Bài văn nói về ước mơ làm ca sĩ là ai?

Cuộc thi diễn ra tại Nhà thiếu nhi Q.4 (TP.HCM) vào ngày 29.9, thu hút gần 500 em thiếu nhi tham gia. Chỉ vào bức tranh của mình có hình một cô ca sĩ đang hát trên sân khấu và ở dưới có đông khán giả đang xem trong hội trường, Thiên Ân, nói: “Em có ước mơ lớn lên trở thành ca sĩ vì em rất thích các môn múa, đàn, hát. Hơn nữa, em rất yêu thích ca sĩ Mỹ Tâm nên có ước mơ sau này trở thành một ca sĩ nổi tiếng tương tự như thế”.

Còn Trương Kim Anh, học sinh lớp 2/2, Trường tiểu học Nguyễn Trường Tộ, P.16, Q.4, chia sẻ: “Em ước mơ sẽ trở thành cô giáo dạy cho học sinh lớp 3 hoặc lớp 4 gì đó”. Khi tôi hỏi: “Vì sao con thích làm cô giáo?”, Kim Anh, trả lời: “Vì làm cô giáo để được chấm điểm cho học sinh, ra bài tập cho học sinh làm, cho học sinh được nghỉ giải lao...”.

Bài văn nói về ước mơ làm ca sĩ là ai?

Trương Kim Anh ước mơ làm cô giáo

Ảnh: Lê Thanh

Chia sẻ về bức tranh của mình, Kim Anh nói: “Ngoài việc vẽ hình dáng cô giáo, con còn vẽ cảnh đẹp xung quanh trường học phải có cây xanh, thảm cỏ để tạo cảnh đẹp và không khí mát mẻ cho học sinh thích đến trường mỗi ngày”.

Bài văn nói về ước mơ làm ca sĩ là ai?

Vũ Khánh Hưng với ước mơ trở thành phi hành gia

Ảnh: Lê Thanh

Trong khi đó, Vũ Khánh Hưng, học sinh lớp 5/1, Trường tiểu học Trương Định (Q.10), bật mí: “Em có ước mơ cháy bỏng trở thành một phi hành gia, nghiên cứu về lĩnh vực hàng không vũ trụ hay chí ít ra cũng là một phi công đưa mọi người đi từ nước này qua nước khác, qua đó quảng bá hình ảnh và văn hóa của người Việt Nam đến với bạn bè quốc tế”.

Bên cạnh những ước mơ về nghề nghiệp cho bản thân, các bạn còn có những ước mơ to lớn hơn để đóng góp cho cộng đồng xã hội xung quanh. Thậm chí có những ước mơ vươn ra khỏi biên giới của một quốc gia, dân tộc.

Bài văn nói về ước mơ làm ca sĩ là ai?

Nguyễn Phúc Nhã Trân với ước mơ trở thành một đại sứ hòa bình

Ảnh: Lê Thanh

Còn Nguyễn Phúc Nhã Trân (học sinh lớp 5/3, Trường tiểu học Lê Ngọc Hân, Q.1) chia sẻ: “Em ước mơ trở thành một đại sứ hòa bình”. Chỉ vào bức tranh xung quanh là bầu trời trong xanh, mọi người nắm tay nhau, Nhã Trân cho biết: “Bức tranh của em nói về hòa bình. Sở dĩ em có ước mơ này vì em thấy hiện nay mỗi ngày đâu đó trên thế giới vẫn còn chiến tranh khiến cho không ít người dân vô tội bị chết chóc... Chính vì vậy, em có ước mơ trở thành một đại sứ hòa bình để làm những công việc có thể giúp mọi người trên thế giới này được sống trong hòa bình. Làm sao để tất cả các quốc gia, dân tộc không còn chiến tranh, mọi người sống trong vui vẻ, yêu thương và được hạnh phúc mỗi ngày”.

Bài văn nói về ước mơ làm ca sĩ là ai?

