Bệnh viện Y học cổ truyền điều trị bệnh trĩ

Chữa bệnh trĩ ở Bệnh viện Y học cổ truyền

Chủ Nhật ngày 05/12/2021

  • Bệnh trĩ có tự khỏi được không?
  • Hướng dẫn cách chữa bệnh trĩ bằng mật ong
  • Cách điều trị cho trẻ em mắc bệnh trĩ

Ông bà ta có câu “Thập nhân cửu trĩ”, nghĩa là trong 10 người sẽ có đến 9 người mắc bệnh trĩ. Nhưng không chỉ ngày xưa, bệnh trĩ vẫn là căn bệnh phổ biến hiện nay.

Bệnh trĩ là bệnh khá tế nhị nên nhiều người bệnh còn ngại tìm hiểu, ngại chữa trị khiến bệnh rất dễ trở nặng và gây ảnh hưởngđến chất lượng cuộc sống. Vậy bệnh trĩ là bệnh như thế nào, những dấu hiệu nhận biết, cách điều trị ra làm sao? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp tất cả những thắc mắc trên thông qua quy trình chữa trĩ ở bệnh viện y học cổ truyền. Hãy cùng tìm hiểu nhé.

Bệnh trĩ là gì?

Khi bị chèn ép, các búi tĩnh mạch tại vùng hậu môn và trực tràng khi sẽ giãn dần ra. Nếu mức độ giãn quá lớn, chúng có thể gây nên hiện tượng xung huyết, làm chảy máu và thậm chí sa ra bên ngoài. Rất nhiều trường hợp dù đã có các dấu hiệu của bệnh trĩ nhưng vẫn không xác định được mình đang có bệnh, đến khi đến bệnh viện thăm khám thì đãở giai đoạn nặng dẫn đến khó khăn trong điều trị và tốnnhiều tiền bạc.

Có 3 loại bệnh trĩ phổ biến là trĩ ngoại, trĩ nội và trĩ hỗn hợp.

  • Trĩ ngoại: Các búi trĩ nằm ở phía dưới đường lược hoặc ngoài hậu môn. Trĩ ngoại bị sa ra ngoài và không thể co lên. Do đó, chúng sẽ gây cảm giác cộm, vướng víu khó chịu ở hậu môn. Lâu dần, các búi này nặng lên, dẫn đến chảy máu và gây đau đớn cho người bệnh.

  • Trĩ nội: Các búi trĩ nằm ở phía trên rãnh đường lược và thường ít gây đau hơn trĩ ngoại. Tuy nhiên, sau một thời gian nếu hiện tượng sung huyết diễn ra trầm trọng hơn, búi trĩ sa ra ngoài sẽ rất đau.

  • Trĩ hỗn hợp: Đây là tình trạng mắc cả 2 loại trĩ ngoại và trĩ nội cùng lúc, khi trĩ nội trở nặng sa ra ngoài và kết hợp với những búi trĩ ngoại sẽ gây nên trĩ hỗn hợp.

Bệnh viện Y học cổ truyền điều trị bệnh trĩ

3 loại bệnh trĩ phổ biến là trĩ ngoại, trĩ nội và trĩ hỗn hợp

Những dấu hiệu thường gặp của bệnh trĩ

Để việc thăm khám và điều trị ở bệnh viện Y học cổ truyền diễn ra thuận tiện và ít tốn kém hơn, bạn cần kịp thời nhận biết được những dấu hiệu của bệnh trĩ.

Chảy máu khi đi đại tiện

Đây là được xem là biểu hiện phổ biến nhất của bệnh trĩ. Búi trĩ thường bị sưng và sung huyết nên khi ta đi đại tiện thường sẽ có máu dính vào phân hoặc giấy vệ sinh. Với tình trạng bệnh nặng, máu cũng có thể rỉ thành giọt hay bắn thành tia.

Trầm trọng hơn, máu thậm chí sẽ chảy ra ngay cả khi đang đi lại, ngồi xổm, hay vận động mạnh. Nếu không điều trị kịp thời, người bệnh có thể bị thiếu máu gây hoa mắt chóng mặt, buồn nôn hoặc mắc các bệnh về tim mạch.

Đau rát vùng hậu môn

Hệ thống thần kinh ở vùng hậu môn tương đối nhạy cảm, rất dễ tạo cảm giác đau khi bị kích thích. Việc đi đại tiện ra máu hay phân cứng cọ xát vào búi trĩ làm sung huyết sẽ làm đau rát khó chịu vùng hậu môn. Đồng thời, các búi trĩ sa ra ngoài cũng rất dễ bị viêm nhiễm, sưng tấy hay sa nghẹt nên càng làm bệnh nhân đau đớn hơn.

