Thực trạng công nghệ sinh học

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN
KHOA KINH TẾ


BÀI TIỂU LUẬN
Tên đề tài: Thực trạng áp dụng sinh học hóa
trong nông nghiệp ở Việt Nam

Sinh viên: Nguyễn Chiến Thắng
MSSV: 14410227
Lớp: Kinh tế k14A

Đắk Lắk, tháng 3 năm 2017

MỤC LỤC
Phần I: Đặt vấn đề.......................................................................................................1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài...................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu.........................................................................................1
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu chung......................................................................1
1.2.2. Mục tiêu cụ thể...........................................................................................1
Phần II: Tổng quan tài liệu nghiên cứu.....................................................................2
2.1. Cơ sở lý luận......................................................................................................2
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến đối tượng nghiên cứu.............2
2.1.3 Vai trò của sinh học hóa trong nông nghiệp.............................................3
2.2 Cơ sở thực tiễn...................................................................................................4
2.2.1 Ứng dụng sinh hóa trong nông nghiệp trên thế giới................................4
2.2.2 Ứng dụng sinh hóa trong nông nghiệp ở Việt Nam.................................5
Phần III. Nội dung và phạm vi nghiên cứu...............................................................6
3.1 Đối tượng nghiên cứu........................................................................................6

3.2 Phạm vi đề tài....................................................................................................6
3.3 Nội dung nghiêp cứu.........................................................................................6
3.4 Đặc điểm chung của Việt Nam.........................................................................6
3.4.1 Vị trí địa lý..................................................................................................6
3.4.2 Đặc điểm địa hình.......................................................................................6
3.4.3 Đặc điểm khí hậu........................................................................................7
3.4.4 Đặc điểm kinh tế và xã hội.........................................................................7
Phần IV: Kết quả và thảo luận...................................................................................7
4.1 Thực trạng áp dụng sinh hóa vào sản xuất nông lâm nghiệp ở Việt Nam. . .7

4.2 Nguyên nhân......................................................................................................9
4.3 Định hướng và giải pháp...................................................................................9
4.3.1 Định hướng..................................................................................................9
4.3.2 Giải pháp...................................................................................................11
Phần V : Kết luận......................................................................................................11

Phần I: Đặt vấn đề
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Trải qua lịch sử 70 năm hình thành và phát triển, nông nghiệp, nông dân, nông
thôn luôn là vấn đề được Đảng, Nhà nước và Chính phủ quan tâm và coi trọng. Sự
phát triển của nông nghiêp, nông dân, nông thôn luôn gắn liền với lịch sử hình thành
và phát triển dất nước từ thời kháng chiến cứu quốc đến giai đoạn thống nhất dất
nước và đến giai đoạn đổi mới. Hiện nay toàn bộ nền kinh tế đã chuyển vào giai đoạn
đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa, tài nguyên đang dần cạn kiệt, quá trình biến đổi khí hậu
diễn ra ngày càng phức tạp, hội nhập kinh tế đi vào giai đoạn sâu rộng mang theo
nhiều thách thức và cơ hội mới, cạnh tranh thị trường trở nên quyết liệt, khoa họccông nghệ phát triển mạnh, các biến động chính trị kinh tế trên thế giới trở nên khó
lường. Chính vì vây, mô hình tăng trưởng theo chiều rộng dựa vào khai thác tài
nguyên và hướng vào thị trường dễ tính giá rẻ đã không còn phù hợp. Toàn nền kinh

