Ý nghĩa của việc nghiên cứu vấn de cơ bản của triết học

Phân tích nội dung vấn đề cơ bản của triết học

3 18.552

Tải về Bài viết đã được lưu

Phân tích vấn đề cơ bản của triết học

  • Vấn đề cơ bản của triết học là gì?
    • 1. Khái niệm về vấn đề cơ bản của triết học
    • 2. Vấn đề cơ bản của triết học có mấy mặt?
    • 3. Tại sao đó là vấn đề cơ bản của triết học?
  • Trình bày vấn đề cơ bản của triết học
    • 1. Chủ nghĩa duy tâm lý luận về "vấn đề cơ bản của triết học"
    • 2. Chủ nghĩa duy vật lý luận về "vấn đề cơ bản của triết học"

VnDoc mời các bạn cùng tham khảo nội dung bài viết Phân tích nội dung vấn đề cơ bản của triết học.

Vấn đề cơ bản của triết học là những vấn đề xung quanh mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại, giữa vật chất và ý thức. Để Phân tích nội dung vấn đề cơ bản của triết học thì VnDoc sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn: vấn đề cơ bản của triết học là gì với khái niệm, lý giải,... cùng với việc trình bày vấn đề cơ bản của triết học. VnDoc mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây để nắm vững nội dung chi tiết và chính xác hơn.

Vấn đề cơ bản của triết học là gì?

1. Khái niệm về vấn đề cơ bản của triết học

Vấn đề cơ bản của triết học là những vấn đề xung quanh mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại, giữa vật chất và ý thức. Lý do nó là vấn đề cơ bản vì việc giải quyết nó sẽ quyết định được cơ sở, tiền đề để giải quyết những vấn đề của triết học khác. Điều này đã được chứng minh rất rõ ràng trong lịch sử phát triển lâu dài và phức tạp của triết học.

2. Vấn đề cơ bản của triết học có mấy mặt?

Vấn đề cơ bản của triết học bao gồm hai mặt, cụ thể:

Ý nghĩa của việc nghiên cứu vấn de cơ bản của triết học

Mặt thứ nhất - Bản thể luận: Trả lời cho câu hỏi giữa ý thức và vật chất, cái nào có trước, cái nào có sau? Và cái nào quyết định cái nào?

Ta có thể giải quyết mặt thứ nhất trong vấn đề cơ bản của triết học dựa trên 3 cách sau:

  1. Vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất quyết định đến ý thức
  2. Ý thức có trước, vật chất có sau, ý thức quyết định đến vật chất
  3. Ý thức và vật chất tồn tại độc lập với nhau, không quyết định lẫn nhau

Hai cách giải quyết đầu tiên tuy có đối lập nhau về nội dung, tuy nhiên điểm chung của hai cách giải quyết này đều thừa nhận một trong hai nguyên thể (ý thức hoặc vật chất) là nguồn gốc của thế giới. Cách giải quyết một và hai thuộc về triết học nhất nguyên.

Triết học nhất nguyên bao gồm hai trường phái: trường phái triết học nhất nguyên duy vật và trường phái triết học nhất nguyên duy tâm.

Cách thứ ba thừa nhận ý thức và vật chất tồn tại độc lập với nhau, cả hai nguyên thể (ý thức và vật chất) đều là nguồn gốc của thế giới. Cách giải thích này thuộc về triết học nhị nguyên.

  • Mặt thứ hai - Nhận thức luận: Con người có khả năng nhận thức được thế giới hay không?

Đại đa số các nhà triết học theo chủ nghĩa duy tâm cũng như duy vật đều cho rằng con người có khả năng nhận thức được thế giới. Tuy nhiên:

Các nhà triết học duy vật cho rằng, con người có khả năng nhận thức thế giới. Song do vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất quyết định đến ý thức nên sự nhận thức đó là sự phản ánh thế giới vật chất vào óc con người. Một số nhà triết học duy tâm cũng thừa nhận con người có khả năng nhận thức thế giới, nhưng sự nhận thức đó là sự tự nhận thức của tinh thần, tư duy. Một số nhà triết học duy tâm khác theo “Bất khả tri luận” lại phủ nhận khả năng nhận thức thế giới của con người.

