Biến bản họp tổ tư vấn tâm lý học đường

PHÒNG GD&ĐT THANH SƠN              CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG THCS VÕ MIẾU                       Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 43 /KH -THCS                                                  Võ Miếu, ngày 01 tháng 10 năm 2021

KẾ HOẠCH

Công tác Tư vấn tâm lý học đường. Năm học 2021 -2022

Căn cứ thông tư số 31/2017/TT-BGDĐT ngày 18/12/2017 của Bộ Giáo dục va Đào tạo về hướng dẫn công tác tư vấn tâm lý cho học sinh trong trường phổ thông;

Căn cứ hướng dẫn của Phòng GD&ĐT Thanh Sơn về việc đẩy mạnh xây dựng môi trường văn hóa trong trường học; Tổ chức bồi dưỡng chuyên đề kiến thức tư thức tâm lý học đường cho CBQL, giáo viên các trường cấp MN, TH, THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn;

Căn cứ đặc điểm tình hình thực tế nhà trường năm học 2021 -2022, trường THCS Võ Miếu xây dựng Kế hoạch tổ chức thực hiện công tác tư vấn tâm lý học đường cho học sinh trong nhà trường, cụ thể như sau:   

           I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:

1. Mục đích:

Định hướng giáo dục cho học sinh có khó khăn về tâm lý, tình cảm, những bức xúc của lứa tuổi, những vướng mắc trong học tập, sinh hoạt…hoặc những khó khăn học sinh, cha mẹ học sinh gặp phải trong quá trình học tập và sinh hoạt. Góp phần ổn định đời sống tâm hồn, tình cảm và giúp học sinh thực hiện được nguyện vọng và ước mơ của mình.

Phòng ngừa, hỗ trợ can thiệp kịp thời, có hướng giải quyết phù hợp, giảm thiểu tác động tiêu cực có thể xảy ra; góp phần xây dựng môi trường giáo dục an toàn lành mạnh, thân thiện và phòng chống bạo lực học đường, xâm hại tình dục trẻ em.

Hỗ trợ và đưa ra các giải pháp nhằm giúp học sinh rèn kỹ năng sống ; tăng cường ý chí, niềm tin, bản lĩnh, thái độ ứng xử phù hợp trong các mối quan hệ xã hội; rèn luyện sức khỏe, thể chất và tinh thần, góp phần xây dựng và hoàn thiện nhân cách.

2. Yêu cầu:

Các thành viên của tổ tư vấn phải am hiểu đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh và phương pháp tư vấn để việc tư vấn có hiệu quả. Trong quá trình tư vấn giáo viên tư vấn cần giữ bí mật những vấn đề có tính nhạy cảm của học sinh, cha mẹ học sinh để tránh sự mặc cảm của các đối tượng được tư vấn.

Thường xuyên trao đổi thông tin về học sinh  để nắm bắt đặc điểm phát triển tâm sinh lý lứa tuổi và hoàn cảnh của gia đình tác động của những thay đổi đó đối với học sinh ; phát hiện và có biện pháp hỗ trợ kịp thời, phù hợp đối với những biểu hiện bất thường của học sinh

II. ĐỐI TƯỢNG -  NỘI DUNG:

1.Đối tượng được tư vấn:
Toàn thể học sinh trường THCS Võ Miếu.  
2. Nội dung tư vấn:

2.1. Tư vấn tâm lí lứa tuổi, giới tính, hôn nhân, gia đình, sức khỏe sinh sản vị thành niên phù hợp với lứa tuổi.

2.2. Tư vấn, giáo dục kỹ năng, biện pháp ứng xử văn hóa, phòng chống bạo lực, xâm hại và xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện.

2.3. Tư vấn tăng cường khả năng ứng phó, giải quyết vấn đề phát sinh trong mối quan hệ gia đình, thầy cô, bạn bè và các mối quan hệ xã hội khác.

