Tại sao ca sĩ đeo tai nghe khi hát là ai?

Có lẽ bạn cũng để ý, rất nhiều ca sĩ khi hát trước cả nghìn khán giả rất thường xuyên đeo tai nghe. Một ca sĩ lên sân khấu thường có 2 bộ phận để nghe. Một bộ phận là máy thu sóng vô tuyến để tiếp nhận các tín hiệu từ bàn điều khiển. Nó thường được đeo ở thắt lưng của người hát. Vậy phần còn lại của chiếc tai nghe cắm ở tai dùng để làm gì?

Các ca sĩ thường đeo tai nghe khi lên sân khấu lớn

Thực tế đây là một vấn đề rất đơn giản. Khi lên sân khấu đặc biệt là các sân khấu lớn, người ca sĩ thường nghe được rất nhiều tạp âm. Đó có thể là tiếng la hét ồn ào của người hâm mộ và nếu sân khấu quá lớn thì âm thanh cũng có thể bị ảnh hưởng bởi tốc độ truyền tải. Điều này sẽ khiến ca sĩ thường bị lạc nhịp.

Tai nghe của người ca sĩ được nhét vào sâu trong tai giúp họ có thể nhận biết tiếng nhạc rõ hơn, tránh bị hát lệch nhịp hoặc sai tone. Có khá nhiều ca sĩ coi chiếc tai nghe nhỏ là vật bất ly thân và khi không có thì không thể biểu diễn chỉn chu tiết mục của mình. Vào năm 2017, trong chương trình của Đài truyền hình Chiết Giang (Trung Quốc), một ca sĩ đã chỉ hát 2 câu rồi bị gián đoạn phần trình diễn khi không có tai nghe và bị ảnh hưởng bởi tiếng la hét cổ vũ của rất nhiều người.

Một số cư dân mạng cho rằng khi một ca sĩ thường xuyên điều chỉnh tai nghe trên sân khấu thì 100% là người đó hát thực sự. Tuy nhiên, cũng có một số ca sĩ không quen với việc đeo tai nghe và không có vấn đề gì khi không sử dụng vật dụng này.

Click xem thêm: Nữ diễn viên gốc Việt Lê Thị Hiệp được vinh danh và tưởng nhớ tại Oscar 2018

TiTi (Theo Nld.com.vn)

  • Tag
  • ca sĩ
  • tai nghe
  • ca sĩ đeo tai nghe

Tai nghe được xem là vật “bất ly thân” đối với nhiều ca sĩ khi hát liveshow. Vậy lí do là gì mà họ luôn phải đeo phụ kiện này?

Hình ảnh các ca sĩ đeo tại nghe khi trình diễn có lẽ đã trở nên quen thuộc với khán giả. Nhiều người vẫn nghĩ rằng đây chỉ là phụ kiện mà các nghệ sĩ chọn để khiến mình “ngầu” hơn khi  đứng trên sân khấu. Tuy nhiên, chiếc tai nghe ấy lại có một công dụng vô cùng đặc ʙɪệᴛ, ảnh hưởng rất lớn đến các tiết mục của họ.

Tại sao ca sĩ đeo tai nghe khi hát là ai?
Nhiều nghệ sĩ thường đeo tai nghe khi hát.

Khác ʙɪệᴛ hoàn toàn với những loại tai nghe chuyên dụng, các ca sĩ thường dùng trên sân khấu được gọi là in-ear monitors (IEM). Đó là loại  headphone giúp người nghe nghe thấy giọng hát của chính mình kể cả khi phía dưới đang có hàng trăm, hàng nghìn khán giả hò reo, cổ vũ.

Tại sao ca sĩ đeo tai nghe khi hát là ai?
Sơn Tùng cũng thường xuyên sử dụng chiếc tai nghe IEM.

