Vì sao nói rằng để phát triển kinh tế xã hội miền núi, giao thông vận tải phải đi trước 1 bước

- Giao thông vận tải ở miền núi được phát triển sẽ thúc đẩy sự giao lưu giữa các địa phương ở miền núi vốn có nhiều trở ngại do địa hình, giữa miền núi với đồng bằng, nhờ thế sẽ giúp phá được thế "cô lập", "tự cấp tự cung" của nền kinh tế.

- Sẽ có điều kiện khai thác các tài nguyên thế mạnh to lớn của miền núi, hình thành được các nông, lâm trường, thúc đẩy sự phát triển của công nghiệp, đô thị, thúc đẩy sự thu hút dân cư từ đồng bằng lớn miền núi.

- Như vậy, sẽ thúc đẩy sự phân công lao động theo lãnh thổ, hình thành cơ cấu kinh tê ở miền núi. Các hoạt động dịch vụ (kể cả văn hóa, giáo dục, y tế) cũng có điểu kiện phát triển.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Theo em, thì mạng lưới sông ngòi đày đặc của nước ta có ảnh hưởng như thế nào đến ngành giao thông vận tải?

Xem đáp án » 21/03/2020 14,413

Chứng minh rằng các điều kiện kinh tế - xã hội có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển và phân bố các ngành giao thông vận tải.

Xem đáp án » 21/03/2020 8,578

Điều kiện tự nhiên khắc nghiệt ở các hoang mạc nhiệt đới có ảnh hưởng đến ngành giao thông vận tải như thế nào?

Xem đáp án » 21/03/2020 5,415

Em hãy kể một số loại phương tiện vận tải đặc trưng của vùng hoang mạc, của vùng băng giá gần Cực Bắc.

Xem đáp án » 21/03/2020 4,233

Hãy tìm ví dụ chứng minh rằng những tiến bộ, của ngành vận tải đã có tác động to lớn làm thay đổi sự phân bố sản xuất và phân bố dân cư trên thế giới.

Xem đáp án » 21/03/2020 3,228

Hãy tính cự li vận chuyển trung bình về hàng hóa của một số loại phương tiện vận tải ở nước ta năm 2003 theo bảng số liệu (trang 141 - SGK):

Xem đáp án » 21/03/2020 3,001

Việc phát triển kinh tế văn hóa là ưu tiên hàng đầu trong chính sách phát triển của nước ta. Để phát triển kinh tế văn hóa miền núi giao thông vận tải phải đi trước một bước vì cơ sở hạ tầng giao thông là một trong những điều kiện tiên quyết để phát triển kinh tế – văn hóa.

Tại sao người ta nói để phát triển kinh tế văn hóa miền núi giao thông vận tải phải đi trước một bước?

Trả lời:

Địa hình đồi núi chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ nước ta. Hệ thống núi chạy dọc bên bờ Biển Đông, kéo dài trên 1 400 km từ biên giới Việt – Trung đến Đông Nam Bộ. Các dãy núi lan ra sát biển thu hẹp diện tích đồng bằng.

Các dãy núi nước ta có hai hướng chính: hướng tây bắc – đông nam và hướng vòng cung. Hệ thống núi ở nước ta có sự phân bậc rõ ràng, trong đó đồi núi thấp chiếm ưu thế với 60% diện tích cả nước, núi cao trên 2 000 m chỉ chiếm khoảng 1%. Những vùng núi cao địa hình rất hiểm trở, lắm đèo dốc như vùng Tây Bắc, Tây Nguyên,… Núi cao chủ yếu phân bố ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ và miền Trung nước ta. Các dãy núi cao điển hình ở nước ta : Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn,…

Việc phát triển kinh tế văn hóa là ưu tiên hàng đầu trong chính sách phát triển của nước ta. Để phát triển kinh tế văn hóa miền núi giao thông vận tải phải đi trước một bước vì cơ sở hạ tầng giao thông là một trong những điều kiện tiên quyết để phát triển kinh tế – văn hóa. Mà ở các vùng miền núi thường gặp trở ngại về địa hình. Khi giao lưu, phát triển kinh tế với các vùng đồng bằng hay vùng kinh tế trọng điểm sẽ gặp rất nhiều khó khăn.