3. Tại sao đó là vấn đề cơ bản của triết học?

Lịch sử đấu tranh triết học là lịch sử đấu tranh giữa chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa duy vật. Có thể nói, chính các vấn đề cơ bản của triết học được xem là “chuẩn mực” để phân biệt giữa hai chủ nghĩa triết học này.

Trên thực tế, các hiện tượng mà chúng ta vẫn thường gặp trong cuộc sống chỉ gói gọn trong hai loại: hiện tượng vật chất (tồn tại bên ngoài ý thức chúng ta) hoặc hiện tượng tinh thần (tồn tại bên trong chúng ta).

Các học thuyết triết học rất đa dạng, song cũng đều phải trả lời các câu hỏi vật chất và ý thức cái nào có trước, cái nào có sau cái nào quyết định cái nào? vật chất và ý thức có quan hệ với nhau như thế nào? và lấy đó là điểm xuất phát lý luận. Câu trả lời cho các câu hỏi này có ảnh hưởng trực tiếp tới những vấn đề khác của triết học. Do đó vấn đề quan hệ giữa tư duy và tồn tại hay giữa ý thức và vật chất được coi là vấn đề cơ bản của triết học.

Trình bày vấn đề cơ bản của triết học

1. Chủ nghĩa duy tâm lý luận về "vấn đề cơ bản của triết học"

Chủ nghĩa duy tâm chính là trường phái triết học xuất phát từ quan điểm bản chất của thế giới chính là ý thức. Ý thức là tính thứ nhất còn vật chất là tính thứ hai, ý thức sẽ quyết định vật chất. Chúng có nguồn gốc nhận thức và nguồn gốc xã hội, sự xem xét phiến diện, tuyệt đối hóa một mặt, một đặc tính nào đó ở trong quá trình nhận thức. Đồng thời nó cũng gắn liền với lợi ích của giai cấp, tầng lớp áp bức bóc lột nhân dân lao động.

Ở mặt khác thì chủ nghĩa duy tâm và tôn giáo cùng có mối quan hệ khá mật thiết với nhau để cùng tồn tại và phát triển. Chủ nghĩa duy tâm tồn tại 02 hình thức cơ bản là duy tâm chủ quan và duy tâm khách quan. Với chủ nghĩa duy tâm chủ quan thừa nhận tính thứ nhất của ý thức con người, khẳng định mọi sự vật hay hiện tượng chỉ là phức hợp của cảm giác cá nhân mà thôi. Đại biểu là Gioócgiơ Béccli - nhà triết học duy tâm chủ quan, vị linh mục người Anh.

Trong triết học của ông có chứa khá nhiều những tư tường huyền bí, đối lập với chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa vô thần Theo đó ông dựa vào quan điểm của những nhà duy danh luận thời trung cổ để khẳng định vật chất không thể tồn tại khách quan mà chỉ tồn tại ở những vật thể riêng rẽ, cụ thể.

Còn với triết học của Béccli, ông đưa ra một mệnh đề triết học nổi tiếng “vật thể trong thế giới quanh ta chính là sự phức hợp của các cảm giác”. Cụ thể cái bàn không phải là một vật thể hữu hình mà đó chính là do mắt ta nhìn thấy nó có màu sắc, hình khối...

2. Chủ nghĩa duy vật lý luận về "vấn đề cơ bản của triết học"

Hoàn toàn trái ngược với chủ nghĩa duy tâm thì chủ nghĩa duy vật lại là trường phái triết học xuất phát từ quan điểm bản chất của thế giới chính là vật chất. Vật chất là tính thứ nhất và ý thức là tính thứ hai, vật chất có trước và quyết định ý thức. Chúng có nguồn gốc từ sự phát triển của khoa học và thực tiễn, thường gắn liền với lợi ích của giai cấp cũng như các lực lượng tiến bộ ở trong lịch sử.

