Bé 2 tháng thức được bao lâu

Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh trong những tuần đầu rất nhiều, thường lên đến 16 đến 17 giờ một ngày. Bé ngủ từng giấc ngắn 2-4 giờ mỗi lần. Ngủ ít hoặc quá nhiều so với bảng thời gian chuẩn đều là những dấu hiệu đáng lo.

Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh theo từng độ tuổi đều không cố định, không theo nhịp ngày đêm. Điều này đồng nghĩa với việc bạn sẽ mệt mỏi với thời gian biểu bất thường của bé. Bạn sẽ phải thức dậy nhiều lần trong đêm để thay tã, cho bú và dỗ bé ngủ.

Giấc ngủ của trẻ sơ sinh quan trọng như thế nào?

Ngủ đủ giấc là cách tốt nhất giúp trẻ sơ sinh lớn nhanh hơn, phát triển trí não tốt hơn. Theo các bác sĩ, trẻ sơ sinh chỉ thức khi đói hoặc đi tiêu, tiểu mà thôi. Thời gian còn lại, bé sẽ dùng để ngủ, một phần vì chưa quen với ánh sáng bên ngoài, một phần vì thói quen nhắm mắt như còn trong bụng mẹ.

Bé 2 tháng thức được bao lâu

Ngủ nhiều được coi là “mặc định” cần thiết trong những tháng đầu sau sinh của bé

Lợi ích của giấc ngủ đối với trẻ sau khi sinh:

  • Trẻ sẽ lớn lên trong khi ngủ
  • Phát triển trí não
  • Đảm bảo cho sự phát triển của hệ thần kinh trung ương
  • Giúp trẻ thoải mái hơn về tinh thần
  • Hệ miễn dịch khỏe mạnh.
  • Những giấc ngủ ngon có thể giúp con bạn trở nên năng động, thích tương tác với mọi thứ xung quanh chúng

Trẻ sơ sinh ngủ nhiều có tốt không?

Chu kỳ giấc ngủ của trẻ sơ sinh ngắn hơn so với người lớn, trẻ sơ sinh ngủ nhiều ở tình trạng chuyển động mắt nhanh (REM), điều cần thiết cho sự phát triển đặc biệt của bộ não bé. Đặc điểm của giấc ngủ với chuyển động mắt nhanh (REM) là không sâu như giấc ngủ không chuyển động mắt nhanh (non-REM). Kết quả, trẻ sơ sinh dễ dàng thức giấc.

Khi được 6 đến 8 tuần tuổi, hầu hết trẻ sơ sinh bắt đầu ngủ ít hơn vào ban ngày và ngủ dài hơn vào ban đêm, mặc dù vẫn thức dậy để bú suốt đêm. Giấc ngủ của bé đang dần chuyển sang trạng thái ngủ sâu (non-REM) nhiều hơn trước.

Trong giai đoạn 4 đến 6 tháng tuổi, hầu hết các bé có thể ngủ một giấc dài từ 8-12 giờ suốt đêm. Một số bé đã ngủ được lâu vào ban đêm ngay từ khi 6 tuần tuổi, nhưng nhiều bé khác phải chờ tới 5 hoặc 6 tháng tuổi.

Ngủ nhiều nhưng trong khoảng thời gian được khuyến cáo là tốt cho sự phát triển của trẻ sơ sinh.

Trẻ sơ sinh ngủ ít có ảnh hưởng gì không?

Em bé khó ngủ, ngủ ít trong giai đoạn từ 0-3 tháng tuổi sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới sự phát triển não bộ và chiều cao của trẻ.

Trẻ cần được ngủ sâu vào 22h – 24h – 2h vì đây là thời điểm hoc-mon chiều cao phát triển tốt nhất, trẻ ngủ sâu được thời gian này sẽ phát triển chiều cao tối ưu. Nếu trẻ bỏ lỡ, con có thể sẽ không cao như những trẻ khác.

Đối với giấc ngủ của trẻ, việc ngủ nhiều ngủ ít cũng không quan trọng bằng ngủ sâu ngủ ngon, vì vậy cần tạo không gian thoáng, nhiệt độ phòng vừa phải để trẻ ngủ ngon, ít giật mình.

Bảng giờ ngủ của trẻ sơ sinh khoa học:

Dưới đây là mức thời gian trung bình bé cần ngủ mỗi ngày, bao gồm giấc ngủ ban ngày và ban đêm.

