Bài giảng tính theo phương trình hoá học lớp 8 tiết 2

Giáo án Hóa học 8: Tính theo phương trình hóa học (Tiết 2)

Giáo án Hóa học 8 bài 22: Tính theo phương trình hóa học (Tiết 2) sẽ giúp quý thầy cô hướng dẫn học sinh biết cách bước tính thể tích của chất tham gia và sản phẩm theo phương trình hoá học. Mời quý thầy cô và các bạn cùng tham khảo.

Giáo án Hóa học 8 bài 22: Tính theo phương trình hóa học (Tiết 1)

Giáo án Hóa học 8 bài 23: Bài luyện tập 4

BÀI 22: TÍNH THEO PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC (Tiết 2)

A) Mục tiêu.

1. Kiến thức: Biết cách bước tính thể tích của chất tham gia và sản phẩm theo phương trình hoá học.

2. Kỹ năng: Giải được bài toán tính thể tích của chất tham gia và sản phẩm theo phương trình hoá học.

3. Thái độ: Nghiêm túc, hăng say xây dựng bài, có tinh thần tập thể cao.

B) Trọng tâm: Cách tính thể tích chất khí tham gia và sản phẩm.

C) Chuẩn bị:

1. Giáo viên: Soạn bài, chuẩn bị đồ dùng học tập.

2. Học sinh: Nghiên cứu trước bài.

* Phương pháp: Chủ yếu sử dụng phương pháp đàm thoại nêu vấn đề, kết hợp với phương pháp thuyết trình (thông báo).

D) Tiến trình dạy học.

I) Ổn định tổ chức lớp: Kiểm tra sĩ số + ổn định tổ chức lớp học. (3 phút)

II) Kiểm tra bài cũ: (5 phút) Em hãy nêu cách tính khối lượng của chất tham gia và sản phẩm theo phương trình hoá học?

III) Nêu vấn đề bài mới: (2 phút) Làm thế nào để tính được thể tích chất tham gia và sản phẩm theo phương trình hoá học?

IV) Các hoạt động học tập:

Hoạt động I: Bằng cách nào tính được thể tích chất tham gia và sản phẩm. (15 phút)

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

- Học sinh nghiên cứu sgk, nghiên cứu ví dụ 1: Trả lời câu hỏi.

+ Muốn tìm thể tích của sản phẩm ta phải làm gì?

Cho học sinh nêu cách tính thể tính của 1 chất khí ở điều kiện tiêu chuẩn?

- Cho học sinh nhận xét, đánh giá.

+ Muốn tính được số mol của sản phẩm ta phải làm gì?

- Cho học sinh nhận xét, đánh giá. Cho học sinh nghiên cứu ví dụ 2 sgk. Trả lời câu hỏi.

+ Muốn tính được thể tích của chất tham gia trong phản ứng hoá học ta phải làm gì?

+ Muốn tính được số mol của chất tham gia trong phản ứng ta phải làm gì?

- Giáo viên cho học sinh cả lớp nhận xét, đánh giá.

+ Vậy em hãy dựa vào các ví để đưa ra các bước tính thể tích của chất tham gia và sản phẩm theo phương trình hoá học.

- Suy luận – tìm ra câu trả lời:

+ Phải tìm được số mol của sản phẩm đó trong phương trình hóa học.

+ Ta phải tính được số mol của chất tham gia và dựa vào phương trình hoá học để tính số mol của sản phẩm.

+ Ta phải tính được số mol của nó.

+ Ta phải tính được số mol của chất chất tham gia, hoặc sản phẩm trong phản ứng hoá học (đã cho số liệu).

- Đưa ra các bước tính như sgk.

*) Tiểu kết: Cách nào tính được thể tích chất tham gia và sản phẩm.

  • Viết được phương trình hóa học.
  • Tính số mol của chất bài ra đã cho.
  • Dựa trên số mol của chất đã biết, để tính số mol của chất chưa biết (tính theo phương trình hóa học).
  • Tính được thể tích chất khí tham gia hoặc sản phẩm tạo thành.

Mời các bạn tải file đầy đủ về tham khảo.