tế và lĩnh vực nông nghiệp chỉ có thể tiếp tục tăng trưởng ổn định nếu chuyển nhanh
sang định hướng phát triển theo chiều sâu, tập trung vào hiệu quả, chất lượng, giá trị
và vững bền. Đây là lúc tập trung thực hiện chương trình “Tái cơ cấu nông nghiệp,
xây dựng nông thôn mới” với các nội dung chính về phát triển khoa học công nghệ,
đổi mới thể chế, phát triển thị trường, nâng cao đời sống, thu nhập của người nông
dân… Để làm tốt được việc này cần có sự tham gia của mọi ngành, mọi cấp và toàn
xã hội vào chương trình tái cơ cấu nông nghiệp. Trong đó công nghệ sinh học cũng
đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng phát triển nông nghiệp theo chiều sâu.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu chung
Mục tiêu chung của đề tài là nghiên cứu, đánh giá thực trạng áp dụng công
nghệ sinh học vào nông lâm nghiệp ở Việt Nam, nhằm đề ra một số giải pháp để thúc
đẩy quá trình áp dụng công nghệ sinh học vào nông lâm nghêp ở Việt Nam trong thời
gian tới.

1

1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về áp dụng công nghệ sinh học trong
sản xuất nông lâm nghiệp.
- Đánh giá đúng đắn thực trạng tình hình về áp dụng công nghệ sinh học ở Việt Nam.
- Phân tích 1 số yếu tố ảnh hưởng đến áp dung công nghệ sinh học trong sản xuất
nông lâm nghiệp ở Việt Nam.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường việc áp dụng công nghệ sinh học vào
sản xuất nông lâm nghiệp ở Việt Nam trong thời gian tới.

Phần II: Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến đối tượng

nghiên cứu
Sinh học hoá nông nghiệp là quá trình nghiên cứu và áp dụng được những
thành tựu về khoa học sinh vật và khoa học sinh thái vào nông nghiệp nhằm nâng cao
năng suất, chất lượng các sản phẩm nông nghiệp và bảo vệ môi trường sinh thái. Nói
cách khác, sinh học hoá nông nghiệp là quá trình tiến bộ khoa học công nghệ liên
quan đến các tư liệu sản xuất sinh vật của nông nghiệp bao gồm tập đoàn các loài
động vật, thực vật, vi sinh vật sử dụng trong nông nghiệp; mối quan hệ tương tác giữa
chúng với nhau và với môi trường sinh thái trên từng vùng và toàn bộ lãnh thổ nông
nghiệp cả nước.
Theo khái niệm như trên thì sinh học hoá không chỉ bao hàm nội dung liên
quan đến công tác giống cây trồng vật nuôi, mặc dù đây là nội dung quan trọng nhất.
Sinh học hoá nông nghiệp là một quá trình bao gồm những nội dung rộng lớn
sau đây:
- Điều tra cơ bản một cách toàn diện và có trọng điểm các điều kiện thiên nhiên và
các nguồn tài nguyên phong phú về thực vật, động vật và vi sinh vật ở nước ta.
- Nghiên cứu, phát hiện và nắm vững hệ thống các qui luật phát sinh và phát triển của
các cá thể và quần thể động thực vật, vi sinh vật trên từng vùng sinh thái.

2

- Nghiên cứu, phát hiện và nắm vững các qui luật về mối quan hệ giữa các quần thể
sinh vật với nhau và với điều kiện tự nhiên, thời tiết, khí hậu ... trên các tiểu vùng, các
vùng và trên cả nước.
- Nghiên cứu và đề ra được phương hướng đúng đắn để khai thác, bảo vệ và sử dụng
ngày càng tốt hơn, bảo đảm tái sinh không ngừng các nguồn tài nguyên sinh vật của
đất nước. Nhập nội một số giống cây con phù hợp từ nước ngoài để bổ sung vào quĩ
gen hiện có hoặc làm phong phú quỹ gen bằng con đường lai tạo. Xây dựng các tập
đoàn cây trồng vật nuôi có năng suất sinh học cao và cho sản phẩm chất lượng tốt ổn
định cùng với qui trình kỹ thuật cần thiết cho mỗi cây con phù hợp với từng vùng

