Bần tiện bất năng di uy vũ bất năng khuất là gì

a) Đây là câu nói của Khổng Tử Phú quý bất năng dâm, Bần tiện bất năng di, Uy vũ bất năng khuất. Tạm dịch là: Giàu sang không thể cám dỗ, Nghèo khó không thể chuyển lay, Quyền uy không thể khuất phục. - Chữ dâm ở đây được hiểu như sự ham muốn bất chính . - Chữ bất là chẳng - Chữ năng là có thể - Chữ khuất là mềm yếu , gục xuống, đầu hàng, Đó là cách ứng xử của đấng trượng phu, người quân tử thời xưa. b) Đây là câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại Lục nguyệt nhị thập tứ Thượng đáo thử sơn lai Cử đầu hồng nhật cận Đối ngạn nhất chi mai Tạm dịch là: Hai mươi tư tháng sáu Lên ngọn núi này chơi Ngẩng đầu mặt trời đỏ Bên suối một cành mai (Tố Hữu dịch)

Bài thơ này rất hay

Bần tiện bất năng di uy vũ bất năng khuất là gì
.Bác không chỉ là người yêu nước, thương dân mà Bác còn yêu cả thiên nhiên quang cảnh

Reactions: HoaHong2642005

a)"Phú quý bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất," "Phú quý bất năng dâm" nghĩa là giàu sang mà không ham muốn bất chính... Người giàu có, lắm tiền bạc, thế lực lớn, thường chẳng biết giữ phép tắc, không chịu kiểm soát hành vi của mình, hóa thành dâm loạn. "Bần tiện bất năng di" nghĩa là nghèo hèn mà không đổi. Người ta khi nghèo khó thì mất cả chí khí, chẳng từ một thủ đoạn nào, cốt sao mánh lới cho tinh khôn; đối với người giàu thì nịnh hót, kẻ nghèo thì khinh khi, làm những hành vi hạ tiện. "Uy vũ bất năng khuất" nghĩa là uy vũ không khuất phục được. Uy vũ tức là dùng thế lực. Không chịu cúi đầu tùng phục trước bất cứ một thế lực nào, một quyền lực nào, người đó là đại trượng phu. b) Lục nguyệt nhị thập tứ Thượng đáo thử sơn lai Cử đầu hồng nhật cận Đối ngạn nhất chi mai Dịch là: Hai mươi tư tháng sáu Lên ngọn núi này chơi Ngẩng đầu mặt trời đỏ Bên suối một cành mai

Nguồn:Tổng hợp

Để học tốt ngữ văn Bạn tham khảo nhé! "Phú quý bất năng dâm" là giàu nhưng mà không ham muốn điều bất chính... Người giàu thế lực lớn, thường chẳng biết giữ phép tắc, hóa thành dâm loạn. "Bần tiện bất năng di" là nghèo nhưng mà không đổi. Người ta khi nghèo khó thì bất chấp mọi hủ đoạn, làm những hành vi hạ tiện "Uy vũ bất năng khuất" là uy vũ không khuất phục được. Uy vũ tức là dùng thế lực. Không chịu cúi đầu tùng phục trước bất cứ một thế lực nào, một quyền lực nào, người đó là đại trượng phu.

Nguồn:google

Bộ 85 水 thủy [8, 11] U+6DEB
淫 dâm
yin2, yan4, yao2
  1. (Động) Ngấm, tẩm. ◎Như: tẩm dâm 浸淫 ngâm tẩm.
  2. (Động) Chìm đắm, say đắm. ◇Nguyễn Du 阮攸: Dâm thư do thắng vị hoa mang 淫書猶勝爲花忙 (Điệp tử thư trung 蝶死書中) Say đắm vào sách còn hơn đa mang vì hoa.
  3. (Động) Mê hoặc. ◇Mạnh Tử 孟子: Phú quý bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất, thử chi vị đại trượng phu 富貴不能淫, 貧賤不能移, 威武不能屈, 此之謂大丈夫 (Đằng văn công hạ 滕文公下) Giàu sang không mê hoặc được, nghèo khó không dời đổi được, sức mạnh không khuất phục được, như thế gọi là bậc đại trượng phu.
  4. (Động) Thông gian. ◎Như: gian dâm 姦淫 dâm dục bất chính.
  5. (Tính) Lớn. ◇Thi Kinh 詩經: Kí hữu dâm uy, Giáng phúc khổng di 既有淫威, 降福孔夷 (Chu tụng 周頌, Hữu khách 有客) Đã có uy quyền lớn lao, (Nên) ban cho phúc lộc rất dễ dàng.
  6. (Tính) Lạm, quá độ. ◎Như: dâm từ 淫辭 lời phóng đại thất thiệt, dâm lạm 淫濫 lời bừa bãi.
  7. (Tính) Tà, xấu, không chính đáng. ◎Như: dâm tà 淫邪 tà xấu, dâm bằng 淫朋 bạn bất chính. ◇Trần Quốc Tuấn 陳國峻: Hoặc thị dâm thanh 或嗜淫聲 (Dụ chư bì tướng hịch văn 諭諸裨將檄文) Có kẻ mê giọng nhảm.
  8. (Tính) Buông thả, tham sắc dục. ◎Như: dâm phụ 淫婦 đàn bà dâm đãng, dâm oa 淫娃 người con gái dâm đãng.
  9. (Tính) Lâu, dầm. Thông dâm 霪. ◇Tả truyện 左傳: Thiên tác dâm vũ 天作淫雨 (Trang Công thập nhất niên 莊公十一年) Trời làm mưa dầm.
  10. (Danh) Quan hệ không chánh đáng giữa nam nữ. ◎Như: mại dâm 賣淫, hành dâm 行淫.
  11. (Phó) Quá, lắm. ◎Như: dâm dụng 淫用 lạm dụng, dùng quá mức độ.

