho đồng bào khỏi bị ướt, nhất là đối với các cụ già và các cháu thiếu nhi.

Thật hạnh phúc biết bao cho nhân dân Việt Nam khi được biết vị đứng đầu Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa non trẻ, trước khi đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, một việc lập quốc, khai sinh một đất nước sau gần thế kỷ mất nước, nô lệ; sau một ngàn năm phong kiến lạc hậu ...trong khoảnh khắc ấy người đã để tâm lo cả những việc rất nhỏ trong đời sống nhân dân, đặc biệt cho trẻ em và người già.

Bác viết bản tuyên ngôn độc lập ở đâu
Nguồn: Internet

Ngày 02-9-1945 đi vào lịch sử dân tộc Việt Nam như một mốc son chói lọi: khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, nhà nước dân chủ đầu tiên ở Đông Nam Á. Tại Quảng trường Ba Đình, khi đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, đến đoạn tố cáo tội ác thực dân Pháp và phát xít Nhật, cả biển người im phăng phắc. Tiếng Người trầm ấm đi vào lòng người. Bất chợt, Bác ngừng đọc cất tiếng hỏi rất thân mật:  “Đồng bào nghe tôi nói rõ không? ”. Bác e rằng đồng bào có thể nghe không rõ bởi giọng nói của một người đã đi xa Tổ quốc suốt 30 năm, giữa Quảng trường rộng lớn, tiếng gió hòa lẫn nhiều âm thanh rền vang khác của hàng vạn người ... mà khoảnh khắc ấy Bác quên cả mình là Chủ tịch nước đang trịnh trọng đọc Tuyên ngôn. Nên nhà thơ Tố Hữu đã cảm nhận,

“Ôi câu hỏi hơn một lời kêu gọi

Rất  đơn sơ mà ấm áp bao lòng 

Cả dân tộc một lời đáp có

Như trường sơn say gió biển đông”.

Chưa bao giờ và chưa ở đâu, người ta lại thấy tình cảm giữa lãnh đạo cao nhất và dân chúng gần gũi và thân thương đến thế! Kết thúc cuộc mít tinh, ra về nhưng mọi người vẫn như nhìn thấy ánh mắt, vẫn như nghe thấy giọng nói ấm áp và hiền hậu của Bác.

76 năm đi qua, hình ảnh Người, lời nói trầm ấm của Người mãi còn khắc sâu trong tâm khảm của thế hệ người Việt Nam được may mắn chứng kiến sự kiện lịch sử có một không hai, lịch sử được khắc sâu qua những câu chuyện kể cho thế hệ hôm nay. Câu chuyện Vũ Kỳ kể về Bác Hồ viết và đọc Tuyên ngôn Độc lập mãi được con cháu kể tiếp, viết lại nhưng tính thời sự vẫn mãi còn vang vọng.

Lịch sử dân tộc là mồ hôi, nước mắt, máu xương của cha ông hàng ngàn năm xây dựng qua những lần khẳng định chủ quyền của quốc gia dân tộc. Đọc tuyên Ngôn độc lập Hồ Chí Minh viết và đọc 02/9/1945, bao thế hệ Việt Nam hôm nay lại ngẫm về “bài thơ thần” “Nam quốc sơn hà” của Lý Thường Kiệt, (triều nhà Lý), vang lên trên phòng tuyến sông Như Nguyệt (1076), làm kẻ thù khiếp vía. “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi (triều nhà Lê sơ)  cất cao khúc ca khải hoàn, kết thúc thắng lợi 21 năm chống quân Minh (1406- 1427).

Từ Tuyên ngôn Độc lập 02/9/1945, gợi nhắc quá khứ hùng thiêng của dân tộc qua mấy ngàn năm lịch sử, luôn ngẩng cao đầu, đứng lên giành quyền tự quyết, quyền độc lập cho chính mình, ta càng yêu hơn đất nước Việt Nam; càng tự hào về dân tộc anh hùng đã sản sinh ra những vĩ nhân làm rạng danh cho non sông, đất nước; để trong mỗi trái tim Việt Nam sáng mãi tên Người - Hồ Chí Minh./.

Như Hoa