Thiếu nhi tham gia cuộc thi vào ngày 29.9 tại Nhà thiếu nhi Q.4, TP.HCM

Ảnh: Lê Thanh

Cuộc thi diễn ra từ nay đến ngày 30.11, do Báo Thiếu niên Tiền phong phối hợp với một số đơn vị tổ chức. Cuộc thi dành cho thiếu nhi từ 6-10 tuổi trên toàn quốc tham gia, với tổng giá trị giải thưởng 348 triệu đồng. Ngoài ra, ban tổ chức hỗ trợ 12.000 bộ chì mầu và 120.000 tờ giấy vẽ miễn phí cho các em tham gia cuộc thi.

Tin liên quan

Các câu hỏi tương tự

Xuất bản ngày 27/03/2019 - Tác giả: Trần Văn A

Viết thư kể về ước mơ làm nhạc sĩ được Đọc tài liệu tổng hợp để giúp các em học sinh lớp 4 hình dung được bố cục bài văn viết thư và tư duy ngôn từ phù hợp cho chủ đề cũng như thể loại văn học này.

Đề bài: Viết thư kể về ước mơ làm nhạc sĩ

Đọc tài liệu tổng hợp những bài tập làm văn lớp 4 hay nhất về đề bài viết thư kể về ước mơ của các em, từ đó chia sẻ lại cho cả thầy cô cùng các em học sinh tham khảo, giúp các em hình dung được một bài văn viết thư sẽ có bố cục thế nào, nội dung chính cần những gì theo nhiều chủ đề khác nhau. Hi vọng từ đó tư duy tập làm văn của các em học sinh lớp 4 sẽ tiến bộ hơn mỗi ngày.

Những bài văn hay Viết thư kể về ước mơ làm nhạc sĩ của em

Bài làm tham khảo số 1

Hà Nội, ngày... tháng... năm...

Minh thân!

Thế là đã 5 tháng chúng mình xa nhau. Dạo này cậu thế nào rồi? Vẫn gầy hay đã tăng được cân nào chưa? Từ ngày cậu chuyển trường, các bạn lớp mình cũng buồn lắm, các bạn trong lớp nhắc đến cậu suốt ấy! Lớp mới, trường mới của cậu thế nào, cậu đã quen hết các bạn trong lớp chưa? Chắc vui lắm nhỉ. Khi nào rảnh, cậu nhớ viết thư kể cho tớ nghe nhé!

À Minh này, sau này cậu muốn làm nghề gì vậy? Còn tớ, giờ tớ đang ước mơ sau này mình trở thành một nhạc sĩ nổi tiếng như các nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, Văn Cao,... để mang lại những giai điệu tuyệt vời góp phần xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn. Những giai điệu và tên tuổi của tớ sẽ giống như các bác nhạc sĩ đó, sẽ sống mãi cùng thời gian. Các ca khúc do tớ sáng tác sẽ được mọi người yêu thích và ca hát khắp mọi nơi để cho cuộc sống thêm tươi vui hoặc làm nhẹ bớt đi những nỗi buồn của người nghe đâu đó. Cậu có thấy ước mơ của tớ thú vị không? Hãy cho tớ biết suy nghĩ của cậu và kể ước mơ của cậu cho tớ nghe nhé! Tớ mong thư cậu.

Bạn thân của cậu,

Quang Huy

Bài văn nói về ước mơ làm ca sĩ là ai?

Viết thư kể về ước mơ làm nhạc sĩ cho một người bạn

Xem thêm: Viết thư kể về ước mơ trở thành bác sĩ

Bài làm tham khảo số 2

Hà Nội, ngày... tháng... năm...

Minh Thư thân!

Đã một kì học qua đi kể từ ngày cậu chuyển trường rồi đấy. Cậu và gia đình vẫn khỏe chứ? Năm học mới bắt đầu không có cậu, các bạn trong lớp vẫn thường nhắc tới cậu suốt, mọi người đều nhớ cậu. Cậu đã quen với trường lớp mới chưa? Đầu năm nay lớp mình có giờ sinh hoạt lớp nói về ước mơ của mỗi bạn trong tương lai, và mình cũng đã được nói lên ước mơ sau này của mình đấy. Cậu có đoán được tớ ước mơ sẽ làm nghề gì ko?

