Bài tập xác định hàm số chẵn lẻ

Bài tập xác định hàm số chẵn lẻ

Xem thêm:

1. Hàm số chẵn hàm số lẻ là gì?

Cho hàm số $ y=f(x) $ xác định trên miền $ \mathcal{D}. $

  • Hàm số $ f(x) $ được gọi là hàm số chẵn nếu nó thỏa mãn 2 điều kiện sau:
    • Với mọi $ x\in \mathbb{D} $ thì $ -x\in \mathcal{D} $
    • $ f(-x)=f(x), \,\forall x\in \mathcal{D} $
  • Hàm số $ f(x) $ được gọi là hàm số lẻ nếu nếu nó thỏa mãn 2 điều kiện sau:
    • Với mọi $ x\in \mathbb{D} $ thì $ -x\in \mathcal{D} $
    • $ f(-x)=-f(x), \,\forall x\in \mathcal{D} $

Chú ý:

  • Một tập $\mathcal{D}$ thỏa mãn điều kiện $\forall x\in \mathbb{D} $ thì $ -x\in \mathcal{D} $ được gọi là một tập đối xứng.
  • Đồ thị hàm số chẵn nhận trục tung làm trục đối xứng (ví dụ hàm số $y=x^2$ là hàm số chẵn); đồ thị hàm số lẻ nhận gốc tọa độ làm tâm đối xứng (ví dụ hàm số $y=x$ là hàm số lẻ).

Bài tập xác định hàm số chẵn lẻ

  • Một hàm số có thể không chẵn cũng không lẻ.
Bài tập xác định hàm số chẵn lẻ
Đồ thị của một hàm số không chẵn không lẻ

2. Các ví dụ Xét tính chẵn lẻ của hàm số lớp 10

Cách xét tính chẵn lẻ của hàm số được thực hiện qua 3 bước sau:

  1. Tìm tập xác định của hàm số.
  2. Kiểm tra
    • Nếu $\forall x\in \mathbb{D} \Rightarrow -x\in \mathbb{D}$ thì chuyển qua bước tiếp theo.
    • Nếu $ \exists x_0\in \mathbb{D} $ mà $ -x_0\not\in \mathbb{D}$ thì kết luận hàm không chẵn cũng không lẻ.
  3. Tính $f(-x)$ và so sánh với $f(x)$ để kết luận:
    • Nếu $f(-x) = f(x)$ thì kết luận hàm số là chẵn.
    • Nếu $f(-x)=-f(x)$ thì kết luận hàm số là lẻ.
    • Nếu tồn tại một giá trị  $ x_0\in \mathbb{D}$ mà $f(-x_0)\ne \pm f(x_0)$ thì kết luận hàm số không chẵn cũng không lẻ.

Ví dụ 1. Xét tính chẵn lẻ của hàm số $y = f(x) = x^3 + x$.

Lời giải. 

  • TXĐ: $\mathcal{D}=\mathbb{R}$
  • Ta có, với mọi $x\in \mathbb{D} $ thì cũng có $-x\in \mathbb{D}$ (điều kiện thứ nhất được thỏa mãn)
  • Với mọi  $x\in \mathbb{D} $ ta có $$f(-x) = (-x)^3 + (-x) = -( x^3 + x)= -f(x).$$ Kết luận: Hàm số $y = f(x) = x^3 + x$ là hàm số lẻ.

Ví dụ 2. Xét tính chẵn lẻ của hàm số $f(x) = x^4 + 2$.

Lời giải.

  • TXĐ: $\mathcal{D}=\mathbb{R}$
  • Ta có, với mọi $x\in \mathbb{D} $ thì cũng có $-x\in \mathbb{D}$ (điều kiện thứ nhất được thỏa mãn).
  • Với mọi  $x\in \mathbb{D} $ ta có $$f(-x) = (-x)^4+2 = x^4+2=f(x).$$ Suy ra, hàm sốđã cho là hàm số chẵn.

Ví dụ 3. Xét tính chẵn lẻ của hàm số $y=\sqrt{x+1}+2$.

Lời giải.

  • Điều kiện xác định: $$x+1 \geqslant 0 \Leftrightarrow x \geqslant -1$$ Suy ra, TXĐ: $\mathcal{D}= [-1; +\infty)$$
  • Tập $\mathcal{D} $ này không thỏa mãn điều kiện $\forall x\in \mathbb{D} \Rightarrow -x\in \mathbb{D}$. Thật vậy, xét số $x_0=5$ thuộc vào $\mathcal{D}$ nhưng $-x_0$ là $-5$ lại không thuộc $\mathcal{D}$.
  • Kết luận: Hàm số đã cho không chẵn, không lẻ.