sinh thái nông lâm ngư nghiệp.
- Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sinh học một cách hiệu quả.
Ngày nay, công nghệ sinh học là một mũi nhọn của tiến bộ khoa học công nghệ
2.1.3 Vai trò của sinh học hóa trong nông nghiệp
Công nghệ sinh học là một tập hơp các ngành khoa học và công nghệ nhằm tạo
ra các quy trình công nghệ khai thác ở quy mô công nghiệp, để sản xuất các sản phẩm
có giá trị phục vụ đừoi sống, phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường. Hiện
nay, công nghệ sinh học thường được thể hiện thông qua công nghệ vi sinh, công
nghệ tế bào mô, công nghệ enzyme và kỹ thuật di truyền.
Trong nông nghệp, ứng dụng của công nghệ sinh học tập trung vào những lĩnh
vực chính như: Chuyển đổi gen mang những tính trạng tốt vào giống cây trồng mà
phương pháp chọn giống truyền thống không tạo ra được, tạo giống dồng hợp tử
trong chọn giống cây trồng, phân tích đa dạng di truyền, tạo ra những chế phẩm sinh
học trong bảo vệ cây trông vật nuôi, công nghệ chế biến nông sản nhờ vi sinh vật và
enzyme, xử lý môi trường thông qua công nghệ phân hủy rác thải và chất ô nhiễm.
Trước những thách thức về tăng dân số toàn cầu và xu thế giảm tăng trưởng
sản lượng lương thực do nạn phá rừng, xói mòn, môi trường khí hậu thay đổi, thiếu
đất canh tác do công nghệp và đô thị hóa… việc phát triển công nghệ sinh học là lựa
chọn số một của nhiều quốc gia trên thế giới.
Nguồn nước phục vụ cho nông nghiệp chiếm 70% nguồn nước phục vụ dân
sinh của toàn thế giới. Nhưng theo dự báo của Liên Hợp Quốc, nhiệt độ trái đất đang
nóng lên có khả năng làm mất 1/3 nguồn nước đang sử dụng của thế giới trong 20
3

năm tới. Còn ở Việt Nam, mức đảm bảo nước cho một người dân bình quân hằng
năm đã giảm từ 12.800m3/người vào năm 1990 xuống còn 10.900m3/người vào năm
2000 và có khả năng chỉ còn khoảng 8.500m3/người vào năm 2020. Công gnhệ sinh
học đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển giống cây trồng thích nghi với
điều kiện khô hạn và kỹ thuật canh tác tưới nước tiết kiệm.

Diện tích đất nông nghiệp trên thế giới ngày càng giảm với diện tích cây trông
trên đầu người là 0.45 ha năm 1966, 0.25 ha năm 1998 và dự báo đến năm 2050 còn
0.15 ha. ở Việt Nam, diện tích dất nông nghiệp có khoảng 9 triệu ha trong đó diện
tích đất nông nghiệp bình quân đầu người là 0.1 ha nhưng đang có xu hướng giảm
dần. Ước tính đến năm 2020, dân số Việt Nam có khoảng 100 triệu người và để đáp
ứng nhu cầu cho dân số như vậy, sản lượng ngũ cốc phải đạt 50 triệu tấn/năm. Đây là
một thách thức lớn đòi hỏi nghành nông nghiệp trên thế giới cũng như ở Việt Nam
phải áp dụng nhiều giải pháp đồng bộ, trong đó công nghệ sinh học là một ưu tiên
hằng đầu.
2.2 Cơ sở thực tiễn
2.2.1 Ứng dụng sinh hóa trong nông nghiệp trên thế giới
Hiện nay, có 23 quốc gia trên thế giới canh tác cây trông CNSH. Những giống
cây trồng mới có nguồn gốc từ công nghệ sinh học đang được sử dụng ở các nước
đang phát triển như Argentina, Nam Phi, Trung Quốc, Philipin và Ấn Độ. Nguyên
nhân khiến công nghệ sinh học có sức hút đến như vậy ở những nước này chính là do
những lợi ích trực tiếp mà những giống cây trồng trên mang lại cho người trồng trọt ở
các nước đang phát triển.
Ví dụ: Như ở Trung Quốc, nơi mà những người nông dân sản xuất nhỏ trồng
những giống bông có khả năng chống sâu bệnh nhờ sử dụng công nghệ sinh học,
những giống cây này cần dùng ít thuốc trừ sâu hơn, điều này không chỉ giúp giảm chi
phí sản xuất mà còn giảm đáng kể việc tiếp xúc với các hóa chất độc hại. Do đó,
người nông dân sẽ khoẻ mạnh hơn và thu nhập của họ tăng lên, cho phép họ mua
những loại lương thực có chất lượng tốt hơn cho gia đình hoặc giúp họ có đủ tiền cho
con cái học hành chứ không phải buộc chúng làm việc trên cánh đồng. Khi được nhân
4