Giao thông vận tải ở miền núi được phát triển sẽ thúc đẩy sự giao lưu giữa các địa phương ở miền núi vốn với đồng bằng. Nhờ thế sẽ giúp phá được thế “cô lập”, “tự cấp tự lúc” của nền kinh tế miền núi.

Ngoài ra, các tài nguyên khoáng sản chủ yếu tập trung ở vùng núi. Nếu tình hình giao thông được cải thiện sẽ giúp cho việc khai thác khoáng sản được thuận lợi hơn. Các tài nguyên thế mạnh to lớn khác như cũng được khai thác triệt để.

Từ đó, các nông, lâm trường được hình thành, thúc đẩy sự phát triển của công nghiệp, đô thị. Việc này cũng thúc đẩy sự thu hút dân cư từ các vùng đồng bằng lên miền núi phát triển.

Như vậy, việc phát triển giao thông vận tải sẽ thúc đẩy sự phân công lao động theo lãnh thổ, hình thành cơ cấu kinh tế ở miền núi. Các hoạt động dịch vụ (kể cả văn hóa, giáo dục, y tế) cũng có điều kiện phát triển.

Giải bài tập Bài 1 trang 141 SGK Địa lí 10

Đề bài

Tại sao người ta nói: Để phát triển kinh tế, văn hóa miền núi, giao thông vận tải phải đi trước một bước?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Lời giải chi tiết

- Giao thông vận tải ở miền núi được phát triển sẽ thúc đẩy sự giao lưu giữa các địa phương ở miền núi vốn có nhiều trở ngại do địa hình, giữa miền núi với đồng bằng, nhờ thế sẽ giúp phá được thể "cô lập”, “tự cấp tự túc” của nền kinh tế.

- Tạo điều kiện khai thác các tài nguyên thế mạnh to lớn của miền núi, hình thành được các nông, lâm trường, thúc đẩy sự phát triển của công nghiệp, đô thị, giúp thu hút dân cư từ đồng bằng lên miền núi.

- Giúp thúc đẩy sự phân công lao động theo lãnh thổ, hình thành cơ cấu kinh tế ở miền núi. Các hoạt động dịch vụ (kể cả văn hóa, giáo dục, y tế) cũng có điều kiện phát triển.

Loigiaihay.com

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Địa lí lớp 10 - Xem ngay

Câu hỏi: Tại sao nói: để phát triển kinh tế văn hóa miền núi giao thông vận tải phải đi trước một bước?

Lời giải

– Giao thông vận tải ở miền núi được phát triển sẽ thúc đẩy sự giao lưu giữa các địa phương ở miền núi vốn có nhiều trở ngại do địa hình, giữa miền núi với đồng bằng, nhờ thế sẽ giúp phá được thể “cô lập”, “tự cấp tự lúc” của nền kinh tế.

– Sẽ có điều kiện khai thác các tài nguyên thế mạnh to lớn của miền núi, hình thành được các nông, lâm trường, thúc đẩy sự phát triển của công nghiệp, đô thị, thúc đẩy sự thu hút dân cư từ đồng bằng lên miền núi.

=> Như vậy, sẽ thúc đẩy sự phân công lao động theo lãnh thổ, hình thành cơ cấu kinh tế ở miền núi. Các hoạt động dịch vụ (kể cả văn hóa, giáo dục, y tế) cũng có điều kiện phát triển.

Cùng Top lời giải tìm hiểu chi tiết ưu nhược điểm của các loại hình vận tải để mở rộng thêm kiến thức nhé:

1. Vận tải đường bộ

* Ưu điểm

Đây là loại hình vận chuyển hàng hóa được sử dụng nhiều nhất. Thuận lợi trong việc lựa chọn loại xe lớn hay nhỏ để vận chuyển cho phù hợp với những loại hàng hóa và số lượng hàng hóa hay đường đi. Tiết kiệm được chi phí và nhân công. Chi phí vận chuyển đường bộ thường thấp hơn tuy nhiên nếu vận chuyển hàng hóa đường dài sẽ làm tăng mức phí do chi phí phát sinh như: lệ phí đường sá, chi phí bảo dưỡng bảo trì, sửa chữa, trông coi hàng hóa. Vận chuyển được những hàng hóa nặng, chuyển nhà trọn gói, tiện lợi trong việc vận chuyển hàng hóa trong nước, đưa hàng đến tận nơi khách yêu cầu mà không cần luân chuyển sang các loại vận chuyển khác. Thích nghi cao với các điều kiện địa hình, khí hậu.