Tớ đang ước mơ sau này mình trở thành một nhạc sĩ nổi tiếng như các nhạc sĩ Phạm Tuyên, Hoàng Long, Hoàng Lân, Phong Nhã, Hàn Bích Ngọc, Vân Dung, Hoàng Vân, Huy Du... để mang lại những giai điệu âm nhạc thiếu nhi tuyệt vời cho tuổi thơ mỗi người. Những giai điệu và tên tuổi của tớ sẽ giống như các bác nhạc sĩ đó, sẽ sống mãi cùng thời gian. Ca khúc nhạc thiếu nhi vui tươi, ý nghĩa giúp cho các em nhỏ thêm yêu đời, hồn nhiên nhưng vẫn biết yêu thương mọi người.

Ước mơ của tớ chỉ đơn giản như vậy thôi. Còn cậu thì sao? Hãy cho tớ biết suy nghĩ của cậu và kể ước mơ của cậu cho tớ nghe nhé! Tớ mong sớm nhận được hồi âm của cậu.

Bạn thân của cậu,

An Nhiên

Xem thêm: Viết thư cho một người bạn kể về ước mơ của em trong tương lai

Với những bài văn mẫu về viết thư cho đề bài: Viết thư kể về ước mơ làm nhạc sĩ lớp 4 sẽ giúp không chỉ các em tự tin trong làm bài mà còn động viên các em thể hiện ước mơ của mình với người khác bằng nhiều cách khác nhau, viết thư cũng là một trong số những cách đó.

Cháu năm nay 15 tuổi nhưng 7 năm trời, kể từ ngày học lớp 9 đến giờ cháu luôn sống trong hy vọng tràn đầy...

Bài văn nói về ước mơ làm ca sĩ là ai?
Ảnh minh họa
Cô Dạ Hương kính mến!

Cháu năm nay 15 tuổi nhưng 7 năm trời, kể từ ngày học lớp 9 đến giờ cháu luôn sống trong hy vọng tràn đầy. Cháu luôn ao ước mình sẽ trở thành ca sĩ.

Không hiểu sao cháu lại có ý nghĩ đó. Giờ đây anh hai cháu đang chờ để xem mình có vào được giảng đường đại học hay không. Chị gái đầu của cháu thì đã có công ăn việc làm. Cháu bắt đầu vào lớp 10 rồi đây cô. Cháu cũng muốn mình như chị như anh nhưng sao cháu luôn nghĩ con đường của cháu là con đường ca nhạc và nó sẽ phải như vậy, không thay đổi. Mỗi khi nghĩ đến cháu càng hy vọng nhưng càng như vậy thì cháu càng thấy thất vọng. Bởi vì cháu nghĩ mình là dân quê, sao lại ước mơ viễn vông quá vậy?

Mỗi người đều có một ước mơ, đúng không cô? Nhưng ước mơ thì có trở thành hiện thực được không cô? Nhưng nếu ước mơ của một người mà không thành thì sẽ ra sao hở cô? Cháu tưởng tượng khi ước mơ đó tan biến thì chắc cháu sẽ ngã gục và mất hết niềm tin. Nhưng cháu lại cứ tưởng tượng mình thành công, mình sẽ có biết bao nhiêu fan hâm mộ và rồi cháu nở nụ cười. Nghĩ không mà cháu đã thấy hạnh phúc biết bao nhiêu cô ơi.

Cháu có thể đem tiếng hát của mình hòa vào giấc mơ của những người yêu thích âm nhạc và cháu cũng có thể hát tặng những người cháu yêu thương. Nhưng cháu không biết phải làm gì ngay lúc này, cháu cần phải làm những gì để biến ước mơ thành hiện thực? Cô có thể chỉ bảo giúp cháu được không? Đó là ý nguyện thôi thúc cháu viết nên lá thư này, mong cô hiểu cho cháu.

Cháu gái (Nghệ An)

Cháu thân mến!