rộng ra toàn bộ dân số của một quốc gia mà hiện nông dân vẫn chiếm tỉ lệ cao nhất,
những kết quả như vậy tạo cơ hội cho sự phát triển thịnh vượng.
Đã có nhiều kỹ thuật CNSH được áp dụng trong chăn nuôi ở cả các nước đã

phát triển và đang phát triển. Tuy nhiên, những kỹ thuật CNSH chủ yếu đã được áp
dụng thành công ở các nước đang phát triển là: công nghệ di truyền, công nghệ sinh
sản bao gồm cấy truyền phôi và các kỹ thuật liên quan, công nghệ vắc xin và kỹ thuật
chẩn đoán bệnh, công nghệ thức ăn chăn nuôi để cải thiện tính khả dụng của nguồn
thức ăn chăn nuôi.
VD: các nhà khoa học Mỹ và Canada đang thử nghiệm các thẻ sinh học phát quang
(llluminar Bovine SNP50 BeadChip) là một miếng kính mỏng có chứa hàng ngàn
marker DNA được gọi là những trạng thái khác nhau của nucleotide đơn hay SNPs
(single nucleotide polymorphisms), chúng được sử dụng để tìm sự tương quan giữa
DNA marker và các tính trạng. BeadChip đã được nghiên cứu để ứng dụng trên cả bò
sữa và bò thịt, nó đang được thử nghiệm ở 23 nơi khác nhau thuộc 11 quốc gia.
2.2.2 Ứng dụng sinh hóa trong nông nghiệp ở Việt Nam
Từ lâu, người nông dân Việt Nam đã có tập quán ủ và sử dụng phân hữu cơ từ
phân gia súc, cỏ rác, lá xanh… Đó là phương thức canh tác văn minh, tiền thân của
việc ứng dụng CNSH phục vụ nông ngiệp
Vào những năm 70 của thế kỷ XX, hàng loạt giống lúa mới ngắn ngày có năng
suất cao được tạo ra nằng CNSH đã được đưa vào sản xuất. Những giống lúa này đã
làm chuyển được vụ lúa chiêm dài ngày, ổn định, góp phần tăng sản lượng lên nhanh
chóng.
Từ năm 1983, Việt Nam đã ứng dụng thành công quy trình mới về đông lạnh tế
bào và phôi động vật; tạo ra bê từ phôi thụ tinh trong ống nghiệm; phân lập được tế
bào gốc từ phôi và sử dụng tế bào gốc trong nhân bản vô tính vào năm 2004.
CNSH Việt Nam đã đạt được một số thành công nhất định, trong các lĩnh vực
nghiên cứu: Gen, tê bào - mô phôi, enzim – protein, vi sinh. Các nhà khoa học đã tạo
ra các giống cây trồng nhờ áp dụng công nghệ tế bào – mô phôi. Hàng loạt các dòng
thuần ở lúa, ngô được tạo ra bằng kỹ thuật đơn bội nuôi cấy bao phấn và noãn.
5

Trong chăn nuôi, phương pháp truyền thống nhân tạ được áp dụng rộng rãi.

Tiwd việc thực hiện “ lai kinh tế ” đến nay, ngành chăn nuôi đã chuyễn sang hướng
lai cải tạo giống, thực hiện nạc hóa đàn heo và sinh hóa đàn bò. Với phương pháp thụ
tinh bằng viên tính đông khô, đã có được hàng loạt gia súc thích hợp với khí hậu và
điều kiện chăn nuôi ở nước ta.

