Bệnh cam là gì

Cam đường ruột nghe có vẻ xa lạ nhưng thực chất đây lại là bệnh rất phổ biến ở trẻ em làm không ít các bậc phụ huynh lo lắng. Đây là một loại bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa làm giảm đi chức năng của đường ruột. Không điều trị kịp thời, bệnh có thể kéo dài dai dẳng mang đến nhiều ảnh hưởng xấu cho trẻ. Vì vậy mà mỗi bậc cha mẹ đều không nên bỏ qua kiến thức về bệnh cam đường ruột ở trẻ em và 3 triệu chứng thường gặp dưới đây.

Xem thêm: Bệnh cắn móng tay ở trẻ em

Bệnh cam đường ruột ở trẻ em nhận biết thế nào?

Bệnh cam đường ruột là gì?

Thực tế, bệnh cam đường ruột ở trẻ em là một dạng nhiễm khuẩn đường ruột gây ra nhiều tác động xấu đến trẻ như suy dinh dưỡng, thường xuyên nôn trớ,…

Trẻ em thường mắc bệnh này bởi nhiều lý do đến từ chế độ dinh dưỡng, đặc biệt là thói quen ăn không đúng bữa và không đúng khoa học.

Mặc dù bệnh cam đường ruột không gây ra nhiều nguy hiểm nhưng nếu không có phương pháp điều trị đúng cách sẽ ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của trẻ. Do đó mà cha mẹ nên biết đến một số các triệu chứng thường gặp để kịp thời phát hiện bệnh ở trẻ.

3 triệu chứng thường gặp của bệnh cam đường ruột ở trẻ em

Cam đường ruột dẫn đến tình trạng thường xuyên nôn trớ thức ăn của trẻ ngay sau khi ăn. Lý do là loại bệnh này làm rối loạn chức năng tiêu hóa thức ăn ở đường ruột cản trợ quá trình hấp thụ dinh dưỡng.

Khi mắc bệnh trẻ cũng có thể nôn ra niêm dịch đi kèm thức ăn, thậm chí là nước mật và dịch ruột ở mức độ bệnh nghiêm trọng hơn.

Ở trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi, các trẻ bú sữa công thức sẽ có nguy cơ mắc cam đường ruột cao và thường xảy ra tình trạng nôn trớ đi kèm. Nếu bệnh tiến triển dẫn đến tắc ruột, trẻ có thể nôn ra chất chứa trong đường ruột và có mùi hôi.

Trẻ bị cam đường ruột thường xuyên nôn trớ

Bệnh cam đường ruột ảnh hưởng trực tiếp đến cả chức năng của đường ruột và hệ tiêu hóa, vì thế mà thức ăn trẻ ăn vào sẽ không tiêu hóa được. Từ đó dẫn đến tình trạng biếng ăn ở trẻ đi kèm với quấy khóc.

Biếng ăn thời gian dài, trẻ rất dễ bị còi xương và suy dinh dưỡng, sụt cân không rõ nguyên do. Thỉnh thoảng có thể đi kèm biểu hiện sốt nhẹ và mệt mỏi, suy nhược.

Triệu chứng thứ 3 của bệnh cam đường ruột ở trẻ em là đại tiện ra phân có màu thâm, đục và có mùi hôi. Nếu quan sát kỹ, phân của bé có thể dính theo máu do rối loạn chức năng đường ruột.

Một số trường hợp, ở bé còn kéo theo tình trạng tiêu chảy gây mất nước và suy nhược cơ thể nhanh chóng.

Cam đường ruột tuy không gây tử vong nhưng nếu không điều trị sớm sẽ kéo dài dai dẳng dẫn đến bé xanh xao, cơ thể yếu ớt và kém phát triển.

Việc đảo lộn các chức năng hệ tiêu hóa còn cản trở quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng của cơ thể trẻ khiến bé thiếu chất, thường xuyên mắc các loại bệnh.