2.4. Tư vấn kỹ năng, phương pháp học tập hiệu quả và định hướng nghề nghiệp.

2.5. Tham vấn tâm lí đối với HS gặp khó khăn cần hỗ trợ, can thiệp, giải quyết kịp thời. Giới thiệu, hỗ trợ đưa học sinh đến các cơ sở, chuyên gia điều trị tâm lý đối với các trường hợp học sinh bị rối loạn tâm, lí nằm ngoài khả năng tư vấn của nhà trường.

3. Nguyên tắc hoạt động
Hoạt động độc lập với công tác Đoàn đội.
Học sinh đến tư vấn trên cơ sở tự nguyện.
Luôn tôn trọng học sinh được tư vấn.
Phương châm hoạt động “Luôn lắng nghe, tôn trọng và bảo mật”.
4. Hình thức tư vấn
  4.1. Tổ chức tư vấn tâm lý trực tiếp: giáo viên tư vấn – cá nhân học sinh.
*Mục tiêu:
Lắng nghe và thấu hiểu những khó khăn tâm lý của học sinh.
Gợi mở nhận thức và hướng giải quyết cho từng trường hợp cụ thể.

Động viên tinh thần để học sinh giải quyết hiệu quả khó khăn của bản thân mình.
         *Nội dung:
         Tất cả những vấn đề có ảnh hưởng đến tinh thần của học sinh: tâm sinh lý cá nhân, tình yêu, tình bạn,…

Giáo viên tư vấn tâm lý sẽ tiến hành tư vấn khi những vấn đề đó cứ lặp đi lặp lại nhiều lần khiến học sinh hoang mang, lo lắng, suy nghĩ tiêu cực, thậm chí là mất kiểm soát cảm xúc, hành vi của mình.
         4.2. Tổ chức buổi sinh hoạt các chuyên đề về tâm lý, kỹ năng sống.
         * Mục tiêu:
          Tạo bầu không khí thoải mái, vui vẻ sau những giờ học căng thẳng.
          Chia sẻ, giải tỏa những bức xúc, khó khăn tâm lý do học tập và cuộc sống.
          Học tập các kỹ năng cần thiết cho cuộc sống.
         *Nội dung:
           Tùy thời điểm, giáo viên tư vấn sẽ tư vấn theo những chuyên đề tâm lý, kỹ năng sống cho phù hợp.
           4.3. Tư vấn qua Email
          * Mục tiêu:
           Tạo thêm cơ hội cho các em nhút nhát không có khả năng tư vấn trực tiếp chia sẻ, giải tỏa những bức xúc, thắc mắc, khó khăn tâm lý do học tập và cuộc sống.
          *Nội dung:
          Tất cả những vấn đề có ảnh hưởng đến tinh thần của học sinh: tâm sinh lý cá nhân, tình yêu, tình bạn, hướng nghiệp, những vấn đề khó nói…
           5. Về cơ sở vật chất để thực hiện
          Phòng tư vấn tâm lý và các trang thiết bị đi kèm.
          Tài liệu phục vụ công tác tư vấn
           Sưu tầm tài liệu từ các bài báo, trang web, báo mạng có uy tín
         6. Lịch tư vấn:
          Tư vấn tất cả các ngày từ thứ hai đến thứ bảy trong tuần (buổi sáng)

          + Cô Nguyễn Thị Kim Oanh, tổ trưởng tổ tư vấn phụ trách chung, theo dõi chỉ đạo hoạt động tư vấn của tổ tư vấn; hỗ trợ cho CB-VC về công tác tư vấn học đường.

+ Cô Bùi Anh Xuân và cô Hà Thị Nga  – GVCN lớp 9: Tư vấn giúp các em  quan hệ, giao tiếp, ứng xử với gia đình, bạn bè, thầy trò, về việc định hướng nghề nghiệp…

 + Thầy Lê  Hoài Long – TPT Đội, cô Nguyễn Thị Hồng – Bí thư Đoàn thanh niên: Tư vấn giáo dục kỹ năng sống, biện pháp ứng xử văn hóa, phòng chống bạo lực học đường, xâm hại thân thể….

+ Cô Nguyễn Thị Tuyên – Phụ trách y tế học đường: Tư vấn các vấn đề về hoạt động xã hội, về thẩm mỹ trong trang phục, các vấn đề về giới tính, Sức khỏe sinh sản vị thành niên; chăm sóc sức khỏe cá nhân, vệ sinh môi trường, phòng bệnh...