Phần III. Nội dung và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu về thực trang áp dung sinh hóa trong nông nghệp trên
lãnh thổ Việt Nam. Chủ yếu là các khu sản xuất nông nghiệp tập trung có trung tâm
nghiên cứu về sinh hóa.
3.2 Phạm vi đề tài
- Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu các hộ ứng dụng sinh hóa vào sản xuất nông
lâm nghiệp ở Việt Nam.
- Phạm vi nội dung: nghiên cứu thực trạng ứng dụng sinh hóa vào sản xuất nông lâm
nghiệp ở Việt Nam.
3.3 Nội dung nghiêp cứu
Thực trang áp dung sinh hóa vào sản xuất nông lâm nghiệp ở
Việt Nam.
3.4 Đặc điểm chung của Việt Nam
3.4.1 Vị trí địa lý
Việt Nam là một quốc gia nằm ở cực đông nam bán đảo Đông Dương. Biên
giới Việt Nam giáp với vịnh Thái Lan ở phía nam, vịnh Bắc Bộ và biển Đông ở phía
đông,Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa ở phía bắc, Lào và Campuchia phía tây. Hình
thể nước Việt Nam có hình chữ S, khoảng cách từ bắc tới nam (theo đường chim bay)
là 1.648 km và vị trí hẹp nhất theo chiều đông sang tây là 50 km. Đường bờ biển dài
3.260 km không kể các đảo. Ngoài vùng nội thuỷ, Việt Nam tuyên bố 12 hải lý lãnh
hải, thêm 12 hải lý vùng tiếp giáp lãnh hải, 200 hải lý vùng đặc quyền kinh tế và cuối
cùng là thềm lục địa. Diện tích vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và
quyền tài phán của Việt Nam chiếm diện tích khoảng 1.000.000 km² biển Đông.
6

3.4.2 Đặc điểm địa hình
- Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp
+ Đồi núi chiếm tới ¾ diện tích lãnh thổ, đồng bằng chỉ chiếm ¼ diện tích.
+ Tính trên phạm vi cả nước, địa hình đồng bằng và đồi núi thấp (dưới 1000m) chiếm
tới 85% diện tích. Địa hình núi cao (trên 2000m) chỉ chiếm 1% diện tích cả nước.
- Cấu trúc địa hình khá đa dạng.
+ Địa hình nước ta có cấu trúc được vận động Tân kiến tạo làm trẻ lại, tạo nên sự
phân bậc rõ nét theo độ cao, thấp dân từ tây bắc xuống đông nam và phân hóa đa
dạng.
+ Cấu trúc địa hình gồm 2 hướng chính:
Hướng tây bắc-đông nam thể hiện rõ rệt từ hữu ngạn sông Hồng đến dãy Bạch Mã.
Hướng vòng cung thể hiện ở vùng núi Đông Bắc và khu vực Nam Trung Bộ (Trường
Sơn Nam).
- Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa.
+ Xâm thực mạnh ở vùng đồi núi.
+ Bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu sông.
3.4.3 Đặc điểm khí hậu
- Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa
- Tính chất đa dạng và thất thường
3.4.4 Đặc điểm kinh tế và xã hội
Ở nước ta sau 20 năm đổi mới đã đạt được nhiều thành tựu và
cũng có rất nhiều lợi thế trong phát triển kinh tế xã hội. Bên cạnh
đó cũng có nhiều điểm yếu kém khi gia nhập thương mại quốc tế và
các tổ chức lớn khác trên thế giới và các nước Đông Nam Á. Cơ cấu
kinh tế của nước ta vẫn tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng tỷ
trọng khu vực công nghiệp, xây dựng, dịch vụ. Về phía xã hội đa số
đời sống dân cư nhìn chung ổn định, đời sống cán bộ viên chức và
người hưởng lương đã được cải thiện đáng kể nhờ tăng lương theo

các nghị định của chính phủ. Tỷ lệ hộ nghèo của cả nước liên tục
7

giảm. Bên cạnh đó thì các vẫn đề tệ nạn xã hội ngày càng tăng đây
là mặt chưa khắc phục được của nhà nước.

