Bắt dế đá ở đâu

Chọi dế hay đá dế, đấu dế là một trò chơi chiến đấu giữa hai con dế đực để mua vui cho người xem. Dế chọi phải là con dế đực. Chọi dế là một thú vui của nhiều người. Thường thì trẻ con thường tự mò mẫm bắt dế tự nhiên rồi cho đá chọi với nhau. Ở Trung Quốc, chọi dế đã có hơn 1.000 năm lịch sử.

Bắt dế đá ở đâu

Chọi dế

Dế chọi nhỏ hơn dế mèn và có thân đen bóng hoặc nâu sẫm, đầu cánh có một chấm vàng. Thường chỉ có dế đực mới thích chọi và chỉ chọi lúc đã trưởng thành. Con dế chọi tốt là con dế đực nhanh nhẹn đầu to, vai rộng, bụng nhỏ, chân cao, càng mập, râu dài mướt, cánh nổi rõ từng đường vân. Dế đực cánh màu nâu pha đen, bụng nhỏ, không có máng đẻ trứng, phát ra âm thanh để ve vãn. Cho dế chọi ăn cỏ mật, cỏ ấu non, hạt ngô sữa, lạc non hay giá sống, có thể bồi dưỡng cho con cào cào hay châu chấu mới nở.

Những con dế được nuôi trong lồng tre, loại lồng để nhốt côn trùng, gần giống lồng chim nhưng nhỏ hơn, các nan tre sít nhau để dế khỏi lách ra được, có khi chỉ là hộp gỗ hoặc cái ống bơ. Trong trận đấu, dế chọi với nhau từng cặp một. Hai con dế phải có tầm vóc ngang nhau, qua sự quy ước của hai chủ dế. Cửa hai chiếc lồng được áp vào sát vào nhau rồi lần lượt kéo lên. Nếu dế để trong hộp thì hộp cũng được khoét một cái cửa sát với đường gờ đáy hộp. Hai chủ dế ngồi hai bên.

Khi cửa lồng được mở lên, trông thấy nhau một trong hai con dế sẽ xông sang chuồng bên, ít khi chúng đánh nhau ngay, kiểu đó chỉ có ở những con dế mới được chủ cho chọi thử. Những con dế đã quen hay tạo dáng để ra oai, con thì lặng lẽ vuốt râu để dò xét, con thì rung cánh gáy lên một tràng ròn rã. Trong khi chọi, mỗi con có một miếng đòn riêng biệt. Sở trường của dế lúc đánh nhau là tận dụng cặp răng sắc và đôi càng khoẻ bám đầy gai nhọn hoắt. Có con lúc đầu lầm lì, chỉ né tránh rồi quay càng đá mạnh vào phần giữa đầu và vai làm gẫy cổ. Có con, vừa vào trận đã tấn công dữ dội để nhanh chóng cắn thủng bụng.

  •   Dữ liệu liên quan tới Chọi dế tại Wikispecies
  • Cách chọn dế đá chọi hay và nuôi dế chuyên nghiệp
  • Độc đáo chọi dế ở Trung Quốc
  • History of both singing and fighting crickets in China Lưu trữ 2012-01-05 tại Wayback Machine
  • Account of contemporary cricket fighting reprinted from American Way magazine Lưu trữ 2007-09-28 tại Wayback Machine

Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Chọi_dế&oldid=66750553”

Người dân xã Trà Giang đào bắt dế. Video: Đắc Thành.

Sáng sớm, hàng chục người dân mang theo cuốc, thùng nhựa và sợi dây thép gắn lò xo rời nhà. Họ lên thuyền thúng đi qua sông Trường, đến cánh đồng Nà Su rộng hơn 30 ha. Cuối tháng 11, hoa màu đã thu hoạch hết, cỏ lên xanh tốt.

Dưới cái nắngmùa đông dịu nhẹ, chị Mai Thị Thúy (thôn 3, xã Trà Giang) vừa bước nhẹ vừa quan sát mặt ruộng tìm hang dế. Sau hơn chục bước chân, chị thấy một đống đất mới đùnlên trên mặt cỏ.

Bắt dế đá ở đâu

Người dân tìm hang dế đào trên cánh đống Nà Su. Ảnh: Đắc Thành.

"Chắc chắn phía trong có dế, hang này không sâu lắm vì đất ùn ra còn mới", người phụ nữ 32 tuổi nói. Ban đêm dế chui ra khỏi hang đi ăn, đến sáng vào trú ẩn và sẽ bới đất bịt cửa.

Sau vài nhát cuốc, hang dếto hơn ngón tay lộ thiên, chị Thúy dùng sợi dây thép dài một mét, phía dưới gắn lò xo, một tay luồn lò xo vào, tay còn lại xoay sợi thép. Sau gần một phút, chị kéo ra con dế to bằng ngón tay nằm gọn trong lò xo, bắt thả vào thùng đựng. Công việc được lặp lại như vậy cho đến trưa thì kết thúc với thành quả mang về hơn 150 con dế.