Trẻ có thể bị tiêu chảy

Điều trị bệnh cam đường ruột ở trẻ thế nào?

Hiện nay, với bệnh cam đường ruột ở trẻ em, không ít các bậc phụ huynh đã thử dùng nhiều loại thuốc truyền tay nhau. Tuy nhiên các phương thuốc này vẫn chưa được y học kiểm nghiệm và ít mang lại hiệu quả điều trị.

Do đó, ngay khi trẻ có các dấu hiệu đầu tiên của cam đường ruột, hãy đưa con đến các trung tâm y tế để được kiểm tra tình trạng sức khỏe. Y học hiện đại có rất nhiều cách chẩn đoán chính xác loại bệnh đường ruột này như khám lâm sàng hay lấy mẫu xét nghiệm.

Mọi biện pháp điều trị từ bác sĩ đều có thể giúp trẻ cải thiện tình trạng bệnh và điều trị tốt hơn. Nhất là đối với trẻ 1 tuổi cha mẹ không nên tự ý dùng thuốc cho con để tránh các phản ứng thuốc gây nguy hiểm cho bé.

Cha mẹ nên tập cho bé thói quen giữ vệ sinh sạch sẽ để phòng bệnh cam đường ruột

Cách phòng tránh bệnh cam đường ruột ở trẻ

Tuy nhiên, bệnh cam đường ruột cũng như nhiều loại bệnh khác ở trẻ em, phòng bệnh luôn luôn hơn chữa bệnh. Vì vậy cha mẹ cũng nên tìm hiểu 1 số cách phòng ngừa bệnh cho trẻ:

  • Cho con ăn uống khoa học, đúng bữa, bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết trong mỗi bữa ăn hàng ngày cho trẻ
  • Hạn chế tối đa đồ ăn chứa nhiều chất béo và chất ngọt đối với trẻ, không cho trẻ ăn bánh kẹo nhiều váo buổi tối trước khi ngủ.
  • Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ thân thể và cả nơi trẻ vui chơi, ngủ nghỉ để hạn chế tối đa sự xâm nhập của các loại vi khuẩn đường ruột
  • Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi, nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn để tăng cường hệ miễn dịch. Nếu trẻ bú sữa công thức luôn nhớ trụng sôi sát khuẩn bình sữa và núm ti để bảo vệ cơ thể cho con.

Nói tóm lại, cam đường ruột hiện nay là một loại bệnh rất phổ biến ở trẻ. Vì vậy mà bằng những kiến thức chúng tôi đưa đến, hãy bảo vệ cho trẻ thật tốt nhé. Chúc bé nhà bạn luôn khỏe mạnh và chóng lớn!

Chứng cam theo YHCT gồm các loại sau:

- Tỳ cam do ăn uống không điều độ, Tỳ Vị thọ thương sinh bệnh.

- Tâm cam: do ăn uống không điều độ, Tâm kinh uất nhiệt sinh bệnh.

- Phế cam: do nhiệt uất ở phế.

- Can cam: do can kinh uất nhiệt.

- Thận cam: do bệnh cam lâu ngày làm thận tổn thương.

- Nhiệt cam: do dứt sữa sớm, do ăn uống không điều độ.

- Khẩu cam: sau bị cam tích tiêu chảy, do thấp nhiệt đốt tân dịch sinh ra.

- Đinh hề cam: do ăn quá nhiều Tỳ Vị tổn thương.

- Bộ lộ cam: do trùng tích.

Bệnh cam là gì

Bạch truật...

Nguyên nhân suy dinh dưỡng

- Do dứt sữa quá sớm, trường vị chưa hoạt động đầy đủ mà đã ăn cháo, cơm khiến cho trung khí bị hư tổn mà thành bệnh.

- Do ăn uống không điều độ, ăn quá nhiều chất béo ngọt sinh Vị nhiệt và trung mãn Tỳ Vị tích trệ.