Bệnh viện Y học cổ truyền điều trị bệnh trĩ

Đau rát vùng hậu môn là dấu hiệu của trĩ

Sa búi trĩ

Búi trĩ sau khi hình thành, theo thời gian có thể sẽ sa ra ngoài. Giai đoạn đầu, các búi trĩ có thể tự co lên dễ dàng khi sa ra. Nhưng càng về sau, việc tự co lên của búi trĩ sẽ trở nên khó khăn hơn, yêu cầu bệnh nhân cần phải dùng tay đẩy lên.

Nghiêm trọng hơn, nếu búi trĩ sa ra thường xuyên và ngay cả dùng tay cũng không thể đẩy lên được thì sẽ gây sa nghẹt trĩ. Người bệnh đã gặp phải tình trạng này mà giữ vệ sinh không sạch sẽ thì rất dễ dẫn đến viêm nhiễm hay thậm chí là hoại tử.

Chảy dịch

Bình thường, hậu môn sẽ có cơ chế tiết chất dịch để giúp việc đi vệ sinh diễn ra dễ dàng hơn. Khi mắc bệnh trĩ, hậu môn của người bệnh sẽ bị hở, chất dịch chảy từ bên trong kèm theo phân làm vùng hậu môn thường xuyên bị ẩm ướt.

Ngứa ngáy hậu môn

Việc chảy dịch ẩm ướt và các búi trĩ sa ra ngoài sẽ tạo cảm giác cồm cộm, ngứa ngáy khó chịu ở vùng hậu môn. Ngoài ra, tác hại của áp xe hậu môn và sa nghẹt trĩ cũng là những nguyên nhân thường gặp gây ngứa tại vùng hậu môn.

Quy trình chữa bệnh trĩ ở Bệnh viện y học cổ truyền TP.HCM

Bệnh viện y học cổ truyền Thành phố Hồ Chí Minhlà bệnh viện hàng đầu trong lĩnh vựcy học cổ truyền với thế mạnh là điều trị các bệnh về trĩ, khớp gối, tĩnh mạch,... Tuy nhiên, một vấn đề mà khá nhiều người bệnh băn khoăn khi lựa chọn thăm khám ở đây là liệu việc dùng thảo dược trong chữa trị có đem lại tác dụng ngay hay không. Mối lo này là hoàn toàn hợp lý nên bệnh viện y học cổ truyền đã xây dựng những phương pháp trị bệnh kết hợp với y học hiện đại giúp rút ngắn thời gian điều trị mà vẫn đạt kết quả như mong đợi.

Bệnh viện Y học cổ truyền điều trị bệnh trĩ

Quy trình chữa bệnh trĩ ở bệnh viện y học cổ truyền TP.HCM

Đối với bệnh nhân không có bảo hiểm y tế

Di chuyển đến khu vực khám bệnh, điền đầy đủ thông tin vào phiếu khám rồi lấy số thứ tự đóng tiền.

Đợi nhân viên đọc số sau đó đến quầy thu ngân đóng tiền, nhận biên lai cùng số phòng khám.

Đi đến phòng khám được chỉ định và chờ tới lượt.

Khám bệnh, làm thêm các xét nghiệm nếu có.

Quay lại phòng khám ban đầu để nghe bác sĩ giải thích kết quả và chỉ định chữa trị.

Lấy thuốc hoặc nhập viện theo yêu cầu.

Đối với bệnh nhân có bảo hiểm y tế

Cầm theo bản chính hoặc bản photo thẻ BHYT, CMND hoặc giấy chuyển viện (nếu cần).

Di chuyển đến bàn hướng dẫn để lấy số thứ tự, sổ khám bệnh và lưu ý cần điều đủ các thông tin cần thiết.

Đem sổ và giấy tờ tùy thân đến quầy thu ngân để đợi lấy số và đóng tiền theo hướng dẫn. Người bệnh lưu ý giữ sổ khám bệnh cùng biên lai đóng tiền.

Đi tới phòng khám bệnh ghi trong phiếu và đợi tới lượt khám. Nghe bác sĩ giải thích tình trạng bệnh và những lưu ý khi chữa bệnh.

Nhận thuốc theo toa của bác sĩ hoặc nhập viện theo chỉ định.

Đặt lịch khám bệnh trực tuyến tại Bệnh viện Y học cổ truyền

Việc khám bệnh trĩ ở Bệnh viện Y học cổ truyền thuận tiện và đơn giản hơn nhiều trung tâm y tế khác bởi hiện nay bạn có thể đặt lịch khám online thông qua ứng dụng của chính bệnh viện. Ứng dụng này cho giúp người dùng đặt trước lịch khám cũng như thanh toán trực tuyến nên tiết kiệm rất nhiều thời gian, tránh tình trạng ùn đông đúc,... Ngoài ra, ứng dụng còn đem lại tính năng vượt trội khác như cập nhật liên tục các tin tức y tế chính thống và khả năng lưu trữ hồ sơ sức khỏe cho tất cả các thành viên trong gia đình.

