Tâm lý học đại học nhân văn

Tâm lý học nhân văn là một trong những trường phái tâm lý trong tiến trình phát triển tâm lý học hiện đại. Một số phương pháp trị liệu tâm lý thuộc về trường phái này và vẫn đang được phát triển trên toàn thế giới. Do đó, trong bài viết này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những thông tin cơ bản về trường phái tâm lý học nhân văn. 

Thế Nào Là Tâm Lý Học Nhân Văn?

Lĩnh vực tâm lý học này nổi lên trong những năm 1950 như một kết quả trước sự ra đời của phân tâm học và chủ nghĩa hành vi, những lý thuyết vốn đã thống trị tâm lý học trong nửa đầu thế kỷ.

Tâm lý học nhân văn nhấn mạnh vào việc nhìn vào tổng thể các khái niệm như ý chí tự do (free will), tự tin vào bản thân (self-efficacy) và sự tự hiện thực hóa (self-actualization). Thay vì tập trung vào các rối loạn chức năng, tâm lý nhân văn cố gắng giúp mọi người phát huy hết tiềm năng và tối đa hóa cảm nhận hạnh phúc của họ.

Tâm lý học nhân văn cũng là một trong những lĩnh vực đóng góp cho sự phát triển của tâm lý học hiện đại. Nếu bạn quan tâm về nguồn gốc của tâm lý học, hãy tham khảo bài viết phân tích tại đây.

Tác Động Của Tâm Lý Học Nhân Văn

Tâm lý học đại học nhân văn

Tâm lý học nhân văn đã có một ảnh hưởng to lớn đến quá trình phát triển tâm lý học và đóng góp những nhận thức mới về các hành vi - động cơ của con người. Nó cũng đồng thời dẫn đến sự phát triển của các kỹ thuật và cách tiếp cận mới đối với liệu pháp tâm lý.

Một số ý tưởng và khái niệm chính xuất hiện do kết quả của phong trào tâm lý học nhân văn, bao gồm những nhấn mạnh vào:

  • Liệu pháp thân chủ trọng tâm

  • Ý chí tự do

  • Một người có đầy đủ chức năng

  • Tháp nhu cầu của Maslow

  • Trải nghiệm đỉnh cao

  • Sự tự hiện thực hóa

  • Khái niệm bản thân

  • Sự quan tâm tích cực vô điều kiện

Ứng Dụng Của Tâm Lý Học Nhân Văn

Một số ứng dụng tâm lý học nhân văn có thể giúp mọi người theo đuổi sự hoàn thiện và hiện thực hóa của chính họ bao gồm:

  • Khám phá thế mạnh của chính mình

  • Phát triển tầm nhìn đối với mục tiêu của cá nhân

  • Xem xét niềm tin và giá trị của riêng cá nhân

  • Theo đuổi trải nghiệm mang lại niềm vui và phát triển kỹ năng

  • Học cách chấp nhận bản thân và những người khác

  • Tập trung tận hưởng trải nghiệm hơn là chỉ đạt được mục tiêu

  • Tiếp tục học những điều mới

  • Theo đuổi đam mê

  • Duy trì sự lạc quan

Một trong những điểm mạnh chính của tâm lý học nhân văn là nó nhấn mạnh đến vai trò của cá nhân. Trường phái tâm lý học này mang lại cho mọi người nhiều khả năng hơn trong việc kiểm soát và xác định trạng thái sức khỏe tâm thần của họ.

Ngoài ra, thay vì chỉ tập trung vào những suy nghĩ và mong muốn bên trong của chúng ta, tâm lý học nhân văn cũng ghi nhận ảnh hưởng của môi trường đối với trải nghiệm của chúng ta. Tâm lý học nhân văn còn giúp xóa bỏ kỳ thị đối với liệu pháp và giúp khám phá khả năng và tiềm năng của chính mình. 

Tham khảo:Sự kỳ thị về SKTT

Trong lĩnh vực tâm lý học, trường phái này được áp dụng với 

  • Liệu pháp nhân văn: Những liệu pháp tâm lý bắt nguồn từ các nguyên tắc của chủ nghĩa nhân văn. Chúng bao gồm liệu pháp thân chủ trọng tâm (Client-centered Therapy), liệu pháp hiện sinh (Existential therapy) và liệu pháp Gestalt.

  • Phát triển cá nhân: Bởi vì chủ nghĩa nhân văn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tự hiện thực hóa và phát huy hết tiềm năng của một người, nó có thể được sử dụng như một công cụ để khám phá bản thân và phát triển cá nhân.

  • Thay đổi xã hội: Một khía cạnh quan trọng khác của chủ nghĩa nhân văn là giúp thay đổi cộng đồng và xã hội theo hướng tích cực. Để các cá nhân khỏe mạnh và toàn diện, điều quan trọng là phải phát triển các xã hội nuôi dưỡng hạnh phúc cá nhân và cung cấp hỗ trợ xã hội.

Những Rủi Ro Tiềm Ẩn

Tâm lý học đại học nhân văn

Mặc dù tâm lý học nhân văn có nhiều ảnh hưởng đến trị liệu, giáo dục, chăm sóc sức khỏe và các lĩnh vực khác, cũng có nhiều chỉ trích về trường phái này.

Ví dụ, cách tiếp cận theo chủ nghĩa nhân văn thường bị coi là quá chủ quan. Tầm quan trọng của kinh nghiệm cá nhân gây khó khăn cho việc nghiên cứu và đo lường các hiện tượng nhân văn một cách khách quan. Làm thế nào chúng ta có thể nhận biết một cách khách quan nếu ai đó đang tự hiện thực hóa? Tất nhiên, câu trả lời là chúng ta không thể. Chúng ta chỉ có thể dựa trên đánh giá của cá nhân về kinh nghiệm của họ.

Một chỉ trích gay gắt khác là các quan sát trong trường phái tâm lý học nhân văn không thể kiểm chứng được; không có cách chính xác để đo lường hoặc định lượng những quan sát này. Điều này có thể gây khó khăn hơn trong việc thực hiện các đánh giá nghiên cứu để đo lường các khái niệm khó đo lường.

Tham Khảo: Trở thành nhà nghiên cứu tâm lý học

Kết Lại

Tâm lý học nhân văn vẫn là một trường phái lớn và đến ngày nay vẫn còn được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, trong đó có trị liệu tâm lý. Điều quan trọng là bạn cần nhận thức về vấn đề của bản thân và liên hệ với nhà trị liệu tâm lý khi cần thiết để được hỗ trợ với các liệu pháp phù hợp nhất. 

Nguồn: Verywellmind - What Is Humanistic Psychology?