Phần IV: Kết quả và thảo luận
4.1 Thực trạng áp dụng sinh hóa vào sản xuất nông lâm
nghiệp ở Việt Nam
Với những thành tựu KH&CN vượt bậc của nhân loại, từ cuối thế kỷ 20, công
nghệ sinh học (CNSH) từ một ngành khoa học đã trở thành một ngành kinh tế - kỹ
thuật công nghệ cao của nhiều quốc gia công nghiệp trên thế giới. Đối với nước ta,
một nước nhiệt đới đi lên từ nông nghiệp, CNSH có vai trò đặc biệt quan trọng trong
sự CNH, HĐH, là một yếu tố quan trọng góp phần bảo đảm an ninh lương thực,
chuyển đổi cơ cấu và phát triển bền vững kinh tế công nghiệp, nông thôn; cung cấp
những sản phẩm cơ bản và thiết yếu cho chăm sóc sức khoẻ cộng đồng; bảo vệ môi
trường sống và phục vụ phát triển công nghiệp sinh học. Trong những năm qua,
CNSH nước ta đã có những tiến bộ nhanh chóng. Nhận thức về vai trò, vị trí và tầm
quan trọng của CNSH của các cấp, các ngành và nhân dân đã được nâng lên một
bước. Việc xây dựng cơ sở vật chất và đào tạo nguồn nhân lực cho CNSH đã được
quan tâm đầu tư. Trình độ R&D công nghệ đã được nâng cao rõ rệt. Việc ứng dụng
CNSH truyền thống trong sản xuất đã trở nên phổ biến, góp phần nâng cao chất
lượng và sức cạnh tranh của nông - lâm - thuỷ sản; sản xuất vắc-xin và một số chế
phẩm phục vụ bảo vệ sức khoẻ nhân dân và tạo công ăn việc làm cho người lao động
Ngành sinh học nước ta đến nay đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng góp
phần phát triển nông nghiệp, đó là:
Trong trồng trọt, nghiên cứu đặc điểm quang hợp của cây lúa, quang hợp và
dinh dưỡng ruộng lúa năng suất cao làm cơ sở cho các biện pháp thâm canh. Đã đưa
vào sản xuất công nghệ quang hợp trồng tảo giầu dinh dưỡng để thu sinh khối làm

nguồn dinh dưỡng và dược liệu quí. Nghiên cứu quan hệ cộng sinh giữa vi khuẩn
Azolla - Anabaens azolla cũng như những vi khuẩn Rhizobium và cây đậu tương, sử
dụng các chất điều hoà sinh trưởng, các nguyên tố khoáng vi lượng làm tăng năng
suất cây trồng trong nông lâm nghiệp. Nghiên cứu thành công các kỹ thuật di truyền
8