Trên đây là những thông tin cần thiết về bệnh trĩ mà Nhà thuốc Long Châu tổng hợp được. Nếu phát hiện bản thân có những dấu hiệu của bệnh, bạn nên đặt lịch khám tại Bệnh viên Y học cổ truyền để đạt hiệu quả điều trị bệnh trĩ tối ưu nhất.

Hoàng Trang

Nguồn tổng hợp

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

  • bênh trĩ
  • táo bón
  • y học cổ truyền

Bệnh viện Y học cổ truyền điều trị bệnh trĩ

Phương pháp điều trị bệnh trĩ bằng Đông – Tây y kết hợp đã được Viện Y dược học dân tộc TP. Hồ Chí Minh chữa trị cả chục năm nay, mang lại cơ hội điều trị bệnh trĩ không phải phẫu thuật, giảm đau đớn cho các bệnh nhân, ít gây biến chứng. Với phương pháp sử dụng thuốc tiêm PG-60 (của Lương y Lê Văn Chánh, Viện Y dược học dân tộc TP. Hồ Chí Minh) trực tiếp vào búi trĩ làm teo, co nhỏ lại. Đồng thời kết hợp với các bài thuốc y học cổ truyền làm búi trĩ co lên, tăng cường bảo vệ thành mạch, kết hợp nhuận trường.

Bệnh viện Y học cổ truyền điều trị bệnh trĩ

Đặc biệt, với phương pháp này có thể điều trị bệnh trĩ từ độ 1 đến độ 3. Thời gian điều trị ngắn, thông thường bệnh trĩ ở mức độ nhẹ, độ 1 chỉ mất từ 1-2 tuần là khỏi, dài nhất từ 3-4 tuần. Trong thời gian điều trị, bệnh nhân vẫn đi làm, sinh hoạt bình thường mà không phải nằm điều trị tại bệnh viện.
Từ sự chuyển giao của Viện Y Dược Học Dân Tộc TP. Hồ Chí Minh, bệnh viện y dược cổ truyền Đồng Nai đã áp dụng hiểu quả.
Từ đầu năm 2015, Bệnh viện y dược cổ truyền Đồng Nai triển khai chữa bệnh trĩ bằng phương pháp Đông – Tây y kết hợp đã giúp cho nhiều bệnh nhân mắc căn bệnh “khó nói” này nhanh khỏi bệnh mà không phải trải qua cuộc phẫu thuật đau đớn.  

Bệnh viện Y học cổ truyền điều trị bệnh trĩ
Bác sĩ Phòng khám trĩ Bệnh viện y dược cổ truyền Đồng Nai tư vấn điều trị bệnh trĩ bằng Đông y cho bệnh nhân. Ảnh: N.THƯ

