Bài tập chương kế toán tài sản cố định

Mục tiêu chung: • Giúp người học nhận thức đối tượng kế toán là tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô hình, chi phí xây dựng cơ bản dở dang và đầu tư tài chính dài hạn. • Trang bị cho người học phương pháp hạch toán nguyên giá, giá trị hao mòn các loại tài sản cố định; quá trình thi công và nghiệm thu các công trình lắp đặt, xây dựng, sửa chữa lớn, tăng giảm giá trị đầu tư tài chính dài hạn trong các đơn vị hành chính sự nghiệp ... phù hợp với chế độ kế toán. 3.1. KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH (TSCĐ) 3.1.1. Đặc điểm tài sản cố định Tài sản cố định trong các đơn vị hành chính sự nghiệp là cơ sở vật chất, kỹ thuật cần thiết để đảm bảo cho hoạt động của các đơn vị được tiến hành bình thường. Theo chế độ kế toán hiện hành, TSCĐ là những tư liệu lao động và tài sản khác phải có đủ 2 tiêu chuẩn sau đây:-Có giá trị (nguyên giá) từ 10.000.000 trở lên-Thời gian sử dụng từ 01 năm trở lên Riêng đối với các đơn vị hành chính sự nghiệp có thu, cũng giống như các đơn vị sản xuất kinh doanh, TSCĐ là những tư liệu lao động phải đáp ứng đủ tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ theo chuẩn mực kế toán Việt Nam đã ban hành:-Chắc chắn thu lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó.-Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy.-Thời gian sử dụng ước tính trên 01 năm-Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành. Trong quá trình tham gia hoạt động sự nghiệp cũng như hoạt động SXKD, tài sản cố định có những đặc điểm sau:-TSCĐ tham gia vào nhiều năm hoạt động hành chính sự nghiệp, cũng như vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh mà không thay đổi hình thái vật chất ban đầu.-Trong quá trình tham gia vào các hoạt động, TSCĐ bị hao mòn dần, giá trị hao mòn TSCĐ được ghi giảm nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ (đối với TSCĐ dùng vào hoạt động sự nghiệp), hoặc được tính vào chi phí SXKD (đối với chi dùng vào hoạt động SXKD). 3.1.2. Nhiệm vụ kế toán tài sản cố định Tổ chức ghi chép phản ánh đầy đủ chính xác, kịp thời số lượng, giá trị, hiện trạng TSCĐ hiện có, tình hình tăng giảm trong kỳ, việc sử dụng TSCĐ trong đơn vị. Thông qua đã giám đốc chặt chẽ việc mua sắm, đầu tư, sử dụng TSCĐ ở đơn vị.-Tham gia nghiệm thu và xác định nguyên giá TSCĐ trong các trường hợp: hoàn thành việc mua sắm, xây dung, bàn giao, đưa vào sử dụng, tài sản được cơ quan quản lý cấp phát trừ vào kinh phí, tài sản tiếp nhận của các đơn vị khác bàn giao hoặc biếu tăng, viện trợ.-Tham gia kiểm kê, kiểm tra định kỳ hay bất thường TSCĐ trong đơn vị, lập kế hoạch và theo dõi việc sửa chữa, thanh lý, khôi phục, đổi mới TSCĐ, 64

Bài tập kế toán tài sản cố định – Tài sản cố định là tất cả những tài sản của doanh nghiệp có giá trị lớn (30 triệu), có thời gian sử dụng, luân chuyển, thu hồi trên 1 năm. Có rất nhiều dạng bài tập về tài sản cố định. Bài viết ngày hôm nay Kế toán Việt Hưng sẽ Chia sẻ một vài dạng bài tập kế toán tài sản cố định.

Bài tập chương kế toán tài sản cố định
Chia sẻ một vài dạng bài tập kế toán tài sản cố định

Nội dung bài viết

  • 1. Dạng 1 bài tập kế toán tài sản cố định – Mua mới tài sản cố định
  • 2. Dạng 2 – Thanh lý tài sản cố định
  • 3. Dạng 3 bài tập kế toán tài sản cố định – Nhượng bán TSCĐ
  • 4. Dạng 4 – Mất, thừa tài sản cố định
  • 5. Dạng 5 – Sửa chữa TSCĐ

Ngày 1/10 mua mới 1 Thiết bị sản xuất, theo hóa đơn GTGT giá trị 200.000.000 VNĐ (chưa bao gồm thuế GTGT), thuế suất thuế GTGT 10%, chưa thanh toán cho người bán. Chi phí vận chuyển bằng tiền mặt: 1.000.000 VNĐ (chưa bao gồm thuế GTGT), chi phí lắp đặt phải trả thanh toán bằng tiền mặt là: 2.000.000 VNĐ (chưa bao gồm thuế GTGT). Yêu cầu: Định khoản nghiệp vụ trên

BÀI GIẢI

a) Tăng mới TSCĐ:

Nợ TK 211 – Nguyên giá TSCĐ: 200.000.000

Nợ TK 133 – Thuế GTGT đầu vào:   20.000.000

         Có TK 331 – Phải trả người bán: 220.000.000

b) Chi phí vận chuyển:

Nợ TK 211 – Nguyên giá TSCĐ: 1.000.000

Nợ TK 133 – Thuế GTGT đầu vào:   1.000.000

         Có TK 111 – Tiền mặt: 1.100.000

c) Chi phí lắp đặt:

Nợ TK 211 – Nguyên giá TSCĐ : 2.000.000

Nợ TK 133 – Thuế GTGT đầu vào:   2.000.000

         Có TK 111 – Tiền mặt: 2.200.000 

2. Dạng 2 – Thanh lý tài sản cố định

Bài tập: Thanh lý 1 Thiết bị sản xuất, nguyên giá: 200.000.000 VNĐ, giá trị hao mòn lũy kế: 150.000.000 VNĐ,  phế liệu thu hồi bằng tiền mặt: 5.500.000 VNĐ, chi phí thanh lý đã chi bằng tiền mặt: 1.000.000VNĐ. Yêu cầu: Định khoản nghiệp vụ trên

BÀI GIẢI

a) Phản ánh giá trị của tài sản mang thanh lý:

Nợ TK 214 – Giảm giá trị hao mòn lũy kế: 150.000.000

Nợ TK 811 – Chi phí thanh lý:  50.000.000

         Có TK 211- Nguyên giá TSCĐ: 200.000.000

b) Thu tiền mặt từ phế liệu thu hồi:

Nợ TK 111 – Tiền mặt: 5.000.000 

         Có TK 711 – Thu nhập khác từ phế liệu thu hồi: 5.000.000

         Có TK 133-  Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ: 500.000

c) Phản ánh chi phí thanh lý bằng tiền mặt:

Nợ TK 811 – Chi phí thanh lý: 1.000.000

         Có TK 111- Tiền mặt: 1.000.000 

3. Dạng 3 bài tập kế toán tài sản cố định – Nhượng bán TSCĐ

Công ty A nhượng bán 1 ô tô Honda cho công ty B theo tổng giá thanh toán cả thuế là 210.000.000 VNĐ.  Ô tô có nguyên giá là: 300.000.000 VNĐ, giá trị hao mòn lũy kế: 100.000.000 VNĐ. Yêu cầu: Định khoản nghiệp vụ trên

BÀI GIẢI

a)Phản ánh giá trị TSCĐ

Nợ TK 214 – Giảm giá trị hao mòn lũy kế: 100.000.000

Nợ TK 811 – Chi phí nhượng bán: 200.000.000

         Có TK 211 – Nguyên giá TSCĐ: 300.000.000

b)Phản ánh giá thanh toán

Nợ TK 131 – Phải thu của công ty B: 210.000.000

         Có TK 711 – Thu nhập từ việc nhượng bán: 200.000.000

         Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp: 10.000.000

4. Dạng 4 – Mất, thừa tài sản cố định

Ví dụ 1: Phát hiện mất 1 TSCĐ hữu hình đang sử dụng ở bộ phận sản xuất có nguyên giá 136 triệu, đã khấu hao: 126 triệu, chưa rõ nguyên nhân chờ xử lý.

Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ: 126.000.000

Nợ TK 1381 – Phải thu khác: 10.000.000

Có TK 211 – Nguyên giá TSCĐ: 136.000.000

Theo kết quả xử lý của cấp trên, thiệt hại do mất TSCĐ bắt tổ sản xuất bồi thường toàn bộ, bằng cách trừ dần vào lương của công nhân trong tổ, bắt đầu từ tháng này

Nợ TK 334 – Phải trả nhân viên: 10.000.000

Có TK 1381 – Phải thu khác: 10.000.000 (bài tập kế toán tài sản cố định)

Ví dụ 2: Phát hiện thừa 1 TSCĐ đang sử dụng ở bộ phận bán hàng, do kế toán quên chưa ghi sổ kế toán, biết TS này có nguyên giá 60 triệu, thời gian sử dụng 4 năm, đã phục vụ vận chuyển sản phẩm tiêu thụ được 1 tháng.

Nợ TK 211 – Nguyên giá TSCĐ : 60.000.000

Có TK 214 – Hao mòn TSCĐ : 1.250.000

Có TK 3381 – Phải trả khác: 58.750.000

5. Dạng 5 – Sửa chữa TSCĐ

Số dư đầu kỳ: TK 335: 40.000.000 VNĐ, TK 2413: 10.000.000 VNĐ

Sửa chữa lớn 1 TSCĐ, chi phí sửa chữa gồm:

–      Xuất phụ tùng thay thế: 15.000.000 VNĐ

–      Tiền mặt: 500.000VNĐ

–      Tiền công phải trả: 10.000.000VNĐ

BÀI GIẢI

Nợ TK 2413 – CP sửa chữa lớn TSCĐ: 15.000.000

         Có TK 152 – Nguyên, vật liệu: 15.000.000

Nợ TK 2413 – CP sửa chữa lớn TSCĐ : 500.000

         Có TK 111 – Tiền mặt: 500.000 (bài tập kế toán tài sản cố định)

Nợ TK 2413 – CP sửa chữa lớn TSCĐ : 10.000.000

Nợ TK 133- Thuế GTGT đầu vào: 1.000.000

         Có TK 331 – Phải trả người cung cấp dịch vụ: 11.000.000

Nợ TK 335 – Chi phí phải trả : 35.500.000

         Có TK 2431 – CP sửa chữa lớn TSCĐ : 35.500.000

Nợ TK 335 – Chi phí phải trả  : 4.500.000

         Có TK 627 – Chi phí chung: 4.500.000

Trên đây là toàn bộ bài viết Chia sẻ một vài dạng bài tập kế toán tài sản cố định  – Hãy đến Việt Hưng để tham gia các khoá học kế toán online uy tín tại Trung tâm!