強淫 cưỡng dâm
亂淫 loạn dâm
奸淫 gian dâm
Bần tiện bất năng di uy vũ bất năng khuất là gì

Phú quý bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất.?

Chào các bạn,

Mình ko hiểu rõ lắm về nghĩa của các chữ như "năng" "dâm" "di" " uy vũ" và "khuất"

Các bạn có thể giúp mình ko ?

Thanks nhiều nhiều.

Văn hóa & Xã hội / Ngôn ngữ

Bần tiện bất năng di uy vũ bất năng khuất là gì
Ảnh Internet

Một trong những người được sùng bái nhất trong lịch sử Trung Quốc chính là Quan Vũ, hình tượng của ông đã được tiểu thuyết hóa trong Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung và sau này được khắc họa trong các dạng hình nghệ thuật như kịch, chèo, tuồng, phim ảnh…

Quan Vũ (160 – 220) là một danh tướng sống ở cuối nhà Đông Hán, thời Tam Quốc. Tên chữ của Quan Vũ là Trường Sinh, sau đổi thành Vân Trường, sinh ra và lớn lên tại Giải Lương, Hà Đông (nay là Vân Thành, tỉnh Sơn Tây). Ông là người đã góp công lớn vào việc thành lập nhà Thục Hán, với vị hoàng đế đầu tiên là Lưu Bị, là anh em kết nghĩa với Lưu Bị và Trương Phi.

Quan Vũ được đánh giá là người dũng cảm phi thường, đứng đầu toàn quân. Trong tiểu thuyết Tam Quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, Quan Vũ là người đứng đầu trong số ngũ hổ tướng của nhà Thục Hán, gồm: Quan Vũ, Trương Phi, Triệu Vân, Hoàng Trung và Mã Siêu.

Bần tiện bất năng di uy vũ bất năng khuất là gì
Tạo hình Quan Vũ của Vu Quang Vinh trong Tam Quốc (2009) Ảnh Internet

Năm đó sau khi Quan Vũ chết, cả 3 nước cùng tôn vinh ông. Tôn Quyền đem thủ cấp của Quan Vũ dâng cho Tào Tháo, Tào Tháo an táng thủ cấp Quan Vũ ở Lạc Dương bằng lễ chư hầu. Tôn Quyền an táng thân Quan Vũ ở Đương Dương bằng lễ chư hầu. Thục Hán xây mộ cho y phục Quan Vũ ở Thành Đô, tức Thành Đô Quan Vũ mộ. Vì vậy trong dân gian có bài ca về Quan Vũ: “Đầu gối Lạc Dương, thân nằm Đương Dương, hồn về làng cũ.”

Phong hiệu của các triều đại trong lịch sử cho Quan Vũ rất nhiều, từ “Tráng Mâu Hầu” do Lưu Thiện thụy phong ông đến “Trung Huệ Công”, “Nghĩa Dũng Võ An Vương” của Bắc Tống, cho đến “Thánh Đế Quân” của triều Minh và “Quan Thánh Đại Đế” triều Thanh v.v…

Không chỉ triều đình kính trọng ông mà dân gian cũng tôn kính ông, cả những người trên giang hồ cũng lễ bái ông.

Rất nhiều người không lý giải được: Chưa cần nói lịch sử 5000 năm của Trung Quốc, chỉ riêng thời kỳ Tam Quốc, võ nghệ, mưu trí của Quan Vũ đều không phải cao nhất, tại sao ông lại được mọi người sùng bái nhất? Bởi vì Quan Vũ là bậc đại trượng phu chân chính.

