Sở hữu công nghiệp tiếng anh là gì

Sở hữu trí tuệ dưới góc độ kinh tế được hiểu là mối quan hệ giữa cá nhân, tổ chức đối với tài sản trí tuệ, như là mối quan hệ của mình hay thuộc về mình và do đó tài sản trí tuệ này được xác định là không thuộc về những cá nhân và tổ chức khác. 

Sở hữu trí tuệ thực chất là mối quan hệ giữa các cá nhân và tổ chức đối với tài sản trí tuệ  giúp xác định sự thuộc về cá nhân, tổ chức cụ thể nào đó (sự chiếm đoạt). Nói một cách ngắn gọn, sở hữu trí tuệ là các quan hệ chiếm hữu, chiếm đoạt đối với tài sản trí tuệ. 

 

2. Quyền sở hữu trí tuệ tiếng Anh là gì?

2.1. Khái niệm

- Quyền sở hữu trí tuệ tiếng Anh là intellectual property rights.

Quyền sở hữu trí tuệ là sự định hình các quan hệ sở hữu trí tuệ bằng pháp luật. Đây chính là hình thức thực hiện các quan hệ hữu trí tuệ dựa trên sự điều chỉnh pháp luật việc chiếm đoạt các đối tượng sở hữu trí tuệ của cá nhân và tổ chức. 

Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giông cây trồng (khoản 1 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ được sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019).

Ngày nay, quyền sở hữu trí tuệ đã được mở rộng thêm đối với giống cây trồng, mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, sự thể hiện văn học nghệ thuật truyền thống...

 

2.2. Đặc điểm

- Về đối tượng: quyền sở hữu trí tuệ là tài sản vô hình, không mang hình thái vật thể. Các đối tượng sở hữu trí tuệ có thể dễ dàng được sử dụng độc lập bởi nhiều chủ thể khác nhau trong không gian, thời gian khác nhau. 

Quyền sở hữu trí tuệ được chia làm 03 nhánh tùy thuộc vào đối tượng quyền:

+ Quyền tác giả và quyền liên quan:

  • Đối tượng quyền tác giả bao gồm mọi sản phẩm sáng tạo trong các lĩnh vực văn học, nghệ thuật, khoa học được thể hiện dưới bất kỳ hình thức và bằng bất kì phương tiện nào, không phân biệt nội dung, giá trị và không phụ thuộc vào bất kì thủ tục nào và được gọi là tác phẩm. Theo đó, các tác phẩm phổ biến được pháp luật ghi nhận như các tác phẩm văn học, các bài giảng, bài phát biểu, tác phẩm âm nhạc, tác phẩm sân khấu...
  • Đối tượng quyền liên quan bao gồm cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu mang chương trình được mã hóa.

+ Quyền sở hữu công nghiệp, bao gồm: sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh. 

+ Quyền đối với giống cây trồng, bao gồm giống cây trồng và vật liệu nhân giống và vật liệu thu hoạch. 

- Về nội dung quyền sở hữu:

+ Quyền nhân thân, quyền tài sản

+ Quyền sử dụng, quyền định đoạt

(quyền chiếm hữu không có ý nghĩa vì nó manh tính chất vô hình)

- Về phạm vi: Nhiều người có thể cùng khai thác, sử dụng dưới nhiều hình thức khác nhau, không bị giới hạn về phạm vi, sử dụng nhiều lần, nhiều cách thức khác nhau.

- Về mức độ bảo hộ: mang tính giới hạn

+ Với tài sản thông thường: mang tính tuyệt đối, chỉ giới hạn trong một số trương hợp để bảo vệ lợi ích nhà nước, lợi ích công cộng

+ Đối với quyền sở hữu trí tuệ: là quyền mang tính giới hạn, nguyên tắc bằng lợi ích trong sở hữu trí tuệ

 

2.3. Vai trò của quyền sở hữu trí tuệ

- Một là, quyền sở hữu trí tuệ giúp thúc đẩy hoạt động nghiên cứ, sáng tạo, đổi mới trong tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học và công nghệ.