+ Cô Phạm Thị Hiệp: Tư vấn tâm lý cho HS nữ, HS dân tộc thiểu số, HS cá biệt…

  Ngoài ra, các thành viên của tổ tư vấn có thể phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh hoặc các em HS trong tổ tư vấn cung tham gia.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

         1. Phó Hiệu trưởng phụ trách công tác tư vấn học đường, xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện đến toàn thể CB, GV, NV, HS và phụ huynh. Tuyên truyền đầy đủ các văn bản chỉ đạo có liên quan.

2. Nhiệm vụ các thành viên tổ tư vấn:

Tiếp nhận ý kiến học sinh  từ hộp thư “Những điều em muốn nói” , hộp thư góp ý của nhà trường và ý kiến trực tiếp từ học sinh, hoặc thông qua giáo viên, phụ huynh giới thiệu.

Phụ trách việc tổ chức tư vấn cho học sinh dưới cờ hàng tuần về những vấn đề chung mà xã hội và học sinh đang quan tâm.

Phối hợp chặt chẽ với GVCN, tổng phụ trách Đội, Bí thư Đoàn, giáo viên bộ môn và các lực lượng giáo dục khác trong nhà trường khi triển khai các hoạt động tư vấn tâm lý cho học sinh.

Tổ tư vấn báo cáo hoạt động tư vấn về BGH nhà trường qua các kì họp hội đồng hàng tháng.

3. Toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên có trách nhiệm trong việc thực hiện các hoạt động giáo dục có liên quan đến công tác tư vấn tâm lý, đảm bảo công tác phối hợp trong thực hiện kế hoạch. Thường xuyên trao đổi thông tin về học sinh để phát hiện và có biện pháp hỗ trợ kịp thời, phù hợp đối với những biểu hiện bất thường của học sinh.

Kê hoạch cụ thể

Thời gian

Nội dung

Hình thức

Tháng 9/2021


- Xây dựng kế hoạch tư vấn 

- Tiếp nhận và tư vấn tâm lý cho đối tượng học sinh và phụ huynh có nhu cầu.

- Soạn thảo văn bản
- Sắp xếp vị trí làm việc 

- Tư vấn trực tiếp hoặc gián tiếp

Từ tháng 10/2021 – 3/2022

- Tiếp nhận và tư vấn tâm lý cho đối tượng học sinh và phụ huynh có nhu cầu.

- Phối hợp với Ban dân số xã hoặc các cơ quan có liên quan tổ chức tư vấn cho HS.
- Thường xuyên chủ động tư vấn cho HS có khó khăn trong học tập, sinh hoạt. 
- Phối hợp với GVCN nắm bắt danh sách học sinh thường xuyên vi phạm nội quy nhà trường để theo dõi, tư vấn tâm lý của các em. 

 
- Tư vấn trực tiếp hoặc gián tiếp.

- Tư vấn thông qua nói chuyện chuyên đề.

Tháng 4/2022

- Tổ chức tư vấn hướng nghiệp cho học sinh khối 9.

 - Tư vấn trực tiếp

Tháng 5/2022

- Tiếp nhận và tư vấn tâm lý cho đối tượng học sinh và phụ huynh có nhu cầu.
- Tổng kết hoạt động tư vấn


- Báo cáo


      Trên đây là Kế hoạch tổ chức thực hiện hoạt động tư vấn tâm lý học đường của trường THCS Võ Miếu năm học 2021 – 2022. Việc nghiên cứu, triển khai thực hiện tốt các nội dung và yêu cầu của kế hoạch, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường. Rất mong nhận được sự quan tâm và ủng hộ của các ban ngành đoàn thể, BGH nhà trường để tổ tư vấn tâm lý thực hiện tốt kế hoạch ./.

Nơi nhận:                                                                                         HIỆU TRƯỞNG

- BGH;

- Thành viên tổ tư vấn;

- CB,GV,NV;

- Lưu: VT.

                                   Nguyễn Thị Kim Oanh