- Do sau ốm dậy thiếu bồi dưỡng, nên nguyên khí không hồi phục mà sinh bệnh.

- Do bị sởi đậu hoặc các chứng lặt vặt mà uống nhiều thuốc bổ, thuốc hạ làm tiêu hao tân dịch mà thành bệnh cam.

- Do thường đi tiểu khi vàng khi đỏ. mùi khai ngấy hoặc dầm dề hoặc bế tắc hoặc đái khó, đái đục như nước vo gạo, nếu không trị thì âm dương không phân biệt mà sinh đi tả lỵ, thấp nhiệt không trừ sinh sốt rét, sinh lâm lậu rồi cũng thành ra bệnh cam.

Tóm lại, do Tỳ Vị hư yếu, khí huyết khô trệ, sinh tích, sinh nhiệt, sinh đờm, nhân khi tạng khí hư mà truyền vào gây nên bệnh cam cho nên bệnh cam là bệnh khô ráo. Nếu bị sốt cơn mà dùng phác tiêu, đại hoàng để xổ, bị tích báng mà dùng ba đậu, bằng sa để tả hạ thì cũng đều thành ra bệnh cam cả.

Bệnh cam là gì

...ý dĩ bổ khí, bổ Tỳ Vị

Triệu chứng

Tỳ cam: trẻ hơi xanh xao, cơ thể gầy hơn trẻ bình thường. Biếng ăn, đi tiêu phân khi khô khi lỏng, sôi bụng. Tân dịch giảm gây âm hư sinh miệng khô, khát nước, triều nhiệt. Bụng to, nổi mạch máu xanh, ưa tối sợ sáng, tay chân kém sức, rêu lưỡi trắng.

Tâm cam: mình nóng, mặt vàng, má đỏ, miệng lưỡi lở, khát nước, đổ mồ hôi trộm, tiểu đỏ gắt, hay nghiến răng, dễ kinh sợ.

Phế cam: ho nhiều, kém hơi, chảy nước mũi, bụng trướng, đi phân lỏng như nước vo gạo, miệng có mùi tanh, da lông khô.

Can cam: người gầy, da khô, bộ mặt ông già, tinh thần mệt mỏi, ăn kém, bụng trướng, tiêu chảy có máu hoặc chất nhầy, nháy mắt hoặc quáng gà, khô loét giác mạc, mắt thường nhắm, loét miệng, ban, phù thũng.

Thận cam: sắc mặt đen sạm, chân răng chảy máu, sưng lở, thượng nhiệt, hạ hàn, lòi dom, hậu môn lở loét, có thể có thêm ngũ trì, ngũ nhuyễn.

Nhiệt cam: lòng bàn tay khô nóng, phiền khát, hay ăn vặt, tiêu chảy.

Khẩu cam: miệng lở loét.

Đinh hề cam: bụng to, cổ bé, mặt vàng, tay chân teo gầy.

Cam tích (bộ lộ cam): người gầy, hay sốt, bụng to nổi gân xanh, ăn nhiều, hay ói mửa, có khi ói ra lãi. Sôi bụng tiêu lỏng, có khi táo bón, đi ra lãi.

Điều trị

Tỳ cam:

Phép trị: bổ khí, bổ Tỳ Vị.

Bài thuốc 1:

Bạch truật 6g, ý dĩ 6g, hoài sơn 12g, sa nhân 2g, hạt sen 6g,mạch nha       6g, cam thảo nam 4g, binh lang 2g.

Nếu có thêm tích trệ đồ ăn, bụng trướng thêm đại phúc bì 4g, sơn tra 4g, thần khúc 4g.

Làm thành một thang sắc uống ngày 1 thang.

Bài thuốc 2: Tiêu cam lý tỳ thang.

