Bộ Giao thông Vận tải Học viện Hàng không

Học viện Hàng không Việt Nam là một trường đại học định hướng nghề nghiệp-ứng dụng trực thuộc Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam, chuyên đào tạo các chuyên ngành thuộc lĩnh vực hàng không dân dụng.

Bộ Giao thông Vận tải Học viện Hàng không

MÃ TRƯỜNG: HHK

Thông tin tuyển sinh 2022

Điểm chuẩn 2022


Liên hệ:

Học viện Hàng không Việt Nam

104 Nguyễn Văn Trỗi, Phường 8, Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh

Học viện Hàng không Việt Nam là đơn vị hành chính sự nghiệp có thu trực thuộc Bộ Giao thông Vận tải, hoạt động trong lĩnh vực đào tạo chuyên ngành hàng không dân dụng.

Năm 1978, Quyết định không số do Ông Phùng Thế Tài – Tổng Cục trưởng Tổng cục Hàng không dân dụng Việt Nam (HKDDVN) về việc thành lập Trường Hàng không dân dụng Việt Nam trực thuộc Tổng Cục HKDDVN, Bộ Quốc phòng.

Ngày 24/03/1979, Thiếu tướng Vũ Xuân Chiêm – Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đã ký quyết định số 290/QĐ – QP, thành lập Trường Sĩ quan và Trung cấp nghiệp vụ Hàng không thuộc Tổng cục Hàng không Dân dụng Việt Nam. Nhiệm vụ của Trường trong giai đoạn này là đào tạo sĩ quan sơ cấp bay gồm người lái; Dẫn đường; Cơ giới trên không của máy bay vận tải loại trung; Sĩ quan sơ cấp về chỉ huy bay; Vận chuyển thương mại; Bổ túc cán bộ sơ cấp, trung cấp các ngành về nghiệp vụ hàng không; Đào tạo học viên tài vụ; Vận chuyển thương mại; Thông tin; Nhân viên phục vụ trên không và nhân viên kiểm soát không lưu.

Ngày 14/11/1994, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Bùi Danh Lưu ra quyết định số 2318/QĐ-TCCCB-LĐ chuyển đổi tổ chức “Trường Kỹ thuật nghiệp vụ Hàng không” thành “Trường Hàng không Việt Nam” trực thuộc Cục Hàng không dân dụng Việt Nam ” thực hiện nhiệm vụ đào tạo bậc dưới đại học các nghề chuyên ngành hàng không: Kiểm soát viên không lưu; Khai thác cảng hàng không; Vận tải hàng không và điện tử viễn thông hàng không. Từ đó “Trường Hàng không Việt Nam trở thành tổ chức sự nghiệp trong hệ thống giáo dục quốc gia.

Ngày 17/07/2006, Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Gia Khiêm ký quyết định số 168/2006/QĐ-TTg, thành lập Học viện Hàng không Việt Nam trên cơ sở Trường Hàng không Việt Nam. Ngày 30/10/2006 Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải ký Quyết định số 2321/QĐ-BGTVT của về Nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm và cơ cấu tổ chức của Học viện Hàng không Việt Nam. Học viện Hàng không Việt Nam trở thành cơ sở đào tạo đại học trực thuộc Bộ Giao thông vận tải, hoạt động theo Điều lệ trường đại học do Thủ tướng Chính phủ ban hành và tổ chức tuyển sinh từ năm học 2007 – 2008 với các ngành: Quản trị kinh doanh hàng không; Công nghệ kỹ thuật điện tử truyền thông và Quản lý hoạt động bay. Ngoài ra, do đặc thù nhân lực ngành hàng không Học viện tiếp tục được giao nhiệm vụ đào tạo các nghề chuyên ngành hệ trung và sơ cấp như: Kiểm soát viên không lưu; An ninh hàng không; dịch vụ thương mại; Đặt chỗ-bán vé máy bay; Thợ kỹ thuật bảo dưỡng tàu bay, tiếp viên hàng không… nhằm đáp ứng nguồn nhân lực cao cho ngành từng bước cho các nhu cầu cho xã hội.

Sứ mạng: Cung ứng dịch vụ đào tạo chất lượng cao đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế cho ngành hàng không và cho xã hội; nghiên cứu, tư vấn và chuyển giao công nghệ phục vụ sự phát triển của ngành hàng không nói riêng và kinh tế đất nước nói chung.

Tầm nhìn: Trở thành cơ sở cung ứng dịch vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ có uy tín trong nước và khu vực hoạt động theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm.

Điểm chuẩn ngành Quản lý hoạt động bay cao nhất Học viện Hàng không Việt Nam với 26,3, thấp nhất ở hai ngành Công nghệ kỹ thuật điện tử viễn thông và Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa cùng mức 18 điểm. Năm nay, học viện này tuyển 860 chỉ tiêu ở 7 ngành.

Bộ Giao thông Vận tải Học viện Hàng không

Trong khi đó, điểm chuẩn Đại học Giao thông Vận tải TP HCM tăng mạnh so với năm ngoái. Đứng đầu là ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng, chuyên ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng 27,1 điểm, chuyên ngành Quản trị Logistics và vận tải đa phương thức 26,9 điểm.

Hàng loạt ngành có điểm chuẩn trên 24 là Công nghệ thông tin, Kỹ thuật cơ khí (Cơ khí tự động), Kỹ thuật ôtô (Cơ khí ôtô), Kỹ thuật ôtô (Cơ điện tử ôtô), Kỹ thuật điện (Điện công nghiệp)...

Nhiều ngành năm ngoái chỉ lấy 15 điểm, năm nay tăng mạnh: Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông (xây dựng cầu đường) tăng 8 điểm; Kinh tế xây dựng tăng 9,2 điểm.

Bộ Giao thông Vận tải Học viện Hàng không

Bộ Giao thông Vận tải Học viện Hàng không

Đại học Giao thông Vận tải TP HCM tuyển 1.610 chỉ tiêu ở 28 ngành, chương trình đại trà và chất lượng cao. Trường có 3 phương thức tuyển sinh: Xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển, xét học bạ, xét điểm thi tốt nghiệp THPT.

Trước đó, trường công bố điểm trúng tuyển phương thức xét học bạ THPT (trung bình môn 5 học kỳ, trừ học kỳ 2 lớp 12) của tổ hợp 3 môn xét tuyển với mức 18-29,4. Ngành lấy điểm chuẩn cao nhất là Logistics và quản lý chuỗi cung ứng 29,4; tiếp đó là Logistics và quản lý chuỗi cung ứng (chuyên ngành Quản trị Logistics và vận tải đa phương thức) 29,1; Công nghệ thông tin 28,2; nhiều ngành khác lấy trên 27 điểm.