Bao nhiêu tuổi được kết hôn nam 2022?

Độ tuổi kết hôn theo quy định của luật hôn nhân gia đình là bao nhiêu tuổi? Nam bao nhiêu tuổi được kết hôn? Tuổi kết hôn của nữ là bao nhiêu? Đây là các câu hỏi thường xuyên được trả lời bởi tổng đài tư vấn pháp luật của AZLAW. Trong bài viết này chuyên viên của AZLAW sẽ làm rõ về quy định độ tuổi kết hôn theo pháp luật Việt Nam

Đầu tiên, về khái niệm kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của luật hôn nhân gia đình và các điều kiện về kết hôn. Một trong các điều kiện về kết hôn đó chính là độ tuổi đăng ký kết hôn. Độ tuổi kết hôn được quy định tại điểm a khoản 1 điều 8 luật hôn nhân gia đình 2014

Điều 8. Điều kiện kết hôn
1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;

Luật hôn nhân gia đình 2014 có hiệu lực từ ngày 1/1/2015 và vẫn được áp dụng cho tới hiện nay. Theo quy định trên thì điều kiện kết hôn đối với nam giới phải đủ 20 tuổi mới được phép lấy vợ và nữ giới phải đủ 18 tuổi mới được phép lấy chồng

Đủ 18 tuổi và đủ 20 tuổi được xác định như thế nào?

Theo khoản 1 điều 2 thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP quy định:

Điều 2. Căn cứ hủy việc kết hôn trái pháp luật
Khi giải quyết yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật, Tòa án phải căn cứ vào điều kiện kết hôn quy định tại Điều 8 của Luật hôn nhân và gia đình để xem xét, quyết định xử lý việc kết hôn trái pháp luật và lưu ý một số điểm như sau:
1. “Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên” quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 của Luật hôn nhân và gia đình là trường hợp nam đã đủ hai mươi tuổi, nữ đã đủ mười tám tuổi trở lên và được xác định theo ngày, tháng, năm sinh.
Trường hợp không xác định được ngày sinh, tháng sinh thì thực hiện như sau:
a) Nếu xác định được năm sinh nhưng không xác định được tháng sinh thì tháng sinh được xác định là tháng một của năm sinh;
b) Nếu xác định được năm sinh, tháng sinh nhưng không xác định được ngày sinh thì ngày sinh được xác định là ngày mùng một của tháng sinh.
Ví dụ: Chị B sinh ngày 10-01-1997, đến ngày 08-01-2015 chị B đăng ký kết hôn với anh A tại Ủy ban nhân dân xã X. Tại thời điểm đăng ký kết hôn chị B chưa đủ 18 tuổi (ngày chị B đủ 18 tuổi là ngày 10-01-2015), như vậy, theo quy định tại khoản 1 Điều 9 của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 thì chị B đã đủ tuổi kết hôn, tuy nhiên vì ngày chị B đăng ký kết hôn Luật hôn nhân và gia đình đã có hiệu lực (ngày 01-01-2015) nên chị B đã vi phạm điều kiện về tuổi kết hôn quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 của Luật hôn nhân và gia đình.

Tuổi kết hôn đối với nam, sinh ngày 15/05/1995. Đến ngày 01/03/2015, trường hợp này chưa đủ 20 tuổi. Phải đến ngày 16/05/2015 mới đủ tuổi đăng ký kết hôn đây được gọi là đủ 20 tuổi.
Tuổi kết hôn đối với nữ, sinh ngày 20/10/1997. Đến ngày 19/10/2015, trường hợp này chưa đủ 18 tuổi và phải đến ngày 21/10/2015 thì mới đủ tuổi đăng ký kết hôn.

Lưu ý: Cần phân biệt rõ khái niệm “từ X tuổi” và “từ đủ X tuổi”. Ví dụ trẻ sơ sinh mới sinh ra thì có thể coi là từ 1 tuổi, còn từ đủ 1 tuổi thì phải sau 1 năm kể từ ngày sinh thì mới được coi là đủ 1 tuổi.

Xem thêm: Xin giấy xác nhận tình trạng hôn nhân

Việc quy định về độ tuổi kết hôn dựa trên căn cứ về tâm sinh lý về sinh học để đưa ra các quy định pháp luật nhằm mục đích đảm bảo đầy đủ sức khỏe và hiểu biết cho cả người vợ và người chồng khi kết hôn. So với các quy định của luật hôn nhân gia đình trước đây (Luật hôn nhân gia đình 2000) chỉ quy định nam từ 20 tuổi, nữ từ 18 tuổi thì luật hôn nhân gia đình 2014 hiện nay đã áp dụng thêm 1 năm về điều kiện kết hôn so với luật cũ.

Bao nhiêu tuổi được kết hôn nam 2022?
Độ tuổi được phép kết hôn tại Việt Nam

Xem thêm: Thủ tục đăng ký kết hôn tại UBND xã, phường

Khi cả nam và nữ đều đủ tuổi kết hôn mà muốn kết hôn hợp pháp sẽ phải làm giấy đăng ký kết hôn để được cấp giấy chứng nhận đăng ký kết hôn. Việc đăng ký kết hôn có thể thực hiện tại UBND xã, phường nơi vợ hoặc chồng thường trú hoặc tạm trú. Tùy vào nơi đăng ký kết hôn mà một trong hai bên hoặc cả hai bên sẽ phải xin giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, bên còn lại sẽ làm tờ khai đăng ký kết hôn.

Xử phạt về tuổi kết hôn

Phạt hành chính khi kết hôn chưa đủ tuổi: Mức phạt theo quy định tại điều 58 nghị định 82/2020/NĐ-CP

Điều 58. Hành vi tảo hôn, tổ chức tảo hôn
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức lấy vợ, lấy chồng cho người chưa đủ tuổi kết hôn.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi duy trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật với người chưa đủ tuổi kết hôn mặc dù đã có bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án.

Xử lý hình sự khi kết hôn chưa đủ tuổi: Theo quy định về tổ chức tạo hôn tại bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017)

Lấy chồng nam bao nhiêu tuổi?

Theo quy định pháp luật hiện nay, nam, nữ kết hôn với nhau phải đáp ứng được điều kiện về độ tuổi như sau: nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên. Cách tính tuổi “đủ 20 tuổi” hay “đủ 18 tuổi” trong quy định về độ tuổi đăng ký kết hôn là tính theo tròn tuổi (đủ ngày, đủ tháng, đủ năm).

Tại sao con trai 20 tuổi mới được kết hôn?

Tuy nhiên, ở các vùng dân tộc, nam giới lại phát triển chậm hơn do chế độ dinh dưỡng thiếu thốn, hơn nữa một số vùng dân tộc còn tồn tại tảo hôn, ảnh hưởng đến giống nòi sau này. Độ tuổi 20 là độ tuổi trung bình của nam giới trên phạm vi cả nước. Do vậy, pháp luật quy định nam giới đủ 20 tuổi mới được đăng ký kết hôn.

Con gái bao nhiêu tuổi là đủ tuổi kết hôn?

Như vậy, độ tuổi kết hôn hợp pháp của namnữ theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay là nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên. Trường hợp kết hôn khi chưa đủ tuổi thì được xem là hành vi tảo hôn theo quy định tại khoản 8 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.

Đăng ký kết hôn cần giấy tờ gì 2022?

Với công dân Việt Nam phải chuẩn bị hồ sơ gồm các giấy tờ: Sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân, căn cước công dân hoặc hộ chiếu. Giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền của Việt Nam xác nhận về tình trạng hành vi nhân sự của bản thân.