Trước đây trên các sân khấu lớn thường dùng một hệ thống loa gọi là monitor. Dàn hoa này giúp cho ban nhạc và các ca sĩ kết nối với nhau. Tuy nhiên, monitor có khá nhiều hạn chế, trong đó phải kể đến là âm thanh của nó rất lớn khiến nhạc công và cả nghệ sĩ nghe nhầm và có thể sai nhịp, lệch nhịp khi hát. Đây là tình huống khá “trớ trêu” trên sân khấu, nhiều khán giả không hiểu được sẽ đánh ɢɪá trực tiếp đến trình độ cảm nhạc của nghệ sĩ.


Tại sao ca sĩ đeo tai nghe khi hát là ai?
Gia đình Hoa ᴅâᴍ bụt cũng đeo tai nghe mỗi khi hát.

Sơn Tùng cũng có một lần rơi vào tình huống tương tự khi đi hát liveshow cách đây khoảng 2 năm. Lúc đó do phía dưới sân khấu khá ồn nên anh đã nghe sai nhịp mà vào luôn câu đầu của bài hát Lạc trôi: “Người theo hương hoa mây mù giăng lối”… Tuy nhiên sau đó anh đã nhận ra sự cố và xử lí có cách xử lí rất đáng yêu khi liên tục nói câu: “Chưa mà, chưa mà” để trấn an khán giả.

Tại sao ca sĩ đeo tai nghe khi hát là ai?
Sơn Tùng từng gặp sự cố hát lệch nhạc.

Bởi vậy, in-ear monitors (IEM) ra đời như một loại phụ kiện thông minh, khắc phục được những vấn đề hạn chế của monitor. Khi đeo chiếc tai nghe chuyên dụng này, nghệ sĩ không những nghe rõ mình đang hát gì mà còn rõ luôn giai điệu của bài hát, kể cả khi đang biểu diễn ở sân khấu ngoài trời hay hội trường đông người. Với việc bám ꜱáᴛ vào tai, in-ear monitors còn giúp người đeo cảm nhịp mà không bị lẫn bất kì tạp âm nào.


Tại sao ca sĩ đeo tai nghe khi hát là ai?
Đeo tai nghe giúp nghệ sĩ cảm nhạc tốt hơn.

Chính vì công dụng đặc ʙɪệᴛ này mà in-ear monitors thường là vật “bất ly thân” nếu nghệ sĩ phải biểu diễn trên các sân khấu có đông khán giả. Đáng chú ý hơn cả, nhiều ca sĩ còn đặt thiết kế cho mình những chiếc tai nghe riêng để làm nên dấu ấn cá nhân. 

Tại sao ca sĩ đeo tai nghe khi hát là ai?
Có rất nhiều loại tai nghe với màu sắc và kiểu dáng đa dạng.

Tuy vậy, khi hát các nốt cao, âm thanh trong tai nghe được truyền đến quá lớn khiến tai các ca sĩ sẽ bị đau nhức. Đó cũng là lí do vì sao họ từng tháo IEM ra một cách rất dứt khoát mỗi khi hát đến đoạn cao trào. Dù còn nhiều bất cập nhưng cũng không thể phủ nhận được rằng, chiếc tai nghe này là trợ thủ đắc lực giúp các nghệ sĩ tự tin hơn trên sân khấu để đem đến cho khán giả những ca khúc chất lượng nhất.

Nếu để ý, có thể bạn cũng biết các ca sỹ, nghệ sỹ khi lên sân khấu thường xuyên đeo tai nghe. Thậm chí, với nhiều nghệ sỹ, chiếc tai nghe này còn được thiết kế mang đậm dấu ấn cá nhân. Vậy bạn đã bao giờ thắc mắc tại sao họ lại làm điều này chưa?

Có thể bạn chưa biết, những chiếc tai nghe đặc biệt này được gọi là In-ear monitors (IEM).

Chúng thường được sử dụng bởi các nghệ sỹ, ca sỹ, kỹ sư âm thanh hay những tay chơi âm thanh nói chung để nghe nhạc hoặc nghe một bản mix cá nhân những âm thanh (nhạc cụ hoặc tiếng hát) khi đang ở trên sân khấu hoặc thu âm.