Tuổi Ban đêm Ban ngày Tổng thời gian
0-4 tháng 8-12 giờ 7-9 giờ 15-21 giờ
4-12 tháng 9-10 giờ 4-5 giờ 13-15 giờ
1 tuổi 11 giờ 2-3 giờ 14 giờ
2 tuổi 10-12 giờ 1-3 giờ 13 giờ
3 tuổi 9-12 giờ 1-3 giờ 12-13 giờ
4 tuổi 9-12 giờ 0-2,5 giờ 11-12 giờ
5 tuổi 8-11 giờ 0-2,5 giờ 10-11 giờ
6 tuổi 10-11 giờ Không cần 10-11 giờ
7 tuổi 10-11 giờ Không cần 10-11 giờ
8 tuổi 10-11 giờ Không cần 10-11 giờ

Lưu ý: Với những bé có giấc ngủ ban ngày lâu hơn thì ban đêm bé sẽ ngủ ít hơn và ngược lại.

Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh từ 0 đến 6 tháng tuổi:

Thời gian ngủ của mỗi bé mỗi khác vì phụ thuộc vào độ tuổi, giờ ăn cũng như thói quen sinh hoạt của mỗi gia đình. Giai đoạn 0-6 tháng tuổi mẹ có thể tham khảo một số thông tin sau:

Em bé sơ sinh từ 0-1 tháng

Bé sẽ ngủ gần như cả ngày và chỉ dậy vài giờ để ăn. Trung bình, một đứa trẻ 1 tháng tuổi sẽ ngủ từ 15-16 giờ mỗi ngày.

Em bé sơ sinh từ 1-3 tháng

Từ 2 tuần đến 2 tháng tuổi, bé ngủ trung bình 15,5-17 giờ tổng cộng mỗi ngày, trong đó khoảng 8,5-10 giờ vào ban đêm và 6-7 giờ trong ngày trải dài khoảng 3-4 giấc ngủ ngắn. Trong tháng thứ 3, bé cần trung bình 15 giờ để ngủ, 10 giờ vào ban đêm và 5 giờ ban ngày.

Em bé sơ sinh từ 3-6 tháng

Khi được 6 tháng, bé có thể chỉ còn ngủ từ 15 – 16 giờ một ngày.

Bé 2 tháng thức được bao lâu

Bé sơ sinh cần ngủ đủ giấc vào ban đêm và cả thời gian ban ngày

Làm thế nào để thiết lập thói quen ngủ tốt cho trẻ sơ sinh?

Dưới đây là một số mẹo để giúp bé nhanh chìm vào giấc ngủ:

Tìm hiểu những dấu hiệu cho thấy bé mệt

Trong 6 đến 8 tuần đầu tiên, hầu hết các bé không thể thức lâu hơn 2 tiếng mỗi khi tỉnh giấc. Ngược lại, nếu thức lâu hơn 2 tiếng, có thể bé bị mệt và gặp khó khăn khi đi vào giấc ngủ.

Đây là lúc bạn cần kiểm tra xem bé có mệt mỏi hay không. Bé có dụi mắt, bứt tai hoặc tỏ vẻ bứt rứt hơn bình thường không? Nếu thấy những biểu hiện này, thử đặt bé nằm xuống. Bạn sẽ sớm phát triển giác quan thứ sáu về các thói quen và nhịp điệu hàng ngày của bé. Bản năng sẽ giúp bạn biết khi nào bé sẵn sàng cho một giấc ngủ trưa.

Bắt đầu dạy cho bé sự khác biệt giữa ngày và đêm

Một số trẻ sơ sinh là cú đêm sẽ thức khi bạn muốn đi ngủ. Trong vài ngày đầu tiên bạn sẽ không thể làm được gì nhiều để thay đổi điều này. Khi bé được khoảng 2 tuần tuổi, bạn có thể bắt đầu dạy bé phân biệt ngày và đêm.

Khi bé còn tỉnh vào ban ngày, bạn nên dành thời gian tương tác với bé nhiều nhất có thể, giữ cho ngôi nhà và phòng bé đầy ánh sáng. Bạn cũng không cần cố gắng giảm thiểu những tiếng ồn ban ngày quen thuộc như điện thoại, tiếng nhạc, hoặc máy giặt. Nếu bé có vẻ buồn ngủ khi đang bú, nhẹ nhàng đánh thức bé dậy.