Ví dụ 4. Xét tính chẵn lẻ của hàm số $ y=\sqrt{x+5}+\sqrt{5-x}$.

Hướng dẫn.

  • Tìm được tập xác định $\mathcal{D} = [-5;5]$.
  • Với mọi $x \in  [-5;5]$ ta có $-x \in [-5;5]$.
  • Có $f(-x)=\sqrt{(-x)+5}+\sqrt{5-(-x)}=\sqrt{x+5}+\sqrt{5-x}=f(x)$.
  • Kết luận: Hàm số đã cho là hàm số chẵn.

Ví dụ 5. Xét tính chẵn lẻ của hàm số $ y=\sqrt{x+5}+\frac{1}{\sqrt{5-x}}$.

Hướng dẫn.

  • Tìm được tập xác định $\mathcal{D} = [-5;5)$.
  • Với mọi $x \in  [-5;5]$ thì ta không có $-x \in [-5;5]$. Thật vậy, xét một số $x_0=-5\in [-5;5)$ nhưng $-x_0=-(-5)=5$ lại không thuộc $[-5;5)$.
  • Kết luận: Hàm số đã cho là hàm số không chẵn không lẻ.

3. Bài tập Xét tính chẵn lẻ của hàm số lớp 10

Bài 1. Hàm số sau là hàm số chẵn hay hàm số lẻ, vì sao”

  1. $ f(x)=x+\frac{1}{x}$
  2. $ f(x)=\frac{1}{|x|+1}+x^2$
  3. $ f(x)=\sqrt{x-3}+5$
  4. $ f(x)=x^4+x^6+|x|$
  5. $ f(x)=|x-2|$

Bài 2. Xác định tính chẵn lẻ của các hàm số sau:

  1. $f\left( x \right)=\frac{{{x}^{3}}+5x}{{{x}^{2}}+4}.$
  2. $f\left( x \right)=\frac{{{x}^{2}}+5}{{{x}^{2}}-1}.$
  3. $f\left( x \right)=\sqrt{x+1}-\sqrt{1-x}.$
  4. $f\left( x \right)=\frac{x-5}{x-1}.$
  5. $f\left( x \right)=3{{x}^{2}}-2x+1.$
  6. $f\left( x \right)=\frac{{{x}^{3}}}{\left| x \right|-1}.$
  7. $f(x)=\frac{\left| x-1 \right|+\left| x+1 \right|}{\left| 2x-1 \right|+\left| 2x+1 \right|}.$
  8. $f(x)=\frac{\left| x+2 \right|+\left| x-2 \right|}{\left| x-1 \right|-\left| x+1 \right|}$

Bài 3. Xét tính chẵn lẻ của hàm số $$ f(x)=\frac{2x}{x^2-4}$$

Bài 4. Xét tính chẵn lẻ của hàm số $$ f(x)=\frac{1}{\sqrt{x^2-x+1}-\sqrt{x^2+x+1}} $$

Bài 5. Xét tính chẵn lẻ của hàm số $$ f(x)=\frac{x^2}{x^2-3x+2} $$

Bài 6. Xét tính chẵn lẻ của hàm số $$ f(x)=\sqrt{2+x}-\sqrt{2-x} $$

Bài 7. Xét tính chẵn lẻ của hàm số $$ f(x)=\dfrac{x}{\sqrt{1-x}-\sqrt{1+x}} $$

Bài 8. Cho hàm số $y=f\left( x \right)$, $y=g\left( x \right)$ có cùng tập xác định $D$. Chứng minh rằng:

  • Nếu hai hàm số trên lẻ thì hàm số $y=f\left( x \right)+g\left( x \right)$ là hàm số lẻ.
  • Nếu hai hàm số trên một chẵn, một lẻ thì hàm số $y=f\left( x \right)g\left( x \right)$ là hàm số lẻ.

Bài 9. Tìm $m$ để hàm số: $y=f\left( x \right)$ $=\frac{x\left( {{x}^{2}}-2 \right)+2m-1}{x-2m+1}$ là hàm số chẵn.

Bài 10. Chứng minh rằng với hàm số $f(x)$ bất kỳ, $ f(x)$ có thể biểu diễn duy nhất dưới dạng tổng của một hàm số chẵn và một hàm số lẻ.