Tại sao ca sĩ đeo tai nghe khi hát là ai?

Với nhiều ca sỹ, những chiếc tai nghe IEM là vật bất ly thân khi lên sân khấu.

Trên sân khấu, trước đây thường gắn liền với một hệ thống loa monitor. Thông thường, đây là hệ thống loa được đặt trên sân khấu và hướng về phía người biểu diễn (nó còn được biết đến với tên gọi loa sàn).

Những chiếc loa này chủ yếu là để người biểu diễn có thể nghe lại âm thanh của chính mình hoặc để band nhạc có thể chơi chính xác và ăn ý với nhau hơn.

Hệ thống loa monitor có hai điểm trừ. Thứ nhất, chúng làm tăng âm lượng trên sân khấu đến mức có thể ảnh hưởng đến thị lực của người biễu diễn.

Thứ hai, mặc dù loa sàn có thể đặt hướng về ca sỹ, tay trống hay một người chơi guitar nhất định, những người khác có thể nghe nhầm âm thanh loa sàn dành cho người khác khiến ảnh hưởng đến chất lượng trình diễn.

Bằng cách đeo tai nghe IEM, các nghệ sỹ có thể giải quyết được cả hai vấn đề này.

Tại sao ca sĩ đeo tai nghe khi hát là ai?

Thiết kế những chiếc tai nghe IEM được tùy biến để vừa khít với ống tai người đeo, từ đó mang lại hiệu quả cách âm cao nhất. Phần ngoại hình cũng được thiết kế riêng để thể hiện cá tính.

Như vậy tai nghe IEM giúp ca sỹ có thể nghe được rõ ràng các âm thanh về nhạc cụ, giọng hát mình cần nghe hơn trong khi đó lại giảm được âm thanh trên sân khấu. Bên cạnh đó, tai nghe IEM còn có chức năng lọc các âm thanh môi trường do được thiết kế vừa khít với ống tai người đeo.

Vì thế, ở một số sân khấu ca nhạc còn có đặt một hệ thống nhiều microphone để ca sỹ có thể nghe thấy những phản hồi nhất định của khán giả thông qua chiếc tai nghe IEM.

Nhìn chung, những chiếc tai nghe IEM hay được các ca sỹ mang lên sân khấu có ba điểm cộng nằm ở chất lượng âm thanh tốt, khả năng cách âm tốt và độ thoải mái cao. Đó là chưa kể đến tính thẩm mỹ.

Nó giúp các ca sỹ thể hiện tốt hơn phần trình diễn trực tiếp của mình trên sân khấu, đặc biệt là các sân khấu lớn.

Khi một sản phẩm âm nhạc ra mắt, khán giả luôn nóng lòng chờ xem hậu trường tập luyện, làm việc của ca sĩ. Trong nhiều hình ảnh "behind the scenes", người hâm mộ thường bắt gặp các ca sĩ hay đeo tai nghe trong lúc thu âm. Từ đó, công chúng luôn thắc mắc về tác dụng của việc đeo tai nghe là gì.

Các ca sĩ thường đeo tai nghe trong phòng thu âm. (Ảnh: Pinterest)

Mỗi ca khúc được nghệ sĩ cho "trình làng" trải qua khá nhiều công đoạn. Đồng thời, một bài hát hoàn chỉnh luôn bao gồm nhiều yếu tố khác nhau như giọng hát và ân thanh của các loại nhạc cụ. Vì vậy, để dễ dàng cho việc biên tập, chỉnh sửa, mỗi thành phần trong bài hát đều phải được thu âm riêng biệt.

Từng yếu tố như giọng hát, tiếng đàn, tiếng trống hay tiếng bè đều được ghi lại riêng rồi sau đó mới lồng ghép, chỉnh sửa. Bởi nếu thu một lúc nhiều loại âm thanh thì sản phẩm sẽ bị "lẫn tiếng" và không có được sự chính xác, chất lượng cao.