Hồ hoàng liên 6g, thanh bì 4g, mạch nha 6g, tam lăng 2g, binh lang 2g, cam thảo 4g, lô hội 5g, hoàng liên 4g, bạch truật 8g, nga truật 4g, thần khúc 6g, trần bì 4g, sử quân tử 4g.

Làm thành một thang sắc uống ngày 1 thang

Bệnh cam là gì

Đảng sâm

Cam tích:

Phép trị: bổ khí, bổ Tỳ Vị, tiêu tích.

Bài thuốc: bạch truật 6g, hạt đỗ ván trắng   8g, kê nội kim 4g, hoài sơn 8g, chỉ thực 4g, trần bì 4g.

Nếu tích trệ nhiều, bụng trướng thêm: đại phúc bì 4g, sơn tra 4g, sử quân tử 4g, thần khúc 4g.

Hoặc dùng bài: Lô hội phì nhi hoàn (dùng trong suy dinh dưỡng, tiêu chảy do giun). Gồm: lô hội 5g, mạch nha 6g, hồ hoàng liên 40g, biển đậu 80g, ngân sài hồ 6g, sơn tra 40g, hoàng liên 40g, vu di 40g, bạch đậu khấu 40g, thần khúc 80g, sơn dược 80g, sử quân tử 80g, binh lang 20g, xạ hương 0,5g.

Tán nhỏ làm viên, uống mỗi ngày 4 - 8g.

Can cam:

Phép trị: bổ khí huyết, bổ can thận.

Bài thuốc: Bát trân thang gia giảm:

Đảng sâm 8g, thục địa 8g, bạch truật 8g, xuyên quy 8g, phục linh 6g,        xuyên khung 8g, cam thảo 4g, bạch thược 8g.

Nếu loét - khô giác mạc thêm kỷ tử 8g, cúc hoa 8g hoặc uống viên kỷ cúc địa hoàng hoàn 12 - 16g/ngày.

Nếu loét miệng thêm ngọc trúc 6g, thăng ma 6g, hoàng liên 4g.

Nếu có tử ban thêm hoàng kỳ 6g, a giao 6g.

Nếu có sốt thêm đan bì 6g, rễ cỏ tranh 8g.

Nếu có phù thêm quế chi 2g, phục linh 12g.

Chảy nước dãi nhiều, lở miệng thêm: hoàng bá 6g, nhân sâm 4g tán nhỏ bôi miệng, ngày vài lần.

Nếu có tiêu chảy, kiết lỵ thêm: hồ hoàng liên 6g, ngũ linh chi 6g, tế tân 2g, bạch tật lê 6g, cốc tinh thảo 8g, cam thảo 4g, giảm thục địa.

Trị các chứng cam ở các tạng phủ: Phế cam, Tâm cam, Thận cam, Can cam dùng bài Tập thành hoàn gia giảm.

Lô hội 8g, hoàng liên 6g, mộc hương 6g, trần bì 6g, ngũ linh chi 4g, thịt cóc 12g, sử quân tử 8g, xuyên khung 8g, dạ minh sa 4g, thanh bì 6g, nga truật 6g, xuyên quy 8g, sa nhân 6g.

Tán nhỏ hòa với nước mật heo, làm thành viên ngày uống 4 - 6g

- Can cam: co giật bỏ nga truật, sa nhân, trần bì, thêm chi tử, phòng phong, thiên ma, thuyền thoái.

- Tâm cam: bỏ trần bì, sa nhân, mộc hương, thanh bì. Thêm sinh địa, phục linh.

- Thận cam: bỏ sa nhân, mộc hương, thanh bì, thêm thục địa, phục linh, hoài sơn, đan bì, trạch tả.

- Phế cam: bỏ trần bì, sa nhân, mộc nương, xuyên khung. Thêm tang bạch bì, cát cánh, lá tía tô, a giao.

Châm cứu: Tâm du, Tỳ du, Vị du, Cao hoang du, Túc tam lý, Tam âm giao.

Theo: Báo SKĐS