như lai tạo, đột biến, đa bội thể tạo ra nhiều giống lúa, ngô, đậu, đỗ, dâu ... được ứng
dụng vào sản xuất.
Trong chăn nuôi, đã thành công trong việc ghép hợp tử và tạo ra bò giống con
chất lượng cao. Ngoài ra còn một số thành công trong việc tạo ra các giống lai khác
như lợn, gia cầm...
Trong lĩnh vực vi sinh vật, đã tuyển chọn và xây dựng các sưu tập vi sinh vật
có ích, nghiên cứu và áp dụng có kết quả công nghệ vi sinh phục vụ sản xuất và đời
sống như thuốc trừ sâu vi sinh vật, phân vi sinh vật cố định đạm cho cây họ đậu, hóc
môn thực vật sản xuất bằng công nghệ vi sinh, kháng sinh thô, a xít a min v.v...
Trong công nghệ thực phẩm, nhiều kỹ thuật và qui trình công nghệ sinh học
được nghiên cứu và áp dụng như sản xuất nước chấm, nước giải khát lên men, rượu
vang v.v...
Nhờ những thành tựu chủ yếu trên của ngành sinh học đã góp phần đáng kể
vào việc thực hiện chương trình phát triển nông nghiệp, chương trình lương thực thực
phẩm ở nước ta trong những năm qua.
Tuy nhiên, CNSH hiện đại của nước ta vẫn đang ở tình trạng lạc hậu so với một
số nước trong khu vực và nhiều nước lên thế giới, chưa đáp ứng được nhu cầu ngày
càng tăng của phát triển KT-XH, bảo vệ môi trường và nâng cao mức sống của nhân
dân. Công nghiệp sinh học chậm phát triển, chưa tạo ra được các sản phẩm chủ lực
cho nền kinh tế quốc dân.
4.2 Nguyên nhân
Nhận thức chưa đầy đủ của các cấp uỷ Đảng, các Bộ, ngành, địa phương và
toàn xã hội về vai trò, vị trí quan trọng của CNSH đối với nước ta.

Việc cụ thể hóa và tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách, nghị quyết
của Đảng và Nhà nước về phát triển CNSH còn chậm và chưa triệt để; chưa có kế
hoạch tổng thể phát triển CNSH và công nghiệp sinh học; chưa tạo được sự phối hợp
đồng bộ giữa các bộ, ngành, địa phương và chưa có chính sách khuyến khích, thu hút
các nguồn lực trong nước và ngoài nước để đầu tư phát triển CNSH, nhất là công
nghiệp sinh học.
9

4.3 Định hướng và giải pháp
4.3.1 Định hướng
a) Cây trồng nông nghiệp:
Nghiên cứu cơ bản về công nghệ gen và công nghệ tế bào như: lập bản đồ gen,
hệ gen, tách chiết gen, nghiên cứu sự biểu hiện tính trạng của gen biến nạp nhờ các
các công nghệ chuyển gen khác nhau để tạo cơ sở khoa học cho công tác chọn tạo
giống cây trồng biến đổi gen; nghiên cứu quy luật hình thành và phát sinh mô sẹo
phôi hoá và phôi vô tính ở một số cây kinh tế quan trọng.
Nghiên cứu ứng dụng nhằm tạo được một số giống cây trồng mới bằng công
nghệ gen (công nghệ chuyển gen và phương pháp chỉ thị phân tử) với các đặc tính
nông, sinh học ưu việt như: có năng suất, chất lượng tốt; sức kháng sâu, bệnh và sức
chống chịu cao trước các điều kiện bất lợi của môi trường.
Triển khai và phát triển công nghiệp vi nhân giống trên quy mô toàn quốc để
sản xuất thử sản phẩm và sản xuất ở quy mô công nghiệp các sản phẩm, hàng hoá chủ
lực, đáp ứng tốt nhu cầu về giống cây trồng chất lượng cao, sạch bệnh.
Nghiên cứu ứng dụng để sản xuất KIT chẩn đoán một số bệnh của cây trồng.
Xác lập "dấu tay di truyền" (finger printing) cho các giống cây đặc sản bản địa
của Việt Nam để làm cơ sở cho việc bảo tồn quỹ gen quý hiếm, bảo hộ giống, xây
dựng thương hiệu; đánh giá đa dạng di truyền của hệ cây trồng ở Việt Nam.
b) Cây lâm nghiệp:
Nghiên cứu ứng dụng, tạo được một số giống cây lâm nghiệp mới bằng công

nghệ gen (công nghệ chuyển gen và phương pháp chỉ thị phân tử) với đặc tính lâm,
sinh học ưu việt như: có năng suất, chất lượng tốt; sức kháng sâu hại thân, hại lá và
sức chống chịu cao trước các điều kiện bất lợi của môi trường. Tạo được 2 - 4 dòng
keo và bạch đàn ngắn ngày, sinh trưởng nhanh, có chất lượng gỗ tốt và hàm lượng
lignin thấp. Xây dựng thư viện axít deoxyribonucleic (ADN) cho một số loại cây lâm
nghiệp và cây bản địa.
Ứng dụng công nghệ tế bào trong chọn tạo và nhân giống cây lâm nghiệp. Tạo
được 2-3 giống keo và tràm đa bội thể, sinh trưởng nhanh, có chất lượng gỗ tốt và sức
chống chịu sâu, bệnh cao
10