Các thần tượng K-pop cũng phải nhờ đến chiếc tai nghe đắc lực để thu âm. (Ảnh: Pinterest)

Khi thu âm giọng hát, các nghệ sĩ thường đứng trong phòng cách âm và đeo một chiếc tai nghe cỡ lớn. Lúc này, tai nghe sẽ giúp họ tránh được những tạp âm xung quanh và chỉ nghe được tiếng nhạc cụ như trống, guitar. Nắm được những giai điệu này, ca sĩ có thể điều chỉnh giọng ca cho phù hợp hơn. Bên cạnh đó, khi đeo tai nghe một cách khít chặt, nghệ sĩ sẽ tập trung vào công việc của mình hơn. Đồng thời, họ sẽ giữ được cảm xúc khi thể hiện ca khúc nhờ những tạp âm bên ngoài bị loại bỏ.

Ca sĩ thường ở trong phòng cách âm mỗi khi thu bài hát. (Ảnh: Pinterest)

Nhiều người thưởng thức một bài hát thường nghe thấy tiếng bè của ca sĩ. Được biết, phần đệm bè cũng là một công đoạn riêng trong quá trình thu âm. Việc đeo tai nghe trong phòng thu sẽ giúp người hát nghe rõ giai điệu, giọng hát đã được ghi trước để có cách bè phù hợp. Một bài hát có giọng bè sẽ dễ dàng thu hút người nghe bởi sự đa dạng về âm thanh. 

Trong lúc ca sĩ đứng trong phòng cách âm, họ sẽ không thể nghe thấy âm thanh của kỹ thuật viên bên ngoài. Vì vậy, chiếc tai nghe sẽ trở thành cầu nối cho hai người. Cả hai sẽ giao tiếp, thảo luận với nhau qua tai nghe. Do đó, ca sĩ cũng có thể nghe được những góp ý bên ngoài để có sự thể hiện tốt hơn.

Ca sĩ có thể biết những góp ý từ ê-kíp bên ngoài để hoàn thành bài hát tốt hơn thông qua tai nghe. (Ảnh: Pinterest)

Ngoài tai nghe trong phòng thu, nghệ sĩ còn sử dụng tai nghe khi biểu diễn trên sân khấu. Loại tai nghe chuyên dụng mà các sao hay dùng là in-ear monitors (IEM). Thiết bị này giúp ca sĩ nghe rõ âm thanh cần thiết và giọng người hát cùng mà không bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn xung quanh.

Ngay cả khi biểu diễn ở ngoài trời, in-ear vẫn sẽ giúp nghệ sĩ thực hiện tiết mục một cách hoàn hảo nhất. Họ dễ dàng cảm nhịp, điều chỉnh giọng hát cho phù hợp nhất với mọi tình huống.

Các ca sĩ thường dùng loại tai nghe đặc biệt trên sân khấu. (Ảnh: Pinterest)

Chính vì sự quan trọng của in-ear monitors, nhiều nghệ sĩ thậm chí còn tạo dấu ấn bằng những thiết kế riêng biệt. Họ có thể tùy ý chọn màu sắc, kiểu dáng và thậm chí in logo tên mình. Người hâm mộ có thể nhìn thấy những kiểu in-ear đa dạng của dàn sao K-pop mỗi khi họ trình diễn trên sân khấu.

Bộ sưu tập in-ear của nhóm nhạc nam Stray Kids cho thấy sự đầu tư của họ với âm nhạc. (Ảnh: allkpop)

Lisa biểu diễn trên sân khấu với chiếc in-ear. (Ảnh: Allkpop)

Một sản phẩm chất lượng được ra đời đều trải qua nhiều bước và công sức mà ê-kíp bỏ ra cũng không hề nhỏ. Bên cạnh đó, một thiết bị quan trọng không thể thiếu trong quá trình thu âm bài hát chính là chiếc tai nghe mà nghệ sĩ thường đeo. Hiểu rõ quá trình thực hiện một ca khúc, người hâm mộ càng thêm trân trọng công sức mà thần tượng đã bỏ ra và ủng hộ họ nhiều hơn.