Bên cạnh đó thì nó cũng là quá trình đúc kết những gì khái quát nhất để phản ánh được những thành tựu và con người đạt được trong các giai đoạn lịch sử khác nhau. Có thể nói chủ nghĩa duy vật là một hình thức của sự thực hữu luận với quan niệm rằng thứ duy nhất được coi là tồn tại chính là vật chất. Mọi sự vật đều có cấu tạo từ vật chất và mọi hiện tượng đều là kết quả của những tương tác vật chất.

Từ khi ra đời cho đến nay thì chủ nghĩa duy vật đã trải qua 03 giai đoạn chính là chủ nghĩa duy vật chất phác, chủ nghĩa duy vật siêu hình và chủ nghĩa duy vật biện chứng. Trong đó chủ nghĩa duy vật chất phác ra đời từ thời cổ đại ở Ấn Độ, Trung Quốc và Hy Lạp. Hình thức thứ hai thì thể hiện khá rõ ở các nhà triết học từ thế kỷ XV - XVIII. Tuy nó có tính chất thừa kế những quan điểm của chủ nghĩa duy vật chất phác nhưng nó là có sự phát triển nhiều hơn thời kỳ này đạt được nhiều thành tựu đáng khâm phục. Mãi cho đến năm 40 của thế kỷ XIX thì chủ nghĩa duy vật biện chứng mới ra đời và C.Mác và Ăngghen chính là những người xây dựng và Lênin là người hoàn thiện và bổ sung.

Triết học luôn là nỗi ám ảnh của sinh viên, học viên cao học, nhưng liệu triết học có thực sự khó đến vậy không? Thật ra triết học rất dễ hiểu nếu như bạn nắm được bản chất và các vấn đề xoay quanh triết học. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nắm được thông tin triết học là gì, nguồn gốc của triết học, những vấn đề và vai trò của triết học trong đời sống xã hội ngày nay.

Triết học là gì?

Khái niệm Triết học

Về khái niệm, Triết học được định nghĩa là một bộ môn nghiên cứu về những vấn đề chung và cơ bản của con người con người về thế giới, về vị trí, vai trò của con người trong thế giới ấy, những vấn đề có kết nối với chân lý, sự tồn tại, quy luật, giá trị, ý thức, kiến thức và ngôn ngữ. 

Thuật ngữ Triết học được đặt ra bởi Pythagoras of Samos - một triết gia Hy Lạp đầu tiên được biết đến với việc sáng lập phong trào tín ngưỡng có tên học thuyết Pythagoras.

Ý nghĩa của việc nghiên cứu vấn de cơ bản của triết học

Triết học là gì?

Triết học là ngành học duy nhất khám phá, nghiên cứu tất cả mọi thứ. Nó cũng là ngành học duy nhất thách thức mọi thứ, ngay cả chính nó. Chính vì thế, triết học được tách riêng khỏi khoa học, lịch sử, văn học và nghệ thuật. Mặc dù triết học và các ngành học khác có chung một số mục tiêu (cùng với các nhà khoa học, các nhà triết học muốn khám phá bản chất của thực tế; cùng với các nhà sử học, các triết gia muốn hiểu chúng ta đến từ đâu; cùng với các nhà nghệ thuật, các triết gia muốn kích thích những câu hỏi mới lạ về trải nghiệm của con người…)

Nguồn gốc của Triết học

Theo ghi chép của các tài liệu lịch sử, hình thái ý thức xã hội Triết học ra đời vào khoảng thứ VII đến thế kỷ thứ VI trước Công nguyên (TCN). Triết học Triết học ra đời ở cả Phương Đông và Phương Tây, trong đó nổi bật nhất là tại  Ấn Độ, Trung Quốc và Hy Lạp cổ đại - ba trung tâm văn hóa lớn thời kỳ cổ đại. Cụ thể:

- Ở Ấn Độ: Triết học Ấn độ cổ đại có tên gọi là “darshana”, có nghĩa là “chiêm ngưỡng”. Được hiểu là con đường suy ngẫm để dẫn dắt con người đến với lẽ phải, thấu đạt được chân lý về vũ trụ và nhân sinh.

