Bộ trưởng Bộ Giáo dục khóa 13 là ai

(ĐHXIII) - Ngày 8/4/2021, tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV đã thông qua Nghị quyết bầu PGS.TS Nguyễn Kim Sơn - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng, Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội giữ chức Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

Bộ trưởng Bộ Giáo dục khóa 13 là ai

24 tháng 12 2021

Bộ trưởng Bộ Giáo dục khóa 13 là ai

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Ông Phùng Xuân Nhạ (góc phải), ảnh năm 2017

Cơ quan kỷ luật của Đảng Cộng sản Việt Nam, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, hôm 24/12 ra thông cáo về các quyết định kỷ luật, thanh tra đảng viên mới nhất.

Việt Nam: Ông Phùng Xuân Nhạ làm Phó Ban tuyên giáo TƯ Đảng

Việt Nam: Khôi phục đường bay quốc tế, sát giờ, chờ hướng dẫn?

Trong đó, có đoạn nói: "Ban cán sự đảng Bộ Giáo dục và Đào tạo nhiệm kỳ 2016-2021 có một số vi phạm, khuyết điểm trong việc ban hành và tổ chức thực hiện Quy chế làm việc; công tác tổ chức cán bộ; tham mưu xây dựng và thực hiện các cơ chế chính sách; biên soạn sách giáo khoa; đầu tư công,… Những vi phạm, khuyết điểm của Ban cán sự đảng cần được tiếp tục kiểm tra, làm rõ."

Ông Phùng Xuân Nhạ được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo vào tháng Tư năm 2016, nhiệm kỳ 2016 - 2021, thay cho ông Phạm Vũ Luận.

Tại Đại hội Đảng XIII tháng Giêng 2021, ông Phùng Xuân Nhạ là thành viên Chính phủ duy nhất dù được Trung ương khóa XII đề cử vào Trung ương khóa XIII nhưng đã không trúng cử.

Tháng Tư năm nay, ông Nhạ rời Bộ Giáo dục, giữ chức vụ Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.

Trong nhiệm kỳ giữ chức vụ Bộ trưởng Giáo dục, ông Nhạ cũng là Bí thư Ban Cán sự Đảng của Bộ.

Theo quy định tổ chức của Đảng Cộng sản, thành viên ban cán sự đảng các bộ, ngành gồm: bộ trưởng (hoặc người đứng đầu ngành), các thứ trưởng (hoặc các cấp phó của người đứng đầu ngành), vụ trưởng vụ tổ chức - cán bộ; các thành viên khác (nếu có) do ban cán sự đảng đề nghị, Ban Bí thư quyết định.

Bộ trưởng làm Bí thư Ban cán sự đảng, một thứ trưởng làm phó Bí thư Ban cán sự đảng.

Nguyên Chủ tịch Hội chữ thập đỏ bị cảnh cáo

Cũng trong thông báo ngày 24/12, Ủy ban Kiểm tra Trung ương của Đảng Cộng sản Việt Nam cho rằng một số đơn vị và cá nhân ở Hội chữ Thập đỏ Việt Nam - trong đó có nguyên nguyên Bí thư Đảng đoàn, nguyên Chủ tịch hội Nguyễn Thị Xuân Thu -có nhiều vi phạm, khuyết điểm trong công tác tổ chức - cán bộ; quản lý tài chính.

Ủy ban Kiểm tra Trung ương quyết định Cảnh cáo bà Nguyễn Thị Xuân Thu, nguyên Bí thư Đảng đoàn, nguyên Chủ tịch Trung ương Hội; ông Trần Quốc Hùng, Uỷ viên Đảng đoàn, Phó Chủ tịch Trung ương Hội; ông Đặng Minh Châu, nguyên Uỷ viên kiêm Chánh Văn phòng Đảng đoàn, nguyên Trưởng Ban Tổ chức Cơ quan Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam.

Ủy ban Kiểm tra Trung ương quyết định Khiển trách ông Nguyễn Hải Anh, Uỷ viên Đảng đoàn, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Trung ương Hội, Bí thư Đảng ủy Cơ quan Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam.

Ủy ban Kiểm tra Trung ương quyết định cách chức tất cả các chức vụ trong Đảng đối với ông Đinh Bá Tuấn, Bí thư Chi bộ, nguyên Tổng Biên tập Tạp chí điện tử Nhân đạo và Đời sống.

Trước đó, tại kỳ họp thứ 8 diễn ra từ ngày 2 đến ngày 4-112021, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương nói Đảng đoàn Hội Chữ thập đỏ Việt Nam đã vi phạm các nguyên tắc hoạt động của Đảng, Quy chế làm việc của Đảng đoàn; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, để Ban Thường vụ, Thường trực Trung ương Hội, một số đơn vị và cá nhân có nhiều vi phạm, khuyết điểm trong công tác tổ chức - cán bộ; quản lý tài chính; quy hoạch, sắp xếp và quản lý các cơ quan báo chí trực thuộc Cơ quan Trung ương Hội.

