Bánh ăn dặm có tốt không

Khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm, cơ thể bé cần được bổ sung nhiều dưỡng chất từ nhiều nguồn thức ăn khác nhau. Ngoài thực đơn ăn dặm hàng ngày của bé với các món ăn dặm, cháo ăn dặm…thì mẹ cũng nên kết hợp các bữa phụ cho bé với bánh ăn dặm. Vậy bánh ăn dặm cho bé có tác dụng gì? Khi nào nên cho bé ăn bánh ăn dặm? Hãy cùng Blogmeyeucon tìm hiểu về loại sản phẩm cho bé ăn dặm này nhé.

Lợi ích của bánh ăn dặm với bé ăn dặm?

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều các sản phẩm bánh ăn dặm cho bé cho mẹ thoải mái lựa chọn. Tuy nhiên, không phải mẹ nào cũng hiểu hết được lợi ích của bánh ăn dặm cũng như biết cách lựa chọn loại bánh ăn dặm tốt, phù hợp với bé. Vừa đảm bảo an toàn cho bé, vừa bổ sung nguồn dinh dưỡng thiết yếu, vừa hỗ trợ bé phát triển cơ hàm, hỗ trợ quá trình tập nhai của bé.

Bánh ăn dặm có tốt không
Lợi ích của bánh ăn dặm với bé ăn dặm?

Lợi ích của bánh ăn dặm đối với trẻ

Ăn dặm là quá trình bé tập làm quen với những thực phẩm khác ngoài sữa mẹ. Bé bước vào giai đoạn ăn dặm, nhu cầu về dinh dưỡng của bé là cao hơn, bé cần bổ sung nhiều năng lượng hơn cho cơ thể để giúp bé tăng cân, phát triểu chiều cao và trí tuệ tốt hơn. Bởi vậy, ngoài những bữa ăn dặm chính với các món ăn dặm như cháo ăn dặm, bột ăn dặm…thì mẹ nên cho bé sử dụng các loại bánh ăn dặm.

1. Bổ sung nguồn dinh dưỡng dồi dào

Đây là một loại sản phẩm rất tiện lợi, đặc biệt phù hợp với các mẹ bận rộn không có nhiều thời gian để chế biến các món ăn vặt cho bé ăn dặm. Tuy chỉ là một món ăn vặt tuy nhiên bánh ăn dặm lại là một nguồn rất giàu dưỡng chất cần thiết cho bé như chất Đạm, Canxin và các loại vitamin thiết yếu…không kém gì các món ăn dặm chính như cháo ăn dặm…

2. Giúp bé rèn luyện kỹ năng nhai

Cho bé ăn bánh ăn dặm còn giúp bé rèn luyện khả năng cầm lắm, rèn luyện kỹ năng nhai của trẻ nhỏ. Ngoài ra, bánh ăn dặm có đặc điểm là giòn và dễ tan trong nước. Tránh được tình trạng bị nghẹn, hóc khi ăn. Đảm bảo an toàn cho bé, rất phù hợp với các bé đang ăn dặm.

3. Tạo cảm giác thích thú cho bé

Với nhiều hương vị khác nhau, giúp bé làm quen được với nhiều hương vị thực phẩm khác nhau, tạo cảm giác thích thú hơn cho bé khi ăn dặm.

Các loại bánh ăn dặm còn được sản xuất dưới dạng bánh, snack…tạo cảm giác tò mò, thích thú cho bé mỗi khi ăn dặm thay vì các món ăn dặm đã quá quen thuộc mỗi ngày với bé.

Cách lựa chọn bánh ăn dặm tốt, phù hợp với bé

1. Chọn loại bánh ăn dặm phù hợp với độ tuổi của bé

Với nhiều loại bánh ăn dặm hiện có trên thị trường. Làm thế nào để mẹ có thể chọn mua được sản chính hãng, phù hợp với bé không phải là điều đơn giản. Mẹ hãy nhớ rằng, khi chọn mua bánh ăn dặm cho bé, hãy chọn loại bánh ăn dặm phù hợp với độ tuổi của bé.

Bánh ăn dặm có tốt không
Bánh ăn dặm Nestle CERELAC Nutripuffs cho bé từ 12 tháng tuổi trở lên

Tại sao lại vậy? Các bé ở các mốc độ tuổi khác nhau sẽ có nhu cầu về dinh dưỡng là khác nhau. Để đáp ứng nhu cầu về dinh dưỡng theo độ tuổi của bé, các nhà sản xuất đã sản xuất các loại bánh ăn dặm phù hợp với độ tuổi của bé như 6 tháng, 7 tháng, 9 tháng…Do đó, nếu bé lớn hơn số tháng tuổi được in trên bao bì sản phẩm thì khi cho bé sử dụng loại bánh ăn dặm đó sẽ không thể đáp ứng được hết nhu cầu về dinh dưỡng cần thiết của bé.