Mạnh Tử giảng “Đại trượng phu” có 3 tiêu chuẩn: “Phú quý bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất”, nghĩa là “Giàu sang không thể mê hoặc nổi, nghèo hèn không thể lay chuyển nổi, uy lực không thể khuất phục nổi”. Trong lịch sử, người có 2 điều kiện trong đó thì không thiếu, mà Quan Vũ lại có đủ cả 3 vẹn toàn.

Quan Vũ tự Vân Trường, người Giải Lương, Hà Đông. “Vì có kẻ ác bá cường hào ở địa phương ỷ thế ức hiếp người nên Quan Vũ giết hắn, rồi chạy nạn trên giang hồ 5, 6 năm”, sau đó tình cờ gặp Lưu Bị, Trương Phi. Ba thảo dân, vì chí hướng tương đồng nên đã Đào viên kết nghĩa, thề rằng: “Đồng tâm hiệp lực, cứu khốn phù nguy, trên báo quốc gia, dưới an bách tính.” Để thực hiện lời thề, Lưu Quan Trương kết nghĩa huynh đệ, tình như thủ túc, tay trắng dựng cơ đồ, chinh Đông phạt Tây, nếm trải hết gian nan vất vả chốn nhân gian. Đó chính là “Bần tiện bất năng di” (Nghèo hèn không lay chuyển nổi).

Bần tiện bất năng di uy vũ bất năng khuất là gì
Lưu Bị, Quan Vũ và Trương Phi ba người tâm đầu ý hợp, quen biết không lâu đã kết bái huynh đệ tại vườn đào Trương gia. Ảnh Internet

Để bảo vệ hai chị dâu, đồng thời chờ thời cơ tìm lại huynh đệ thất lạc, Quan Vũ chịu cúi mình đến ở Tào doanh. Tào Tháo vô cùng coi trọng ông, lên ngựa tặng vàng, xuống ngựa tặng bạc, 3 ngày một tiệc nhỏ, 5 ngày một tiệc lớn, phong thưởng rất nhiều, còn tặng ông rất nhiều mỹ nữ. Quan Vũ không bị động tâm, đưa mỹ nữ đến chăm sóc hai chị dâu, đem vàng bạc châu báu niêm phong lại. Tào Tháo tặng ông áo cẩm bào, ông mặc ở bên trong, bên ngoài mặc áo bào cũ Lưu Bị ban cho. 

Khi ông được biết tin tức Lưu Bị, lập tức niêm phong vàng bạc, treo ấn, qua 5 ải chém 6 tướng, vượt ngàn dặm tìm đến huynh trưởng. Cần biết rằng, ông đã giết đại tướng của Viên Thiệu là Nhan Lương, Văn Sửu, mà Lưu Bị lúc đó lại đang ở chỗ Viên Thiệu. Nhưng Quan Vũ không sợ tiền đồ gian nan nguy hiểm, vẫn hộ tống 2 chị dâu tìm đến huynh trưởng. Đây chính là “Phú quý bất năng dâm” (Giàu sang không mê hoặc nổi).

Đại tướng thuộc hạ của Đổng Trác là Hoa Hùng liên tiếp trảm liền mấy viên tướng của liên quân, khi các tướng của các chư hầu đều run sợ thì Quan Vũ vươn mình bước ra, trảm Hoa Hùng khi chén rượu vẫn còn nóng. Trong trận chiến Tương thành, Phàn thành, Quan Vũ dẫn nước nhấn chìm 7 cánh quân, bắt sống Vu Cấm, trảm Bàng Đức, uy chấn Hoa Hạ. 

Sau này vì Đông Ngô đột kích, Ngô Ngụy giáp công, Quan Vũ bại trận chạy đến Mạch thành. Sau khi bị bắt, cha con Quan Vũ khảng khái chết vì nghĩa. Đây chính là “Uy vũ bất năng khuất” (Uy lực không khuất phục nổi).

Đương nhiên, bản thân Quan Vũ cũng có khiếm khuyết, như kiêu ngạo. Chính vì ông kiêu ngạo lơ là nên mới mất Kinh Châu. Nhưng điều này không hề ảnh hưởng đến sự sùng bái của mọi người đối với ông. 

Trái lại, mọi người khi đọc đến tình tiết “Bại tẩu Mạch thành” (Thất bại chạy đến Mạch thành), đều không nén nổi nắm tay mà than thở. Mọi người hiểu ông, lượng thứ cho ông: “Người không có người hoàn thiện, vết xước không che nổi vẻ đẹp của ngọc.” Hơn nghìn năm nay, trong tim những người con Hoa Hạ, luôn là một đại trượng phu vĩ đại bằng xương bằng thịt.

Khải Minh biên tập

Nguồn: minghui