Theo chị Thúy, trước đây người dân dùng cuốc đào, từng nhát cuốc bổ xuống lần theo hang cho đến khi gặp nơi trú ẩn thì dùng tay bắt. "Cách làm này tốn sức,bởi hang dế sâutừ 30 cm đến hơn 50 cm. Ngoài ra còn gặp nguy hiểm, vì trong hang thường có rắn, lúc cho ngón tay vào có thể bị cắn", chị nói và cho biết nhiều lúc cuốc trúng con dế làm đứt đôi.

Bắt dế đá ở đâu

Một con dễ dính bẫy của nông dân. Ảnh: Đắc Thành.

Hai năm trở lại đây dế được nhà hàng, quán nhậu thu mua giá cao để chế biến món ăn. Cứ đến tháng 8-11 âm lịch, người dân xã Trà Giang lại rủ nhau săn bắt. Bộ đồ nghề được thợ chế từ dây công tơ mét xe máy hỏng, gắn với một cái lò xo. Từ ngày có đồ nghề, nông dân bắt được nhiều dế hơn.

Đào bắt từ sáng sớm đến gần trưa, ông Dương Hiển Mười (56 tuổi, thôn 3, xã Trà Giang) bắt được hơn 120 con dế, bán cho thương lái thu 150.000 đồng."Đây là khoản tiền tương đối lớn đối với nông dân, so với công việc khác cao gấp nhiều lần", ông Mười nói. Buổi chiều, ông lại tiếp tục bắt dế, bình quân mỗi ngày thu nhập hơn 300.000 đồng, có ngày 500.000 đồng.

Theo ông Mười, bắt dế còn góp phần bảo vệ mùa màng. Những cây ngô, sắn, đậu xanh, lạc... dế rấtthích ăn, thường cắn ngang cây.Ngoài việc đào bắt dế ở địa phương, đến mùa người dân xã Trà Giang đi nhiều nơi khác hành nghề.

Mỗi ngày đến Trà Giang thu mua dế, bà Trần Thị Lành mua được vài nghìn con, đưa về làm ruột, rửa sạch và nhập cho các quán nhậu, nhà hàng giá 1.500 đồng một con. Dế sẽ được chế biến thành nhiều món ăn, như: xào sả ớt, chiên bột, nướng, rang muối ớt và kho tiêu. Ở Quảng Nam, món ăn được mọi người ưa chuộng nhất là chiên với dầu mỡ.

Bắt dế đá ở đâu

Một đĩa dế chiên, kèm rau sốnggiá 100.000 đồng. Ảnh: Đắc Thành.

Dế là loài côn trùng thuộc bộcánh thẳng, có râu dài, cặp chân sau to, khỏe, đào hang sống dưới đất. Trên thế giới ước tính có 1.000loài dế, chủ yếu thuộc các họ dế mèn gryllidae và dế trũi gryllotalpidae.

Dế ăn các vật hữu cơ, cây cỏ non, rễ cây nhỏ, ăn các phần cây non của cây, gây phá hoại cho rau, cây lương thực... Ở Việt Nam, hiện có nhiều người nuôi dếbán làm món ăn, vì có nhiều chất dinh dưỡng.

Đắc Thành

Thời sự Ngàn năm Thăng Long Văn hóa Hà Nội Khám phá Hà Nội Lịch sử Hà Nội Người Hà Nội Hà Nội những công trình Hà Nội 36 phố Hà Nội trăm nghề Ẩm thực hà nội
Còn đâu trò chơi chọi dế ở Hà Nội?

 Cách đây khoảng ba, bốn chục năm, trò chơi chọi dế còn rất phổ biến ở Hà Nội. Các loại dế sống rất nhiều trong những bãi cỏ rộng, các bãi ngô ven đê sông Hồng… Trước đây, trẻ em sống trong thế giới đầy chim chóc và côn trùng, vui vẻ với những trò chơi dân dã.

Bắt dế đá ở đâu


Tiếc rằng, Hà Nội ngày nay không còn đất cho dế sống. Các bãi cỏ, sân chơi tự nhiên, ao hồ đã biến mất; nhường chỗ cho các khu công nghiệp, nhà cao tầng mọc lên như nấm. Mặt khác, dế không chết vì mất chỗ ở thì cũng chết vì thuốc trừ sâu và các loại hoá chất độc hại. Trẻ em Hà Nội giờ đây không được tiếp xúc với những con vật bé nhỏ đáng yêu trong thế giới tự nhiên sống động và được hưởng cái thú nuôi và chơi dế chọi, chúng đành phải bằng lòng với những trò chơi điện tử, đồ chơi đang bán đầy đường phố; trong đó có không ít những trò chơi, đồ chơi vô bổ, độc hại, mang tính chất bạo lực, làm mất đi những nét ngây thơ, nhân hậu rất cần có trong tâm hồn con trẻ.

Bọn trẻ ngày xưa thích trò chọi dế thường họp nhau thành từng nhóm dăm ba đứa, chúng bắt dế đấu với nhau rồi chọn ra những con dế thật hay để đem chọi thi với những nhóm khác. Thường là dế lớp học này chọi với dế lớp học kia, dế ở phố này chọi với dế ở phố khác. Con dế nào thắng thì cả nhóm cùng sung sướng và thấy hãnh diện.

