Bản chất của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là gì?

Bản chất của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước?

Quảng cáo

Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là sự kết hợp sức mạnh của các tổ chức độc quyền tư nhân với sức mạnh của nhà nước tư sản thành một thiết chế về thể chế thống nhất, trong đó nhà nước tư sản bị phụ thuộc vào các tổ chức độc quyền và can thiệp vào các quá trình kinh tế nhằm bảo vệ lợi ích của các tổ chức độc quyền và cứu nguy cho chủ nghĩa tư bản.

Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là nấc thang phát triển mới của chủ nghĩa tư bản độc quyền (chủ nghĩa đế quốc). Nó là sự thống nhất của ba quá trình gắn bó chặt chẽ với nhau: Tăng sức mạnh của các tổ chức độc quyền, tăng vai trò can thiệp của nhà nước vào kinh tế, kết hợp sức mạnh kinh tế của độc quyền tư nhân với sức mạnh chính trị của nhà nước trong một thể thôsng nhất và bộ máy nhà nước phụ thuộc vào các tổ chức độc quyền.

Trong cơ câu của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước, nhà nước đã trở thành một tập thể tư bản khổng lổ. Nó cũng là chủ sở hữu những xí nghiệp, cũng tiến hành kinh doanh, bóc lột lao động làm thuê như một nhà tư bản thông thường. Nhưng điểm khác biệt là ở chỗ: ngoài chức năng một nhà tư bản thông thường, nhà nước còn có chức năng chính trị và các công cụ trấn áp xã hội như quân đội cảnh sát, nhà tù...

Như vậy, chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là một quan hệ kinh tế, chính trị, xã hội chứ không phải là một chính sách trong giai đoạn độc quyền của chủ nghĩa tư bản

Bất cứ nhà nước nào cũng có vai trò kinh tế nhất định đối với xã hội mà nó thống trị, song ở mỗi chế độ xã hội, vai trò kinh tế của nhà nước có sự biến đổi thích hợp đối với xã hội đó. Các nhà nước trước chủ nghĩa tư bản chủ yếu can thiệp bằng bạo lực và theo lối cưỡng bức siêu kinh tế. Trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh, nhà nước tư sản ở bên trên, bên ngoài quá trình kinh tế, vai trò của nhà nước chỉ dừng lại ở việc điều tiết bằng thuế và pháp luật. Cùng với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản độc quyền vai trò của nhà nước tư sản dần dần có sự biến đổi, không chỉ can thiệp vào nền sản xuất xã hội bằng thuế, luật pháp mà còn có vai trò tổ chức và quản lý các xí nghiệp thuộc khu vực kinh tế nhà nước, điều tiết bằng các biện pháp đòn bẩy kinh tế vào tất cả các khâu của quá trình tái sản xuất: sản xuất, phân phối, lưu thông, tiêu dùng. Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là hình thức vận động mới của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa nhằm duy trì sự tồn tại của chủ nghĩa tư bản, làm cho chủ nghĩa tư bản thích nghi với điều kiện lịch sử mới.

Loigiaihay.com

Bài tiếp theo

Bản chất của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là gì?

  • Nguyên nhân hình thành chủ nghĩa tư bản độc quyền?

    Chủ nghĩa tư bản độc quyền xuất hiện vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX do những nguyên nhân chủ yếu sau: - Sự phát triển của lực lượng sản xuất dưới tác động của tiến bộ khoa học kỹ thuật;

  • Những biểu hiện chủ yếu của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước? (CH122)

    - Sự kết hợp về nhân sự giữa tổ chức độc quyền và nhà nước + Sự kết hợp về nhân sự thực hiện thông qua các đảng phái tư sản. Chính các đảng phái này đã tạo ra cho tư bản độc quyền một cơ sở xã hội để thực hiện thống trị và trực tiếp xây dựng đội ngũ công chức cho bộ máy nhà nước.

  • Biểu hiện hoạt động của quy luật giá trị và quy luật giá trị thặng dư trong chủ nghĩa tư bản độc quyền?