Vào ban đêm, nếu bé có thức dậy cũng đừng chơi đùa với bé. Thay vào đó, nên giữ cho ánh sáng, độ ồn ở mức thấp, không nói chuyện với bé. Chẳng bao lâu bé sẽ bắt đầu nhận ra rằng ban đêm là để ngủ.

Xem xét việc tập cho bé một số thói quen vào giờ đi ngủ

Không bao giờ là quá sớm để bắt đầu một thói quen trước khi đi ngủ. Đó có thể là thay đồ ngủ, hát một bài hát ru và cho bé một nụ hôn chúc ngủ ngon.

Cho bé cơ hội để tự đi vào giấc ngủ một mình

Ngay khi bé được 6 đến 8 tuần tuổi, bạn có thể bắt đầu cho bé cơ hội để tự đi vào giấc ngủ một mình. Làm thế nào? Đặt bé nằm xuống khi bé buồn ngủ, tránh lắc lư để cho bé ngủ. Các bậc cha mẹ có thể nghĩ rằng những gì họ làm lúc này không có ảnh hưởng gì nhưng thực ra, bé đang hình thành thói quen ngủ. Nếu lắc lư bé trong tám tuần đầu tiên, bé sẽ có thói quen đó trong thời gian sau.

Tuy nhiên, một số phụ huynh chọn lắc lư hoặc cho bé của mình bú để ngủ vì họ tin rằng đó là bình thường. Họ thích điều đó vì nghĩ con sẽ phát triển mạnh và ngủ ngon, hoặc họ cho rằng cách này hiệu quả hơn. Họ muốn thức dậy cùng với em bé nhiều lần trong đêm để giúp bé quay trở lại giấc ngủ.

Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Em bé khó ngủ cũng tương tự. Mẹ nên tham khảo bảng giờ ngủ dành cho bé dưới 1 tuổi để đảm bảo bé ngủ đủ giấc mỗi ngày.

Bé 2 tháng thức được bao lâu

Trên thực tế mỗi em bé lại có nhịp sinh học khác nhau do đó khó có thể nói rằng trẻ 2 tháng tuổi nhủ bao nhiêu là đủ? Chỉ có điều, ngủ trong khoảng thời gian được các chuyên gia khuyến cáp chắc chắn tốt cho sức khỏe của bé.

Câu chuyện về trẻ 2 tháng tuổi ngủ bao nhiêu là đủ lúc nào cũng nhận được sự quan tâm của các mẹ bỉm sữa. Đơn giản vì lần đầu làm mẹ còn nhiều lúng túng, thêm phần nữa mẹ chỉ mới làm quen với bé được 1 tháng sau khi sinh, tháng thứ 2 bé bắt đầu hết “ngoan hiền”, ăn ngủ thất thường là mẹ đâm lo.

Vừa chào đời bé đã ngủ đã “thích” ngủ rất nhiều, mẹ dường như rất hiếm khi bé thức lâu quá 2 tiếng mỗi khi tỉnh giấc. Điều này còn tiếp diễn cho đến khi trẻ 2 tháng tuổi. Nếu thức lâu hơn 2 tiếng, có thể bé bị mệt và gặp khó khăn khi đi vào giấc ngủ.

Bé 2 tháng thức được bao lâu
Những tháng đầu đời, bé ngủ nhiều hơn thức, mẹ cứ tha hồ chụp ảnh và ngắm nhé!

Từ 6-8 tuần tuổi, hầu hết trẻ sơ sinh bắt đầu ngủ ít hơn vào ban ngày và ngủ dài hơn vào ban đêm, mặc dù vẫn thức dậy để bú suốt đêm. Giấc ngủ của bé đang dần chuyển sang trạng thái ngủ sâu (non-REM) nhiều hơn trước.

Tính trung bình trong khoảng 3 tháng đầu đời, trung bình một đứa trẻ sẽ ngủ 5 tiếng vào ban ngày và khoảng 10 tiếng vào buổi đêm. Một số bé có thể ngủ trọn đêm, số khác phải tỉnh giấc ít nhất 2 lần mỗi đêm. Tình trạng này khá phổ biến, xảy ra với khoảng 95% các gia đình có trẻ dưới 12 tháng tuổi.