- Hai là, quyền sở hữu trí tuệ giúp thúc đẩy cạnh tranh và lành mạnh hóa thị trường, tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, thúc đẩy thương mại trong nước và quốc tế.

- Ba là, quyền sở hữu trí tuệ giúp thúc đẩy hoạt động đầu tư trong nước và nước ngoài, khuyến khích phổ biến và chuyển giao công nghệ, tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động.

- Bốn là, quyền sở hữu trí tuệ có giá trị lớn. Giá trị của quyền sở hữu trí tuệ có xu hướng ngày càng tăng với tỉ trọng ngày càng lớn so với giá trị tài sản hữu hình của các doanh nghiệp.  

Trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, mỗi cá nhân cần nhận thức rõ tầm quan trọng và vai trò ngày càng tăng của quyền sở hữu trí tuệ trong chiến lược quốc gia để kịp thời điều chỉnh chính sách và pháp luật bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Từ đó, nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp và nền kinh tế, thúc đẩy tốc độ và chất lượng tăng trưởng kinh tế, bảo đảm phát triển bền vững kinh tế - xã hội và nâng cao chất lượng đời sống của nhân dân. 

 

3. Một số câu hỏi thường gặp

3.1. Quyền sở hữu trí tuệ là gì? Sở hữu trí tuệ bao gồm các đối tượng nào?

Trí tuệ là khả năng nhận thức lí tính đạt đến một trình độ nhất định. Quyền sở hữu trí tuệ bao gồm các quyền sở hữu đối với các sản phẩm của hoạt động trí tuệ và tinh thần như tác phẩm văn học, nghệ thuật, tác phẩm khoa học, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý và giống cây trồng.

Các đối tượng sở hữu trí tuệ được nhà nước bảo hộ bao gồm: đối tượng quyền tác giải: tác phẩm văn học, nghệ thuật và tác phẩm khoa học; đối tượng liến quan đến quyền tác giả như cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa. Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp: sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh, tên thương mại, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn; Đối tượng quyền đối với giống cây trồng: Giống cây trồng và vật liệu nhân giống.

 

3.2. Tài sản trí tuệ là gì?

Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019 lại chưa đưa ra khái niệm tài sản trí tuệ một cách trực tiếp, khiến nó có vẻ như là một khái niệm phổ thông và được thừa nhận chung. 

Việc tiếp cận tài sản trí tuệ hiện nay thường không trên phương diện pháp lý vì các văn bản quy phạm pháp luật hiện nay cũng chưa quy định cụ thể về tài sản trí tuệ, kể cả Bộ luật dân sự năm 2015 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2017. 

Chính vì vậy, tài sản trí tuệ ở đây có thể được hiểu là các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ, bao gồm các đối tượng của quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, các đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp, và các đối tượng của quyền đối với giống cây trồng. 

 

3.3. Sở hữu trí tuệ và quyền sở hữu trí tuệ có mối quan hệ như thế nào?

Sở hữu trí tuệ và quyền sở hữu trí tuệ có mối quan hệ với bản chất tương tự như mối quan hệ giữa sở hữu và quyền sở hữu. Đây là mối quan hệ giữa phạm trù kinh tế với hình thức thể hiện pháp lí. Sở hữu trí tuệ và quyền sở hữu trí tuệ có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, đôi khi rất khó để phân định một cách rạch ròi trong thực tế. Điều này còn được thể hiện ngay cả trong tiếng Anh khi thuật ngữ "intellectual property" - sở hữu trí tuệ và "intellectual property rights" - quyền sở hữu trí tuệ hay "intellectual poperty assets" - tài sản trí tuệ. 

Trên đây là bài viết của Luật Minh Khuê gửi đến bạn đọc mang tính chất tham khảo. Trường hợp có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến pháp luật, bạn đọc liên hệ tới Tổng đài tư vấn theo số 1900.6162 để được hỗ trợ. Trân trọng./.