*Nhược điểm

Tuy nhiên, hình thức vận chuyển đường bộ cũng có một số nhược điểm là tốn nhiều nhiên liệu, phải nộp các khoản chi phí đường bộ nếu vận chuyển hàng hóa đường dài, dễ gây ra các tai nạn giao thông, gây ách tắc giao thông, gây ô nhiễm môi trường do khí thải. Khối lượng luân chuyển hàng hóa cũng hạn chế hơn so với các loại hình vận chuyển đường biển và đường sắt.

- Tình hình phát triển: hiện nay có khoảng 700 triệu ô tô, 4/5 là xe du lịch

- Phân bố: phát triển mạnh ở các nước phát triển đặc biệt là Tây Âu và Hoa Kì có số lượng ô tô rất lớn. Các nước đang phát triển đặc biệt ở châu Phi, Nam Á kém phát triển hơn nhiều.

2. Vận tải đường sắt

* Ưu điểm

Đây là loại hình vận chuyển hàng hóa ra đời khá sớm, có thể vận chuyển hàng hóa trên những tuyến đường xa. Tốc độ vận chuyển nhanh, ổn định mức an toàn cho hàng hóa cao, tiết kiệm được thời gian vận chuyển. Chi phí vận chuyển thấp hơn so với đường bộ. Vận chuyển được khối lượng hàng hóa lớn, với vận tốc nhanh ổn định giá thành lại thấp.

* Nhược điểm

Hiện nay, hình thức vận chuyển hàng hóa đường sắt chỉ được sử dụng trong nước. Thời gian vận chuyển hàng hóa được quy định sẵn theo thời gian tàu chạy, không thay đổi được thời gian. Vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt chỉ vận chuyển trên một tuyến đường cố định, không thể đưa hàng hóa về tới đích cuối cùng. Cần phải thêm một lần vận chuyển nữa. Chi phí cho loại hình vận chuyển này cũng sẽ cao khi số lượng hàng hóa lớn. Do phải đóng các chi phí duy trì đường xá, khấu hao đường xá, khấu hao thiết bị nhà ga, chi phí quản lý…

* Tình hình phát triển và phân bố

- Sự phát triển:

+ Tổng chiều dài 1,2 triệu Km

+ Tốc độ và sức vận tải tăng

+ Mức độ an toàn và tiện nghi tăng

+ Đường ray khổ rộng thay thế khổ hẹp.

- Sự phân bố: Các khu vực kinh tế phát triển nhu cầu vận chuyển các nguyên nhiên vật liệu, các sản phẩm công nghiệp lớn nên mật độ đường sắt cao, khổ rộng (tiêu biểu là châu Âu và Đông Bắc Hoa Kì) và ngược lại.

3. Vận tải đường sông hồ

Vận tải đường sông hồ có lịch sử khai thác vô cùng sớm, phân chia theo lưu vực sông, gọi là lưu vực vận tải.

* Ưu điểm:

Thích hợp với vận chuyển hàng hóa nặng và cồng kềnh.

Cước phí vận chuyển ổn định và tương đối rẻ.

* Nhược điểm:

Phụ thuộc vào thiên nhiên như chế độ dòng chảy, thủy chiều…

Tốc độ chậm.

* Tình hình phát triển: tốc độ ngày càng tăng 100km/h

* Phân bố: hai đường sông quan trọng nhất là Rainơ và Đa- nuyp; 3 nước phát triển mạnh nhất đường sông hồ là Hoa Kì, Nga, Ca-na-da.