- Ở Trung Quốc: Triết học hướng đến các vấn đề chính trị - xã hội nên được xem là  sự truy tìm bản chất, thấu hiểu căn nguyên sự việc.

- Ở Hy Lạp: Triết học hướng về con người và khoa học tự nhiên, hay còn gọi là “triết học tự nhiên”. Đây được xem như “người mẹ” của các khoa học, triết học ở Hy Lạp còn được gọi là “philosophia” - “tình yêu đối với sự thông thái”. 

Ý nghĩa của việc nghiên cứu vấn de cơ bản của triết học

Sokrates - một triết gia người Hy Lạp cổ đại

Ở mỗi quốc gia, Triết học sẽ mang một màu sắc khác nhau. Tuy nhiên, dù là ở phương Đông hay phương Tây, triết học đều được coi là đỉnh cao của trí thức nhân loại, sử dụng trí óc để khám phá vạn vật.

Đối tượng của Triết học là gì?

Quá trình xác định đối tượng của triết học sẽ tùy vào thời kỳ trong lịch sử:

  • Thời cổ đại (Thế kỷ V TCN - IV): triết học cổ đại được xem là đỉnh cao của nền văn minh Hy Lạp, được xem là “khoa học của các khoa học”. Các triết gia cổ đại quan tâm đến 2 vấn đề chính: mối liên hệ giữa nguyên nhân - hệ quả và bản chất, khởi thủy của thế giới tồn tại. Triết học cổ đại cũng quan tâm đến con người.
  • Thời Trung cổ (Thế kỷ V - XV): đời sống tinh thần của con người chịu sự thống trị của thần học Kitô giáo, nên triết học bị ảnh hưởng nặng nề. Một trong những mâu thuẫn đáng chú ý của triết học trong thời kỳ này chính là giữa đức tin và lý trí.
  • Thời phục hưng (Thế kỷ XIV -XVI): đối tượng của triết học không còn chỉ là tự nhiên mà đã được mở rộng ra thêm con người và xã hội.
  • Thời cận đại (Thế kỷ XVII - XVIII): đây là thời kỳ thắng lợi của chủ nghĩa duy vật, mang hình thức của chủ nghĩa duy vật siêu hình, máy móc. Trí thức của con người ngày càng phát triển, các ngành khoa học khác dần dần độc lập tách ra khỏi triết học. Các quy luật tự nhiên, tư duy, xã hội trở thành đối tượng nghiên cứu của triết học.
  •  Triết học cổ điển Đức: Đỉnh cao của quan niệm “Triết học là khoa học của mọi khoa học” 
  • Triết học Mác: Trên lập trường chủ nghĩa duy vật biện chứng để nghiên cứu những quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy.

>>>Xem thêm:

Tiểu luận Triết học là gì? Cách viết một bài tiểu luận Triết học cao học

Vấn đề cơ bản của triết học là gì?

Cách tốt nhất để hiểu rõ về triết học chính là tìm hiểu về những vấn đề liên quan đến nó và những gì các nhà triết học (hoặc bất kỳ người nào khác) đang làm về triết học.

Vấn đề cơ bản của triết học

Sự đối lập trong tư duy giữa chủ nghĩa duy vật với chủ nghĩa duy tâm là vấn đề cơ bản của triết học. Hai mặt của vấn đề triết học:

  • Mặt thứ nhất: Giải quyết vấn đề vật chất và ý thức, cái nào có trước cái nào? Cái nào quyết định cái nào?

Các nhà triết học chia làm 2 phe chính:

+ Chủ nghĩa nhất nguyên: cho rằng một yếu tố có trước và quyết định một yếu tố còn lại, gồm có 2 nhóm: chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa duy vật. 

+ Chủ nghĩa nhị nguyên: cho rằng cả 2 yếu tố đều có trước và tồn tại song song, độc lập.

  • Mặt thứ hai: Con người có khả năng nhận thức được thế giới xung quanh không?