Tóm tắt nội dung tài liệu

  1. BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ HÓA HỌC 8 Bài 22 TÍNH THEO PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC
  2. Kiểm tra bài: • Hãy viết công thức chuyển đổi giữa lượng chất và khối lượng chất. • Hãy viết công thức chuyển đổi giữa lượng chất và thể tích chất khí.
  3. m = n x M (g) m: khối lượng chất n : số mol chất M: khối lượng mol chất m M n = — (mol) n = — (mol) M m
  4. V = 22,4 x n (l) n : số mol chất V : thể tích khí (đktc) 22,4 : thể tích 1 mol khí (đktc) V n = — (mol) 22,4
  5. 1. Bằng cách nào tìm được khối lượng chất tham gia và sản phẩm? VD1: Nung đá vôi, thu được vôi sống và khí cacbonic: to CaCO3 → CaO + CO2 Hãy tính khối lượng vôi sống thu được khi nung 50g CaCO3.
  6. Gợi ý: - tìm số mol CaCO3 tham gia phản ứng. - dựa vào tỉ lệ các chất tham gia và tạo thành trong phương trình để tìm số mol CaO tạo thành. - từ đó tìm khối lượng CaO thu được.
  7. Bài giải: - Số mol CaCO3 tham gia phản ứng: nCaCo3 = m CaCo3 : MCaCo3 = 50 : 100 = 0,5 (mol) - Tìm số mol CaO thu được sau khi nung: to CaCO3 → CaO + CO2 1 mol CaCO3 tham gia phản ứng, sẽ thu được 1 mol CaO → nCaO = nCaCo3 = 0,5 mol - Tìm khối lượng vôi sống CaO thu được: mCaO = n x MCaO = 0,5 x 56 = 28 (g) CaO
  8. VD2: Tìm khối lượng CaCO3 cần dùng để điều chế được 42g CaO. Gợi ý: - tìm số mol CaO tạo thành. - viết phương trình hóa học điều chế CaO từ CaCO3. - dựa vào tỉ lệ các chất tham gia và tạo thành trong phương trình để tìm số mol CaCO3 tham gia phản ứng. - từ đó tìm khối lượng CaCO3 cần nung.
  9. Bài giải: - Tìm số mol CaO sinh ra sau phản ứng: nCaO = mCaO : MCaO = 42 : 56 = 0,75 (mol) - Tìm số mol CaCO3 tham gia phản ứng: to CaCO3 → CaO + CO2 Theo PTHH: muốn điều chế 1 mol CaO cần nung 1 mol CaCO3 → nCaCO3 = nCaO = 0,75 (mol) - Tìm khối lượng CaCO3 cần dùng: mCaCO3 = n x MCaCO3 = 0,75 x 100 = 75 (g) CaCO3
  10. 1. Bằng cách nào tìm được thể tích chất khí tham gia và sản phẩm? VD1: Cacbon cháy trong không khí sinh ra khí cacbonic: to C + O2 → CO2 Hãy tìm thể tích khí cacbonic (đktc) sinh ra, nếu có 2,8 (l) khí oxi tham gia phản ứng.
  11. Gợi ý: - Tìm số mol oxi tham gia phản ứng. - Tìm số mol CO2 sinh ra sau phản ứng dựa vào tỉ lệ các chất trong PTHH. - Tìm thể tích CO2 (đktc) sinh ra sau phản ứng.
  12. Bài giải: - Tìm số mol khí oxi tham gia phản ứng: nO2 = 4 : 22 = 0,125 (mol) O2 - Tìm số mol CO2 sinh ra sau phản ứng: to C + O2 → CO2 Theo phương trình hóa học: 1 mol O2 tham gia phản ứng, sinh ra 1 mol CO2. → nCO2 = nO2 = 0,125 (mol) - Tìm thể tích khí CO2 (đktc) sinh ra sau phản ứng:
  13. VD2: Hãy tìm thể tích khí oxi (đktc) cần dùng để đốt cháy hoàn toàn 24 (g) cacbon. Gợi ý: - Tìm số mol cacbon tham gia phản ứng. - Viết PTHH của cacbon cháy trong oxi. - Tìm số mol O2 tham gia phản ứng. - Tìm thể tích khí oxi cần dùng (đktc)
  14. Bài giải: - Tìm số mol cacbon tham gia phản ứng: nC = 24 : 12 = 2 (mol) - Viết PTHH của cacbon cháy trong oxi: to C + O2 → CO2 - Tìm số mol O2 tham gia phản ứng. - Tìm thể tích khí oxi cần dùng (đktc)