4. Vận tải đường biển

* Ưu điểm

Hình thức vận chuyển hàng hóa đường biển được sử dụng để giao thoa hàng hóa với các nước bên ngoài. Đảm nhiệm 3/5 khối lượng luân chuyển của cả thế giới, vận chuyển trên những tuyến đường quốc tế dài. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế với các nước, khu vực trên thế giới. Có thể vận chuyển hàng hóa với khối lượng lớn hơn các loại hình vận chuyển khác.

Vấn đề va chạm trong quá trình vận chuyển cũng bị hạn chế, giữ đảm bảo an toàn cho hàng hóa, khả năng va chạm làm vỡ hàng hóa là thấp.

* Nhược điểm

Hình thức vận chuyển hàng hóa này luôn đe dọa ô nhiễm biển và đại dương, làm cho nhà nước khó quản lý việc nhập cư, quản lỹ hàng hóa của các nước. Không thể vận chuyển hàng hóa tới tận nơi, phải cần có xe luân chuyển. Tốc độ vận chuyển cũng chậm hơn so với các loại hình vận chuyển khác. Phụ thuộc nhiều vào yếu tố thời tiết. Chi phí vận chuyển cao hơn so với các loại hình vận chuyển khác.

* Tình hình phát triển và phân bố

- Tình hình phát triển: vận tải đường biển đảm nhận 3/5 khối lượng hàng hóa luân chuyển của tất cả các phương tiện vận tải trên thế giới. Khoảng ½ khối lượng vận chuyển là dầu.

2/3 số hải cảng nằm 2 bên bờ Đại Tây Dương, cảng lớn nhất là cảng Rôt-tec-dam; hoạt động hằng hải cũng phát triển ngày càng mạnh ở Ấn Độ Dương và TBD

Hiện nay đang phát triển cảng côntenơ để đáp ứng xu hướng mới trong vận tải viễn dương

Để rút ngắn khoảng cách vận tải biển, người ta đã đào các kênh đào.

Đội tàu buôn tăng

5. Vận tải đường hàng không

* Ưu điểm

Tốc độ vận chuyển hàng hóa nhanh nhất, có thể vận chuyển hàng hóa sang các nước bên ngoài. Vấn đề va chạm cũng ít xảy ra, việc đảm bảo an toàn cho hàng hóa tốt hơn các loại hình vận chuyển khác.

* Nhược điểm

Đây là loại hình ít được sử dụng nhất. Vì chi phí vận chuyển cao hơn gấp nhiều lần so với các loại hình vận chuyển khác. Khối lượng vận chuyển hàng hóa bị hạn chế. Không đưa hàng hóa về tới đích cuối cùng phải thông qua các loại hình vận chuyển khác.

* Tình hình phát triển và phân bố:

Năm 2008 thế giới có khoảng 5.616 sân bay dân dụng, trong đó có 413 sân bay quốc tế.

Bắc Mỹ tập trung 30% sân bay của thế giới, Châu Âu 26,3%, Châu Á chiếm 11,2%.

Các cường quốc hàng không trên thế giới là Hoa Kì, Anh, Pháp, LB Nga…

Các tuyến hàng không sầm uất nhất là tuyến xuyên Đại Tây Dương, nối Châu Âu với Bắc Mỹ và Nam Mỹ, nối Hoa Kì với các nước khu vực Châu Á- Thái Bình Dương.

6, Đường ống

* Ưu điểm: giá rẻ, nhanh, ít gây ô nhiễm môi trường

* Nhược điểm: chỉ hoạt động được trên tuyến cố định và chỉ chuyên chở được chất lỏng, khí.

- Tình hình phát triển: là ngành rất trẻ, xuât hiện trong thế kỉ XX, gắn liền với nhu cầu vận chuyển dầu mỏ, khí đốt và các sản phẩm dầu, khí.

- Chiều dài đường ống tăng nhanh.

- Phân bố: ở Trung Đông, Hoa Kì, Nga, Trung Quốc

=> Mỗi loại hình vận tải có ưu nhược điểm riêng cần lựa chọn loại hình vận tải phù hợp để phát triển các ngành kinh tế.