    - Các tổ chức độc quyền hình thành do chính sự vận động nội tại của chủ nghĩa tư bản sinh ra. Độc quyền là biểu hiện mới, mang những quan hệ mới nhưng nó không vượt ra khỏi các quy luật của chủ nghĩa tư bản

  • Nguyên nhân hình thành và bản chất của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước

    Đầu thế kỷ XX, V.I.Lênin đã chỉ rõ: Chủ nghĩa tư bản độc quyền chuyển thành chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là khuynh hướng tất yếu. Nhưng chỉ đến những năm 50 của thế kỷ XX, chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước mới trở thành một thực thế rõ ràng và là một đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa tư bản hiện đại.

  • Những biểu hiện chủ yếu của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước
  • Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến
  • Con người và bản chất của con người
  • Giai cấp công nhân và sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
Quảng cáo
Báo lỗi - Góp ý

1. Nguyên nhân hình thành tư bản độc quyền

Theo Lênin “tự do cạnh tranh đẻ ra tập trung sản xuất và sự tập trung sản xuất này, khi phát triển tới một mức độ nhất định, lại dẫn tới độc quyền”.

Sự độc quyền hay sự thống trị của tư bản độc quyền là cơ sở của chủ nghĩa tư bản độc quyền. Sự xuất hiện của tư bản độc quyền do những nguyên nhân chủ yếu sau đây:

Một là, sự phát triển của lực lượng sản xuất dưới tác dụng của tiến bộ khoa học – kỹ thuật, làm xuất hiện những ngành sản xuất mới mà ngay từ đầu đã là những ngành có trình độ tích tụ cao. Đó là những xí nghiệp lớn, đòi hỏi những hình thức kinh tế tổ chức mới.

Hai là, cạnh tranh tự do, một mặt, buộc các nhà tư bản phải cải tiến kỹ thuật, tăng quy mô tích luỹ; mặt khác, dẫn đến nhiều doanh nghiệp nhỏ, trình độ kỹ thuật kém hoặc bị các đối thủ mạnh hơn thôn tính, hoặc phải liên kết với nhau để đứng vững trong cạnh tranh. Vì vậy, xuất hiện một số xí nghiệp tư bản lớn nắm địa vị thống trị một ngành hay trong một số ngành công nghiệp.

Ba là, khủng hoảng kinh tế làm cho nhiều xí nghiệp nhỏ và vừa bị phá sản; một số sống sót phải đổi mới kỹ thuật để thoát khỏi khủng hoảng, do đó thúc đẩy quá trình tập trung sản xuất. Tín dụng tư bản chủ nghĩa mở rộng, trở thành đòn bẩy mạnh mẽ thúc đẩy tập trung sản xuất.

Bốn là, những xí nghiệp và công ty lớn có tiềm lực kinh tế mạnh tiếp tục cạnh tranh với nhau ngày càng khốc liệt, khó phân thắng bại, vì thế nảy sinh xu hướng thỏa hiệp, từ đó hình thành các tổ chức độc quyền.

Mục lục

  • 1 Luận đề chính
  • 2 Các quan điểm
  • 3 Xem thêm
  • 4 Tham khảo
  • 5 Thư mục

Luận đề chínhSửa đổi

Luận điểm chủ nghĩa Lenin chính là các doanh nghiệp lớn, đã đạt được một vị trí độc quyền ở hầu hết các thị trường quan trọng, liên kết với bộ máy chính phủ. Nhà nước sẽ bảo vệ lợi ích của các tập đoàn độc quyền, theo đó các quan chức chính phủ cung cấp khuôn khổ xã hội và pháp lý cùng sự hỗ trợ tài chính để các tập đoàn khổng lồ có thể tối đa hóa lợi nhuận. Ngược lại các công ty độc quyền sẽ ủng hộ nhà nước. Đây là mối quan hệ cộng sinh, tương hỗ, đối tác chặt chẽ giữa doanh nghiệp độc quyền và nhà nước. Chiến tranh thế giới thứ I khiến nhà nước quốc hữu hóa một số công ty độc quyền để phục vụ cho các mục tiêu chính trị - quân sự của nhà nước từ đó chủ nghĩa tư bản độc quyền đã biến thành chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước. Tại các nước phương Tây, vào cuối thời kỳ Joseph Stalin và sau đó, hình thành liên minh dân chủ nhân dân bao gồm phong trào lao động với các tầng lớp trung lưu tiến bộ và doanh nghiệp nhỏ dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản chống lại nhà nước và doanh nghiệp lớn (gọi tắt là "độc quyền"). Đôi khi liên minh này còn được gọi là "liên minh chống độc quyền". Tuy nhiên, trong học thuyết Trotsky, một liên minh như vậy đã bị bác bỏ vì dựa trên chiến lược sai lệch về mặt trận chung của nhiều nhóm xã hội khác nhau không tương thích với lý thuyết về một cuộc cách mạng thế giới hoặc nguyên tắc hoạt động chính trị độc lập của giai cấp vô sản. Che Guevara phê phán chủ nghĩa tư bản độc quyền như sau:

Kể từ khi vốn độc quyền chiếm lĩnh thế giới, nó đã giữ phần lớn nhân loại trong nghèo đói, chia tất cả lợi nhuận giữa các nhóm các nước mạnh nhất. Tiêu chuẩn sống ở những quốc gia này dựa trên sự nghèo đói cùng cực của các quốc gia chúng ta.

— Che Guevara, 1965[4]

Lenin còn đi xa hơn khi ông cho rằng "Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là sự chuẩn bị vật chất đầy đủ nhất cho chủ nghĩa xã hội" do đó ông chủ trương áp dụng chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước vào nước Nga sau khi người Bolsevik giành được chính quyền. Trong bài báo "Tai hoạ sắp đến và những phương pháp ngăn ngừa tai hoạ đó" viết năm 1917 Lenin viết rằng "Biện chứng của lịch sử chính là ở chỗ này: chiến tranh đã thúc đẩy nhanh chóng phi thường sự chuyển hóa của chủ nghĩa tư bản độc quyền thành chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước, và chính bằng cách đó làm cho nhân loại tiến hết sức gần chủ nghĩa xã hội... Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là sự chuẩn bị vật chất đầy đủ nhất cho chủ nghĩa xã hội, là phòng chờ đi vào chủ nghĩa xã hội, là nấc thang lịch sử mà giữa nó (nấc thang đó) với nấc thang được gọi là chủ nghĩa xã hội thì không có một nấc thang nào ở giữa cả. Bọn xã hội chủ nghĩa cách mạng và bọn melsevik nước ta xét vấn đề chủ nghĩa xã hội một cách giáo điều, theo quan điểm của một học thuyết mà họ đã học thuộc lòng và hiểu chưa thấu đáo. Họ coi chủ nghĩa xã hội như một tương lai xa xôi, chưa rõ rệt, tối tăm. Nhưng ngày nay thì chủ nghĩa xã hội nhìn sang chúng ta từ tất cả các khung cửa của chủ nghĩa tư bản hiện đại, chủ nghĩa xã hội đang hiện ra trực tiếp, trên thực tiễn, trong mỗi biện pháp quan trọng tạo thành một bước tiến trên cơ sở chủ nghĩa tư bản hiện đại ấy. Chế độ nghĩa vụ lao động phổ biến là gì? Đó là một bước tiến lên, trên cơ sở chủ nghĩa tư bản độc quyền hiện đại, một bước tiến tới điều tiết toàn bộ đời sống kinh tế theo một kế hoạch chung nào đó, một bước tiến tới tiết kiệm lao động của nhân dân để ngăn ngừa sự lãng phí lao động đó một cách vô nghĩa do chủ nghĩa tư bản gây ra."[3]. Đến năm 1918, trong "Báo cáo về những nhiệm vụ trước mắt của chính quyền Xô Viết" Lenin cho rằng "chủ nghĩa tư bản nhà nước sẽ là một sự cứu nguy đối với chúng ta; giá như chúng ta thực hiện được chủ nghĩa tư bản nhà nước ở Nga rồi, thì bước quá độ lên chủ nghĩa xã hội là đã dễ dàng, đã nằm gọn trong tay chúng ta rồi, bởi vì chủ nghĩa tư bản nhà nước là cái gì có tính chất tập trung, được tính toán, được kiểm soát và được xã hội hoá"[5]. Lenin khẳng định trong Nhà nước và Cách mạng (1917) rằng chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước không nên bị nhầm lẫn với chủ nghĩa xã hội nhà nước.[6]

Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là gì? Trình bày nguyên nhân, bản chất và biểu hiện của nó

Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là chủ nghĩa tư bản độc quyền có sự điều tiết, can thiệp của nhà nước về kinh tế, là phương thức kết hợp giữa sức mạnh của tư bản độc quyền với sức mạnh kinh tế của nhà nước. Đó là một nấc thang phát triển của chủ nghĩa tư bản độc quyền.