Dế chọi lúc trưởng thành to bằng ngón tay trỏ người lớn, thân đen bóng hoặc nâu sẫm, đầu cánh có một chấm vàng. Thường chỉ có dế đực mới thích chọi và chỉ chọi lúc đã trưởng thành. Con dế chọi tốt là con dế đực nhanh nhẹn, đầu to, vai rộng, bụng nhỏ, chân cao, càng mập, râu dài mướt, cánh nổi rõ từng đường vân.

Dế được nuôi trong lồng tre, loại lồng để nhốt côn trùng, gần giống lồng chim nhưng nhỏ hơn, các nan tre đan sít nhau để dế khỏi lách ra, có khi chỉ là hộp gỗ hoặc cái ống bơ.

Xem thêm: Tại Sao Deadpool Bất Tử Của Nhân Vật Này ? Tồn Tại Mối Quan Hệ Bí Ẩn Giữa Thanos Và Deadpool

Thức ăn của dế là cỏ mật, cỏ ấu thật non, cao cấp hơn là những hạt ngô sữa, lạc non hay giá sống, những thứ này đều phải thật tươi. Có khi dế còn được chủ bồi dưỡng cho con cào cào hay châu chấu mới nở.

Trận đấu dế được diễn ra trên các bãi cỏ, trong vườn hoa, dưới bóng mát của một cây to. Cửa hai chiếc lồng được áp vào sát vào nhau rồi lần lượt kéo lên. Nếu dế để trong hộp thì hộp cũng được khoét một cái cửa sát với đường gờ đáy hộp. Hai chủ dế ngồi hai bên và chung quanh là một lũ trẻ xúm xít thành vòng tròn, vừa xem vừa nhận xét và tranh nhau phỏng đoán kết quả thắng thua giữa hai “võ sĩ”. Trận đấu không có trọng tài chỉ cần sự quy ước giữa hai “ông chủ”. Có hai quy ước khi chọi dế: chọi đến chết, hoặc chọi đến thua.

Trong khi chọi, mỗi con có một miếng đòn riêng biệt. Sở trường của dế lúc đánh nhau là tận dụng cặp răng sắc và đôi càng khoẻ bám đầy gai nhọn hoắt. Có con lúc đầu lầm lì, chỉ né tránh đến khi thấy đối phương thấm mệt liền bất thần quay càng đá mạnh một phát vào phần giữa đầu và vai làm con dế kia gẫy cổ ngay tức khắc. Con khác, vừa vào trận đã tấn công dữ dội để nhanh chóng cắn thủng bụng kẻ thù.

Không phải cứ dế to hơn là thắng, ưu thế luôn thuộc về những con dế gan góc và mưu mẹo. Trong thi đấu, dế cũng tỏ ra cao thượng, nhiều con thấy đối thủ đã bỏ chạy thì không thèm đuổi theo mà đứng lại rung cánh gáy một hồi hoặc lẳng lặng dùng hai chân trước vuốt vuốt cặp râu trên đầu.

Muốn có dế chọi phải tốn công đi bắt, bọn trẻ thường rủ nhau ra các bãi cỏ hoặc bãi ngô ven bờ sông bắt dế. Nơi nào có dế thì nơi đó sẽ có tiếng gáy ran, chúng đua nhau gáy trong không gian yên tĩnh. Chỉ có dế đực mới gáy, gáy để gọi bạn, gáy khi cao hứng. Dế gáy bằng đôi cánh, cánh dế có hai lớp, lớp trong mỏng mịn như lụa. Lúc gáy, dế rung cánh cho phồng lên phát ra từng hồi réc réc, ri ri trầm bổng. Có nhà văn từng ví, dế là một trong những “ca sĩ đồng quê” từng hòa âm trong giàn giao hưởng bên cạnh chẫu chàng, ễnh ương, ếch ộp…

Chọi dế là một trò chơi thú vị hấp dẫn của trẻ em Hà Nội trước đây. Trò chơi đem lại niềm vui bất tận cho bọn trẻ, nhất là các em trai. Những người khoảng lứa tuổi năm, sáu mươi đã từng lớn lên ở Hà Nội có lẽ đều được biết đến trò chơi chọi dế. Trò chơi giáo dục cho các em tình đoàn kết và lòng thương yêu loài vật một cách rất tự giác.

Giờ đây, trẻ em Hà Nội chỉ biết tới những đĩa dế mèn rang ròn thơm phức trên những bàn nhậu, mỗi khi đi ăn cùng với bố mẹ ở nhà hàng. Còn chọi dế, trò chơi dân dã ấy giờ còn mấy trẻ thơ đi tìm? Chợt nhớ lại thiên truyện “Chọi dế” trong “Liêu Trai chí dị” của Bồ Tùng Linh, lại thấy chạnh lòng. Thì ra chọi dế không phải chỉ là trò chơi của trẻ em nơi thôn dã; mà nó còn được các vua, chúa trong cung đình ngày xưa rất xem trọng, bởi sự dũng mãnh, khôn khéo, tính cao thượng… được thể hiện trong mỗi trận đấu./.