+ Khả tri luận: thừa nhận khả năng nhận thức của con người.

+ Bất khả tri luận: phủ nhận khả năng nhận thức của con người.

Trong quá trình phát triển của triết học, ngày càng tồn tại sự đối lập giữa 2 hình thức tư duy: biện chứng và siêu hình. 

Ý nghĩa của việc nghiên cứu vấn de cơ bản của triết học

Các vấn đề cơ bản của Triết học

Tại sao nói đó là vấn đề cơ bản của triết học?

Triết học ra đời từ rất sớm, đã tồn tại sự mâu thuẫn giữa chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa duy vật. Vấn đề cơ bản của triết học chính là chuẩn mực để phân biệt chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa duy vật. Sự đấu tranh để chứng tỏ quan điểm của mình là đúng giữa 2 phe (chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa duy vật)  xuyên suốt lịch sử của triết học đã tạo nên sự phát triển cho triết học. Lịch sử triết học cũng như lịch sử cuộc đấu tranh giữa 2 phe, nhưng chúng không loại bỏ lẫn nhau mà là càng lúc càng bổ sung, hoàn thiện cho nhau. 

Xem thêm các đề tài tiểu luận triết học cao học, truy cập: https://luanvan99.com/tieu-luan-triet-hoc-cao-hoc-bid54.html

Vai trò của triết học trong đời sống xã hội

Vai trò của triết học trong đời sống xã hội được thể hiện qua chức năng của triết học. Triết học có nhiều chức năng, nhưng quan trọng nhất chính là chức năng thế giới quan và chức năng phương pháp luận.

Chức năng thế giới quan

Thế giới quan có vai trò quan trọng đối với đời sống mỗi con người, mỗi giai cấp, mỗi cộng đồng. Nó giúp con người nhận thức đúng được sự vật, sự việc. Hoạt động của con người luôn bị chi phối bởi một thế giới quan nhất định.

Nếu được thế giới quan khoa học hướng dẫn, con người sẽ xác định đúng mối quan hệ giữa con người và đối tượng, từ cơ sở đó mà nhận thức đúng quy luật vận động của đối tượng, từ đó có thể xác định đúng phương hướng, mục tiêu và cách thức hoạt động của con người. Ngược lại, nếu được một thế giới quan không khoa học hướng dẫn, con người sẽ không thể xác định đúng mối quan hệ giữa con người và đối tượng, không nhận thức đúng quy luật của đối tượng thì con người sẽ không xác định đúng mục tiêu, phương hướng và cách thức hoạt động, từ đỏ hoạt động không đạt kết quả như mong muốn.

Chức năng phương pháp luận

Phương pháp luận là hệ thống những quy tắc được rút ra từ quy luật thế giới khách quan. Phương pháp luận chính là cơ sở vô cùng quan trọng cho phương pháp nghiên cứu khoa học. Việc hoàn thiện phương pháp luận sẽ giúp cho các nhà khoa học nghiên cứu tìm ra những cách tiếp cận mới trong những lĩnh vực mới, từ đó xác định được hướng đi đúng đắn, giúp nâng cấp và cải cách thế giới.

Phương pháp luận được chia làm 3 cấp bậc chính:

- Phương pháp luận ngành: được sử dụng cho những ngành khoa học cụ thể (sinh học, vật lý, hóa học,...).

- Phương pháp luận chung: được sử dụng để xác định phương pháp hay phương pháp luận của nhóm ngành có chung đối tượng nghiên cứu.

- Phương pháp luận chung nhất: dùng để khái quát các nguyên tắc, quan điểm chung nhất. Phương pháp luận này chính là cơ sở để xác định các phương pháp luận ngành, chung và các hoạt động thực tiễn.

Trên đây, Luận Văn 99 đã chia sẻ đến bạn những kiến thức xoay quanh khái niệm "Triết học là gì?". Hy vọng với những thông tin này sẽ giúp bạn phần nào hiểu hơn về Triết học cũng như hoàn thành tốt bài tập, tiểu luận Triết học của mình.