Giám đốc Bệnh viện y dược cổ truyền Đồng Nai Phạm Văn Long cho biết, trung bình mỗi ngày phòng khám bệnh trĩ của bệnh viện khám và điều trị cho 15 người. Điều đáng nói, rất nhiều người trong số này phải chịu đựng bệnh trĩ suốt nhiều năm liền vì sợ bị phẫu thuật. Do đó, mức độ bệnh ngày càng nặng, gây khó khăn trong sinh hoạt.
* Hiệu quả bất ngờ
Ông T.V.L. ngụ tại KP.4, phường Long Bình (TP.Biên Hòa) năm nay 60 tuổi thì đã có đến 37 năm phải sống chung với bệnh trĩ. Ông L. nhớ lại, trước đây ông thường đi cầu ra máu nhưng do không thấy trĩ lòi ra nên chủ quan không đi chữa trị hoặc phòng ngừa. Đến khi thường xuyên đau bụng, đi cầu ra máu, lòi trĩ ra ngoài, ông mới đi khám thì phát hiện bị bệnh trĩ. Ông từ chối lời đề nghị phẫu thuật cắt bỏ trĩ của bác sĩ vì sợ đau và biến chứng. Suốt nhiều năm nay, ông điều trị bằng Tây y, hết uống thuốc rồi đặt thuốc cũng không thấy đỡ mà bệnh tình ngày càng nặng hơn gây bất tiện trong sinh hoạt.
Vì vậy, khi ông L. nghe Bệnh viện y dược cổ truyền Đồng Nai chữa bệnh trĩ bằng phương pháp Đông – Tây y kết hợp, ông đã đến khám và điều trị. Ông L. cho biết sau 6 lần tiêm thuốc và uống thuốc thì đến nay trĩ đã teo hẳn, không còn lòi ra ngoài, không còn sưng gây đau đớn như trước đây. Ông L. chia sẻ: “Tôi rất bất ngờ về kết quả chữa trị này. Đây quả là một phương pháp hữu hiệu, một tin vui cho người bị bệnh trĩ. Thời gian chữa trị nhanh, lại ít tốn kém vì được bảo hiểm y tế thanh toán”.
Tương tự bà H.N.P., tạm trú KP.12, phường Bình Chiểu, quận Thủ Đức (TP.Hồ Chí Minh) cũng chữa khỏi bệnh trĩ khi điều trị tại Bệnh viện y dược cổ truyền Đồng Nai. Bà P. cho biết bà bị trĩ đã 10 năm nay, đi bệnh viện nào bác sĩ cũng bắt phẫu thuật vì bị trĩ độ nặng. Do chi phí ca phẫu thuật là 12 triệu đồng, ngoài khả năng tài chính nên bà phải cắn răng sống chung với bệnh. Đến khi bà nghe người quen giới thiệu Bệnh viện y dược cổ truyền Đồng Nai chữa bệnh trĩ bằng Đông – Tây y kết hợp rất hiệu quả nên bà tìm đến chữa bệnh. “Thật không ngờ, phương pháp tiêm xơ búi trĩ ở đây rất hiệu quả. Sau 2 lần tiêm mà búi trĩ đã teo lại hẳn, không lòi ra ngoài. Hậu môn cũng không còn cứng và không còn lúc nào cũng mắc đại tiện như trước đây” – bà P. vui mừng nói.
* Giảm đau, ít biến chứng
Theo bác sĩ Phạm Văn Long, bệnh trĩ là bệnh được tạo thành do giãn quá mức các đám rối tĩnh mạch hay còn gọi là sự phình tĩnh mạch ở mô xung quanh hậu môn. Bệnh trĩ có 3 mức độ, độ 1 là mức độ nhẹ nhất, thường thấy là tĩnh mạch bị phình, đi tiêu ra máu tươi. Độ 2 và độ 3: trĩ lòi ra ngoài, chảy máu tươi, đau rát. Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao là người có cơ địa táo bón. Tuy nhiên, ít có người biết tiêu chảy kéo dài cũng gây giãn tĩnh mạch hậu môn. Khi các tĩnh mạch ở thành hậu môn bị tổn thương kéo theo các viêm nhiễm, các mạch máu ở đây bị tắc nghẽn lâu ngày sẽ phình ra thành các búi trĩ.
Bác sĩ Long cho biết phương pháp điều trị bệnh trĩ bằng Đông – Tây y kết hợp đã được Viện Y dược học dân tộc TP. Hồ Chí Minh chữa trị cả chục năm nay, mang lại cơ hội điều trị bệnh trĩ không phải phẫu thuật, giảm đau đớn cho các bệnh nhân, ít gây biến chứng. Với phương pháp sử dụng thuốc tiêm PG-60 (của Lương y Lê Văn Chánh, Viện Y dược học dân tộc TP. Hồ Chí Minh) trực tiếp vào búi trĩ làm teo, co nhỏ lại. Đồng thời kết hợp với các bài thuốc y học cổ truyền làm búi trĩ co lên, tăng cường bảo vệ thành mạch, kết hợp nhuận trường.
Theo bác sĩ Phạm Văn Long, Giám đốc Bệnh viện y dược cổ truyền Đồng Nai, hiện nay bệnh trĩ rất phổ biến, phần lớn người mắc bệnh trong độ tuổi lao động từ 30- 60 tuổi, nhất là những người làm việc ngồi lâu, đứng nhiều, khuân vác nặng. Để phòng tránh bệnh cần tránh tình trạng táo bón hoặc tiêu chảy kéo dài; ăn thức ăn nhuận tràng, không ăn cay, nóng. Trong trường hợp phải đứng hoặc ngồi làm việc lâu thì cần có thời gian vận động, thay đổi tư thế. Khi có các triệu chứng đi tiêu ra máu tươi, trĩ sa ra ngoài thì phải đến bệnh viện tư vấn và điều trị kịp thời. Vì nếu để tình trạng xuất huyết nhiều lần dễ gây thiếu máu, nhiễm trùng máu, thậm chí có thể tử vong do mất máu ồ ạt, kéo dài.
Đặc biệt, với phương pháp này có thể điều trị bệnh trĩ từ độ 1 đến độ 3. Thời gian điều trị ngắn, thông thường bệnh trĩ ở mức độ nhẹ, độ 1 chỉ mất từ 1-2 tuần là khỏi, dài nhất từ 3-4 tuần. Trong thời gian điều trị, bệnh nhân vẫn đi làm, sinh hoạt bình thường mà không phải nằm điều trị tại bệnh viện.

(Theo Báo Đồng Nai)