Ngược lại, nếu mẹ chọn cho bé loại bánh ăn dặm vượt độ tuổi của bé thì khi cho bé ăn, bé sẽ không thể hấp thu tốt các dưỡng chất có trong bánh, thậm chí nó còn ảnh hưởng tiêu cực tới hệ tiêu hoá của bé. Do đó, mẹ cần chọn loại bánh ăn dặm phù hợp với độ tuổi của bé.

2. Chọn bánh ăn dặm dựa vào thành phần dinh dưỡng

Khi chọn bánh ăn dặm cho bé, dù có ở độ tuổi nào đi chăng nữa thì mẹ cũng cần chú ý tới thành phần dinh dưỡng của bánh. Bánh ăn dặm có thể được làm từ các nguồn nguyên liệu khác nhau, tốt nhất là từ ngũ cốc, bột mì, bột ngô, bột yến mạch và rau củ cung cấp chất xơ, an toàn tuyệt đối với trẻ nhỏ. Thành phần dinh dưỡng bổ sung cho bé trong bánh ăn dặm phải đảm bảo có Vitamin A, B, C, E, canxi, Sắt, Kẽm và Protein…cần thiết cho sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ.

Bánh ăn dặm có tốt không
Chọn bánh ăn dặm dựa vào thành phần dinh dưỡng

Cách kiểm tra: Rất đơn giản, mẹ chỉ cần kiểm tra thông tin thành phần dinh dưỡng được in trực tiếp trên bao bì sản phẩm.

3. Chọn bánh ăn dặm của các thương hiệu uy tín, các cửa hàng uy tín

Tất nhiên rồi, khi lựa chọn bất kỳ sản phẩm chăm sóc mẹ và bé nào thì mẹ cũng nên chọn sản phẩm của các thương hiệu lớn, các thương hiệu uy tín cũng như mua sản phẩm tại các cửa hàng uy tín. Mẹ sẽ nhận được các chính sách về sản phẩm tốt nhất cũng như chế độ chăm sóc khách hàng trọn đời.

Bánh ăn dặm có tốt không
Bánh ăn dặm Gerber cho bé 8 tháng

Kết luận: Khi lựa chọn bánh ăn dặm, ngoài việc quan tâm tới thương hiệu sản phẩm, địa chỉ mua bánh có uy tín không thì mẹ cũng cần lựa chọn bánh ăn dặm phù hợp với độ tuổi của bé.

Trên đây là những thông tin chia sẻ giúp mẹ hiểu hơn về bánh ăn dặm, tác dụng của bánh ăn dặm cũng như các tiêu chí chọn mua bánh ăn dặm phù hợp nhất cho bé. Mong rằng những thông tin chia sẻ này sẽ giúp ích được các mẹ trong suốt quá trình ăn dặm của bé.

Cho bé ăn bánh ăn dặm như thế nào?

3 cách cho bé ăn bánh ăn dặm Ăn trực tiếp: Mẹ có thể bẻ nhỏ miếng bánh và bón từng miếng cho bé hoặc mẹ để tự cầm ăn nhằm giúp con luyện khả năng cầm nắm. Ăn với sữa: Mẹ pha sữa công thức như bình thường và cho vài chiếc bánh vào bát (theo lượng nhu cầu ăn của ) để bánh mềm và cho bé ăn bánh trực tiếp.

Bánh ăn dặm là gì?

Bánh ăn dặm là một loại thực phẩm dinh dưỡng dành cho trẻ nhỏ, được chế biến từ các nguyên liệu như: Ngũ cốc yến mạch, bột mì, bột ngô, bột yến mạch và các loại rau xanh, củ quả,... Bánh ăn dặm có 2 loại là bánh mặn và bánh ngọt. Khi ăn, bánh nhanh chóng tan mềm ra giúp bé nhai nuốt dễ dàng mà không lo bị nghẹn và hóc.

Bé bao nhiêu tuổi ăn được bánh gạo?

Thời điểm cho bé ăn bánh ăn dặm Bước vào giai đoạn 5-6 tháng tuổi, bé bắt đầu mọc răng và cũng chính là lúc bé có thể ăn các thức ăn thô khác ngoài sữa mẹ như bột, bánh ăn dặm, rau củ… Lúc này, mẹ nên bổ sung bánh gạo nhật cho bé ăn dặm để giảm ngứa răng, tập ăn cũng như bổ sung thêm chất dinh dưỡng.

Bé 11 tháng ăn được bánh gì?

Tổng hợp 11 món bánh ăn dặm cho bé thơm ngon, bổ dưỡng.
Pancake. Pancake là một món bánh truyền thống với cách chế biến không thể đơn giản hơn! ... .
Bánh flan. ... .
Bánh dứa. ... .
Bánh lòng đỏ trứng. ... .
Bánh bí đỏ nhân phô mai. ... .
Bánh pudding xoài. ... .
Bánh quy khoai lang. ... .
Bánh muffin cà rốt chà là.