VnHocTap.com giới thiệu đến các em học sinh lớp 10 bài viết Xét tính chẵn lẻ của hàm số, nhằm giúp các em học tốt chương trình Toán 10.

Bài tập xác định hàm số chẵn lẻ

Bài tập xác định hàm số chẵn lẻ

Bài tập xác định hàm số chẵn lẻ

Bài tập xác định hàm số chẵn lẻ

Bài tập xác định hàm số chẵn lẻ

Bài tập xác định hàm số chẵn lẻ

Bài tập xác định hàm số chẵn lẻ

Bài tập xác định hàm số chẵn lẻ

Bài tập xác định hàm số chẵn lẻ

Bài tập xác định hàm số chẵn lẻ

Bài tập xác định hàm số chẵn lẻ

Bài tập xác định hàm số chẵn lẻ

Bài tập xác định hàm số chẵn lẻ

Bài tập xác định hàm số chẵn lẻ

Bài tập xác định hàm số chẵn lẻ

Bài tập xác định hàm số chẵn lẻ

Nội dung bài viết Xét tính chẵn lẻ của hàm số: Xét tính chẵn lẻ của hàm số. Phương pháp: Để xét tính chẵn lẻ của hàm số y = f(x) ta tiến hành các bước như sau: Tìm tập xác định D của hàm số và xét xem D có là tập đối xứng hay không. Nếu D là tập đối xứng thì so sánh f(x) với f(x) (x bất kì thuộc D). Nếu f(-x) = f(x) f là hàm số chẵn. Nếu f(-x) = f(x), thì f là hàm số lẻ. Chú ý. Tập đối xứng là tập thoả mãn điều kiện: Nếu D mà f(-x) = f(x) thì f là hàm số không chắn không lẻ. Các ví dụ rèn luyện kĩ năng. Ví dụ 1. Xét tính chẵn lẻ của các hàm số sau: Hàm số f(x) = y có TXĐ D = R nên hàm số lẻ. Hàm số f(x) = x – x có TXĐ D = R nên f(-x)= f(x) nên hàm số chẵn. Hàm số f(x) = x + x + 1có TXĐ D = R nên hàm số không chẵn không lẻ. Hàm số f(x) có TXĐ D = IR \ {-1}. Ta có hàm số không chắn không lẻ. Ví dụ 4. Tìm điều kiện của m để hàm số y = m(m – 1)x + x + mx + m là hàm số chẵn. Hàm y có tập xác định là R nên hàm số chẵn. Ví dụ 5: Tìm m thì hàm số f(x) = x là hàm số lẻ. Lời giải: Hàm số có tập xác định là D = R do đó theo đề bài, ta có f(-x) = -f(x), nghĩa là điều này xảy ra khi m = 1. Bài tập trắc nghiệm. Câu 1. Cho hàm số y = f(x) xác định trên tập D. Mệnh đề nào sau đây đúng? A. Nếu f(x) không là hàm số lẻ thì f(x) là hàm số chẵn. B. Nếu f(-x) = -f(x), thì f(x) là hàm số lẻ. C. Đồ thị hàm số lẻ nhận trục tung làm trục đối xứng. D. Nếu f(x) là hàm số lẻ thì f(-x) = -f(x). A sai vì có những hàm số không chẵn, không lẻ. B sai vì f(x) = 0 thì f(-x) = -f(x) nhưng f(x) cũng là hàm số chẵn. C sai vì đồ thị hàm số lẻ nhận gốc tọa độ làm tâm đối xứng. Cho đồ thị hàm số y = f(x) như hình vẽ. Kết luận nào trong các kết luận sau là đúng?

Câu 3. A. Đồng biến trên R. B. Hàm số chẵn. C. Hàm số lẻ. D. Cả ba đáp án đều sai. Lời giải. Chọn B. Đồ thị hàm số đối xứng qua trục Oy nên hàm số đã cho là hàm số chẵn. Hàm số y = x – x + 3 là A. hàm số vừa chẵn, vừa lẻ. B. hàm số không chẵn, không lẻ. C. hàm số lẻ. D. hàm số chẵn. Vậy hàm số đã cho là hàm số chẵn. Hàm số nào sau đây là hàm số lẻ? Cho hàm số y = f(x) = 3x – 4x + 3. Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào đúng? A. y = f(x) là hàm số chẵn. B. y = f(x) là hàm số lẻ. C. Hàm số không có tính chẵn lẻ. D. y hàm số vừa chẵn vừa lẻ.