Việc của cháu khiến cô nhớ thời thiếu nữ của mình. Nhớ lắm. Lứa tuổi ấy ai cũng thấy trăng đẹp, nắng tươi và chân trời thì xanh ngát. Có cái gì đó thật thiêng liêng và cuốn hút ở chân trời. Mình sẽ làm gì, câu hỏi ấy chỉ có ở con người, đặc biệt là ở những con người nhạy cảm. Cô từng mơ mình là cô gái văn công nhưng gia đình nghiêm khắc, không cho theo. Rồi cô ước mình là cô giáo, cầm thước bảng nhịp nhịp để học trò lắng nghe, trầm trồ. Cuối cùng, nhờ đi kháng chiến sớm mà cô biết mơ mình thành nhà văn nhà báo. Và cô đã đi mãi con đường ấy, cho đến bây giờ, hơn 40 năm ước mơ và hành động.

Giấc mộng ca sĩ dễ hiểu ở chỗ nghề ca hát bây giờ nó choáng ngợp, hào nhoáng và không kém tiền bạc. Có sao không? Không sao cả, quá lành mạnh, quá mãnh liệt, quá lung linh. Trong các ngành nghệ thuật, âm nhạc là quan trọng và gần gũi với con người nhất và cũng phổ cập dễ nhất. Ai mà không thích hát, ai không thích nghe hát, ai không yêu những người hát hay? Tiếng hát đã đi vào con người từ khi ta nằm trong bụng mẹ chứ đâu chỉ khi ra đời, nằm võng, nằm nôi. Mẹ hát ru ta, rồi ta lại hát ru con và cháu mình. Cũng chính vì ca hát nó quen thuộc như cơm ăn và nước uống nên người Nhật mới sinh ra thứ karaoke. Và cũng chính vì ca hát nó hấp dẫn nên ở các sân khấu lớn có hàng chục ngàn người đứng bên dưới sân khấu cao ngất để nhún nhảy theo ca sĩ chớp lóe ở trên cao. Cô già rồi mà vẫn còn mê Michel Jackson, bởi ca hát như ông ấy thì thật là kỳ diệu.

Ước mơ làm cho con người như có cánh, cháu học hành thăng hoa hơn và cũng ngoan ngoãn hơn trong gia đình, chắc chắn vậy. Vì sao? Vì cháu có một ước mơ để vui sống và để phấn đấu trong con mắt người thân. Có điều, một điều quan trọng mà cháu không nói trong thư. Cháu có năng khiếu không, cháu có là thành viên ca hát của nhà trường hay huyện xã gì không? Nhất thiết cháu phải hát hay, hát hay chứ không chỉ là biết hát. Tức là phải có năng khiếu, nói chính xác là phải có tài. Có tài trước rồi phải có chí nữa. Cô nhớ khi cô Bùi Lê Mận của Nghệ Tĩnh xuất hiện trên sân khấu Sao Mai điểm hẹn vừa qua, cô nghĩ đây là cô bé đích thị nông thôn nhưng mà xinh đẹp và có tài. Quả nhiên cô ấy đoạt giải cao và đã thành danh rồi đó.

Nhắc lại, riêng con đường nghệ thuật là phải có năng khiếu, (trời cho), có người gọi đó là thiên tư, là bẩm sinh…Sau nữa là cách phấn đấu để đạt được, như phải có học vấn (ít nhất lớp 12), rồi đi thi trường Nghệ thuật (hát, múa, diễn kịch, vẽ… đều phải qua trường đào tạo cả đấy). Cháu có tài thì cứ xong 12 đi rồi ra Hà Nội dự thi, nếu có thể, nên đi hát sớm ở đội văn nhgệ của trường hay của câu lạc bộ để rèn giũa kỹ năng xuất hiện trước công chúng và khả năng biểu diễn. Những người có năng khiếu hát rất đúng giọng khi mới nghe qua bài hát yêu thích còn xướg âm và nhạc lý thì sẽ học sau.

Đường còn dài, mơ cứ mơ mà học văn hóa thì cứ học. Nhưng đừng có ngã gục nếu như cháu không đủ năng khiếu để biến nó thành hiện thực. Rồi cháu sẽ biết mình làm gì, khi đã trưởng thành hơn, biết kỹ bản thân mình hơn.