Nguyên nhân hình thành tư bản độc quyền và bản chất của chủ nghĩa tư bản độc quyền

Nguyên nhân hình thành tư bản độc quyền

Theo Lênin "tự do cạnh tranh đẻ ra tập trung sản xuất và sự tập trung sản xuất này, khi phát triển tới một mức độ nhất định, lại dẫn tới độc quyền".

Sự độc quyền hay sự thống trị của tư bản độc quyền là cơ sở của chủ nghĩa tư bản độc quyền. Sự xuất hiện của tư bản độc quyền do những nguyên nhân chủ yếu sau đây:

Một là, sự phát triển của lực lượng sản xuất dưới tác dụng của tiến bộ khoa học - kỹ thuật, làm xuất hiện những ngành sản xuất mới mà ngay từ đầu đã là những ngành có trình độ tích tụ cao. Đó là những xí nghiệp lớn, đòi hỏi những hình thức kinh tế tổ chức mới.

Hai là, cạnh tranh tự do, một mặt, buộc các nhà tư bản phải cải tiến kỹ thuật, tăng quy mô tích luỹ; mặt khác, dẫn đến nhiều doanh nghiệp nhỏ, trình độ kỹ thuật kém hoặc bị các đối thủ mạnh hơn thôn tính, hoặc phải liên kết với nhau để đứng vững trong cạnh tranh. Vì vậy, xuất hiện một số xí nghiệp tư bản lớn nắm địa vị thống trị một ngành hay trong một số ngành công nghiệp.

Ba là, khủng hoảng kinh tế làm cho nhiều xí nghiệp nhỏ và vừa bị phá sản; một số sống sót phải đổi mới kỹ thuật để thoát khỏi khủng hoảng, do đó thúc đẩy quá trình tập trung sản xuất. Tín dụng tư bản chủ nghĩa mở rộng, trở thành đòn bẩy mạnh mẽ thúc đẩy tập trung sản xuất.

Bốn là, những xí nghiệp và công ty lớn có tiềm lực kinh tế mạnh tiếp tục cạnh tranh với nhau ngày càng khốc liệt, khó phân thắng bại, vì thế nảy sinh xu hướng thỏa hiệp, từ đó hình thành các tổ chức độc quyền.

Bản chất của chủ nghĩa tư bản độc quyền

Chủ nghĩa tư bản cạnh tranh tự do phát triển đến độ nhất định thì xuất hiện các tổ chức độc quyền. Lúc đầu tư bản độc quyền chỉ có trong một số ngành, một số lĩnh vực của nền kinh tế. Hơn nữa, sức mạnh kinh tế của các tổ chức độc quyền cũng chưa thật lớn. Tuy nhiên, sau này, sức mạnh của các tổ chức độc quyền đã được nhân lên nhanh chóng và từng bước chiếm địa vị chi phối trong toàn nền kinh tế. Chủ nghĩa tư bản bước sang giai đoạn phát triển mới - chủ nghĩa tư bản độc quyền.

Xét về bản chất, chủ nghĩa tư bản độc quyền là một nấc thang phát triển mới của chủ nghĩa tư bản.

Chủ nghĩa tư bản độc quyền là chủ nghĩa tư bản trong đó ở hầu hết các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế tồn tại các tổ chức tư bản độc quyền và chúng chi phối sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế.

Nếu trong thời kỳ chủ nghĩa tư bản cạnh tranh tự do, sự phân hóa giữa các nhà tư bản chưa thực sự sâu sắc nên quy luật thống trị của thời kỳ này là quy luật lợi nhuận bình quân, còn trong chủ nghĩa tư bản độc quyền, quy luật thống trị là quy luật lợi nhuận độc quyền.

Sự ra đời của chủ nghĩa tư bản độc quyền vẫn không làm thay đổi được bản chất của chủ nghĩa tư bản. Bản thân quy luật lợi nhuận độc quyền cũng chỉ là một hình thái biến tướng của quy luật giá trị thặng dư.

Hỏi Đáp Là gì Xây Đựng Nhà