Nghiên cứu ứng dụng công nghệ vi sinh để sản xuất các chế phẩm bảo vệ thực
vật, phân vi sinh phục vụ chăm sóc và bảo vệ cây trồng lâm nghiệp.
c) Vật nuôi:
Nghiên cứu ứng dụng công nghệ gen (công nghệ chuyển gen và phương pháp
chỉ thị phân tử) để tạo ra một số giống vật nuôi (gia cầm, lợn, bò) mới: ở mỗi loài tạo
được 1 - 2 dòng có năng suất, chất lượng tốt, sức chống chịu và kháng bệnh cao trước
các điều kiện bất lợi của môi trường.
Nghiên cứu cải tiến và ứng dụng các công nghệ tế bào động vật tiên tiến để
nâng cao hiệu quả sinh sản của vật nuôi phục vụ tốt cho công tác lưu giữ, bảo quản,
bảo tồn các tế bào sinh dục và đánh giá chất lượng vật nuôi; ứng dụng phương pháp
cắt phôi và cải tiến phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm phục vụ lĩnh vực sinh sản
động vật. Ứng dụng rộng rãi các công nghệ tinh, phôi đông lạnh trong việc lưu giữ,
bảo quản và bảo tồn lâu dài quỹ gen bản địa, quý hiếm ở vật nuôi. Ứng dụng công
nghệ gen để xác định giới tính phôi bò ở 7 ngày tuổi.
4.3.2 Giải pháp
Đẩy mạnh việc triển khai và thực hiện có hiệu quả các đề tài nghiên cứu, dự án
sản xuất, khuyến khích chuyển giao công nghệ, tạo lập thị trường thuận lợi, thúc đẩy
mạnh mẽ việc hình thành và phát triển ngành công nghiệp sinh học nông nghiệp

Vốn để thực hiện Chương trình; tăng cường và đa dạng các nguồn vốn đầu tư
để phát triển công nghệ sinh học nông nghiệp
Đẩy mạnh việc xây dựng cơ sở, vật chất kỹ thuật và đào tạo nguồn nhân lực
cho công nghệ sinh học nông nghiệp
Hoàn thiện cơ chế, chính sách, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật để thúc
đẩy phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học nông nghiệp
Tăng cường hợp tác quốc tế; đẩy mạnh công tác tuyên truyền để nâng cao nhận
thức cho các cấp, các ngành và mọi người dân về vai trò quan trọng của công nghệ
sinh học nông nghiệp

11

Phần V : Kết luận
CNSH là một lĩnh vực công nghệ cao dựa trên nền tảng của sinh học, kết hợp
với các quy trình và thiết bị kỹ thuật để sản xuất các sản phẩm, dịch vụ phục vụ sự
phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa
như hiện nay, để đưa đất nước đi lên thì việc tập trung vào phát triển nông nghiệp
đóng góp một phần rất quan trọng. Điều kiện khí hậu thay đổi, diện tích đất canh tác
ngày càng thu hẹp thì việc tăng năng suất và tạo ra các giống cây trồng, giống vật
nuôi để thích nghi với các điều kiện trên là việc cần đáng quan tâm. Vì vậy nhà nước
ta cần đưa ra những chính sách và biện pháp thích hợp để đẩy mạnh việc áp dụng
CNSH vào trong sản xuất nông lâm nghiệp để có thể tạo ra các sản phẩm mới có
năng suất, chất lượng cao có khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới.

12