  15. Các bước tiến hành: 1. Viết PTHH. 2. Chuyển đổi khối lượng chất hoặc thể tích chất khí thành số mol chất. 3. Dựa vào PTHH để tìm số mol chất tham gia hoặc chất tạo thành. 4. Chuyển đổi số mol chất thành khối lượng (m=nxM) hoặc thể tích khí ở đktc (V=22,4xn)
  16. Bài tập củng cố: Cho khí hiđro dư đi qua đồng (II) oxit nóng màu đen, thu được 0,32 g kim loại đồng màu đỏ và hơi nước ngưng tụ. a) Viết PTHH xảy ra. b) Tính lượng đồng (II) oxit tham gia phản ứng. c) Tính thể tích hiđro ở đktc đã tham gia phản ứng. d) Tính lượng nước ngưng tụ thu được sau phản ứng.
  17. BTVN: 1, 2, 3, 4 trang 75 SGK. - Ôn tập lại các khái niệm: mol, khối lượng mol, thể tích mol chất khí, tỉ khối của chất khí.
  18. KIỂM TRA BÀI CŨ Câu 1: Viết các công thức tính số mol (n) ,khối l ượng chất (m),thể tích (V) chất khí ở đktc? m V n= (mol) m = n.M (gam) V= n.22,4 (lit) n = (mol) M 22, 4 Câu 2. a) Cho biết tỷ lệ số mol của các chất trong pthh sau: to 2Ca + O2 2CaO Tỉ lệ: 2mol 1mol 2mol b) Nếu có 0,5 (mol) Ca phản ứng thì 0,25(mol) +) Số mol khí O2 là: 0,5(mol) +) Số mol CaO là :
  19. TIẾT 33 -$22 : TÍNH THEO PHƯƠNG TRÌNH HOÁ HỌC (Tiếp theo ) 1. Bằng cách nào tìm được khối lượng chất tham gia và sản phẩm? 2. Bằng cách nào có thể tìm được thể tích chất khí tham gia và sản phẩm? Ví dụ 1 : Cacbon(C) cháy trong ôxi (O2) sinh ra khí cacboníc (CO2) to C + O2 CO2 Hãy tìm thể tích khí cacboníc CO2(đktc) nếu có 8 gam khí ôxi tham gia phản ứng? o Bài làm + Pthh C + O2 t CO2 mO2 8 + Theo đề bài ra ta tính được : nO2 = = = 0, 25(mol ) M O2 32 + Theo pthh: nCO2 = nO2 = 0, 25(mol ) + Vậy thể tích khí CO2 sinh ra ở đktc là: VCO2 = nCO2 .22, 4 = 0, 25.22, 4 = 5, 6(l )
  20. TIẾT 33 -$22 : TÍNH THEO PHƯƠNG TRÌNH HOÁ HỌC (Tiếp theo ) 1. Bằng cách nào tìm được khối lượng chất tham gia và sản phẩm? 2. Bằng cách :nào có thể tìm được thể tích chất khí tham gia và sản phẩm? Ví dụ 2 :Tìm thể tích khí O ở (đktc )để đốt cháy hoàn toàn 18 gam C 2 Bài làm to +) PTHH là : C + O2 → CO2 +)Theo bài ra ta có : mC 18 nC = = = 1,5(mol ) M C 12 +) Theo PTHH ta có : nO2 = nC = 1,5(mol ) +) Vậy thể tích khí O2 cần dùng ở đktc là : VO2 = nO2 .22, 4 = 1,5.22, 4 = 33, 6(l )


Page 2

YOMEDIA

Thông qua bài giảng Tính theo phương trình hóa học giáo viên giúp học sinh biết cách bước tính khối lượng của các chất tham gia và sản phẩm trong phản ứng hóa học. Giải được bài toán tính khối lượng của các chất tham gia và sản phẩm trong phản ứng hoá học.

27-03-2014 272 34

Download

Bài giảng tính theo phương trình hoá học lớp 8 tiết 2

Giấy phép Mạng Xã Hội số: 670/GP-BTTTT cấp ngày 30/11/2015 Copyright © 2009-2019 TaiLieu.VN. All rights reserved.

Bài giảng Hóa học 8 bài 22 Tính theo phương trình hóa học là tài liệu được biên soạn theo hình thức bài giảng điện tử dành cho quý thầy cô tham khảo. Thầy cô vui lòng tải bản đầy đủ về để xem nội dung chi tiết.

  • Bài giảng Hóa học 8 bài 37 Axit – Bazơ – Muối
  • Bài giảng Hóa học 8 bài 3 Bài thực hành 1 Tính chất nóng chảy của chất Tách chất từ hỗn hợp
  • Bài giảng Hóa học 8 bài 24 Tính chất của oxi
Xem toàn màn hình Tải tài liệu