Trẻ 2 tháng tuổi ngủ ít

2 tháng tuổi, trẻ sơ sinh được coi là ngủ ít nếu tổng thời gian ngủ ban ngày dưới 5 tiếng, ban đêm dưới 10 tiếng. Ngủ quá ít có nguy cơ phát triển trí tuệ chậm hơn, so với bạn bè cùng trang lứa. Một trong những nguyên nhân khiến trẻ ngủ ít:

  • Phòng ngủ quá nhiều ánh sáng, ồn ào không thoáng mát
  • Trẻ bị rối loạn giấc ngủ
  • Trẻ bị thiếu các dưỡng chất cần thiết như: kẽm, canxi, magiê… khiến cho giấc ngủ của trẻ không sâu
  • Tã, bỉm ướt chưa được thay
  • Trẻ bú chưa đủ no

Trẻ 2 tháng tuổi ngủ ít có thể kèm theo các triệu chứng như ra mồ hôi trộm, rụng tóc vành khăn, quấy khóc đêm. Điều này có liên quan mật thiết đối với việc trẻ bị thiếu canxi. Đặc biệt đối với trẻ sơ sinh sau khoảng 2 tháng sẽ rất dễ bị thiếu canxi. Giải pháp cần thiết lúc này là bổ sung canxi cho trẻ theo hướng dẫn của bác sĩ.

Trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc cũng có những nguyên nhân tương tự như khi trẻ ngủ quá ít. Đó có thể là do phòng ngủ không phù hợp hoặc

  • Nhiệt độ trong phòng quá nóng hoặc quá lạnh
  • Mẹ đắp chăn dầy làm bé bị nóng
  • Quần áo mặc chật, không thấm mồ hôi, không thoáng khí
  • Mẹ uống các loại đồ uống không lành mạnh như cà phê, rượu, trà,…
  • Sức khỏe mẹ không tốt ảnh hưởng đến cách chăm sóc cho trẻ

Trẻ 2 tháng tuổi ngủ nhiều có tốt không?

Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, giấc ngủ rất quan trọng, góp phần trong quá trình phát triển thể chất và trí tuệ sau này. Trung bình trẻ sơ sinh từ 1-12 tháng tuổi có giấc ngủ dài và thường kéo dài vào ban đêm. Do đó, trẻ sơ sinh ngủ nhiều, ngủ sâu giấc hoàn toàn tốt đối với trẻ.

Lời khuyên là nếu trẻ vẫn tăng cân đều, bú tốt thì bé có ngủ thêm vài tiếng mẹ cũng không nên làm gián đoạn giấc ngủ của trẻ như đánh thức dậy cho ăn thêm chẳng hạn. Khi cơ thể trẻ cảm thấy thoải mái bé sẽ tự thức dậy.

Nếu mẹ đã giúp bé hình thành thói quen ngủ, ăn uống từ 3 tuần tuổi thì hoàn toàn yên tâm. Điều này không đồng nghĩa với việc ngủ giờ giấc “vô tội vạ” vì sẽ ảnh hưởng tới hành vi của trẻ.

Trẻ ngủ nhiều ngủ nhiều, bú ít

Trẻ ngủ nhiều nhưng bú ít lại là một vấn đề rất khác. Bé không ăn ngon miệng mà lại ngủ quá nhiều so với tiêu chuẩn thì tinh thần không được tỉnh táo, cơ thể mệt mỏi có thể mắc bệnh nhiều hơn. Tình trạng này kéo dài khiến cơ thể thêm ốm yếu, còi cọc, thiếu dưỡng chất và hệ miễn dịch vốn chưa hoàn thiện càng thêm suy giảm chức năng.

Nguyên nhân có thể do:

  • Bé đang mắc bệnh lý nào đó, sốt, cảm hoặc bệnh đường hô hấp khiến cho trẻ uể oải, không muốn thức dậy để bú.
  • Mất nước do tiêu chảy cũng làm cho trẻ ngủ liên tục trong trạng thái mệt mỏi.
  • Viêm màng nào cũng gây ra tình trạng ngủ lì bì, hôn mê, bú ít. Phụ huynh nhớ cho trẻ đi khám khi thấy biểu hiện này kéo dài mà không rõ lý do.

Để giải quyết vấn đề trẻ 2 tháng tuổi ngủ bao nhiêu là đủ bố mẹ nên tập thói quen ngủ và bú cho trẻ từ khi được 3 tuần tuổi, cho con làm quen với giờ giấc, phân biệt ngày và đêm để trẻ thực hiện đều đặn các hoạt động chính của mình.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.