27 tháng 4 2021

Bộ trưởng Bộ Giáo dục khóa 13 là ai

Nguồn hình ảnh, Tạp Chí Tuyên Giáo

Chụp lại hình ảnh,

Ông Phùng Xuân Nhạ (phải) nhận quyết định làm Phó trưởng Ban Tuyên giáo TƯ ĐCSVN, do Trưởng ban Nguyễn Trọng Nghĩa thay mặt ban lãnh đạo đảng này trao hôm 27/4/2021 tại Hà Nội

Tin cho hay cựu Bộ trưởng Giáo dục Việt Nam, ông Phùng Xuân Nhạ vừa trở thành Phó trưởng Ban tuyên giáo Trung ương của đảng Cộng sản Việt Nam.

Hôm 27/4/2021, tạp chí Tuyên giáo thuộc ban trong một bản tin viết: "Chiều 27/4, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị triển khai quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ, điều động, bổ nhiệm đồng chí Phùng Xuân Nhạ giữ chức Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương."

Bản tin cho hay tại hội nghị này, một quan chức cấp Phó trưởng Ban Tổ chức Trung ương đảng đã công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, bổ nhiệm Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương đối với ông cựu Bộ trưởng Giáo dục.

Về vụ Bộ trưởng GD Phùng Xuân Nhạ bị tố cáo 'đạo văn'

Đâu là những việc cần làm ngay của tân Bộ trưởng Giáo dục VN?

Hội luận BBC về Việt Nam mới có Bộ trưởng giáo dục mới

Vì sao VN cần giáo dục khai phóng và cải cách đại học?

"Theo đó, tại quyết định 70, Bộ Chính trị điều động, bổ nhiệm đồng chí Phùng Xuân Nhạ giữ chức Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương," Ban tuyên giáo của đảng cho biết.

Bình luận về sự kiện này, cùng ngày thứ Ba từ Việt Nam, một số nhà quan sát thời sự nói với BBC:

"Tôi không ngạc nhiên về tin này, khi quan sát những điều động nhân sự cấp cao của đảng và nhà nước ở Việt Nam thời gian gần đây," nhà nghiên cứu Lê Văn Sinh từ Đại học Quốc gia Hà Nội nêu cảm nhận.

"Tôi chỉ muốn nói rằng chiếc ghế Bộ trưởng Bộ Giáo dục mà ông Phùng Xuân Nhạ vừa rời đi là chiếc ghế nóng nhất trong nội các chính phủ Việt Nam.

"Có thể nói, không có gia đình Việt Nam nào mà không bị ảnh hưởng hàng ngày của nền giáo dục của đảng Cộng sản. Mà giáo dục đã và đang bị cuốn vào vòng băng hoại đạo đức chính trị - văn hóa xã hội mấy chục năm qua, như chúng ta thấy.

"Cho nên, ông Phùng Xuân Nhạ trước đây, ông Nguyễn Kim Sơn, tân Bộ trưởng Giáo dục hiện thời là những người sẽ hứng chịu mọi bức xúc, bất mãn, tức giận của người dân.

"Tôi cho rằng không bắt đầu từ cải cách thể chế chính trị, thì tất cả các chương trình cải cách giáo dục không thể thành công được.

"Một người với nhiều phát biểu "hớ hênh" mất lòng dân, gây nhiều đàm tiếu trong dân chúng đã không được tín nhiệm trong cuộc bầu vào ghế Uy viên Ban chấp hành Trung ương tại Đại hội 13 của đảng, nay làm Phó Ban Tuyên giáo Trung ương liệu có làm tốt công việc mới? Tôi không cho rằng ông Nhạ sẽ làm tốt công việc này.

"Vì sao, vì tuyên giáo vẫn được đảng kỳ vọng là chinh phục trái tim và khối óc của quần chúng, nhân dâ. Nhưng ai có được uy tín, đức hạnh, phẩm giá để làm tốt việc đó vào thời điểm bây giờ?

"Do đó, tôi không hy vọng có bất kỳ sự thay đổi tiến bộ nào ở nền giáo dục Việt Nam. Tôi e rằng không ai cứu nổi sự băng hoại của nó. Các lãnh đạo của ĐCSVN hô hào cải cách giáo dục bao lâu nay rồi? Nhưng liệu họ có đang làm điều không tưởng?

"Giáo dục là hoa trái, thể chế chính trị là cây. Cây đã hỏng làm sao cho hoa thơm trái ngọt?"

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Bộ trưởng Giáo dục VN Phùng Xuân Nhạ đón Tổng thống Nga Vladimir Putin tại sân bay hôm 10/11/2017 khi ông Putin tới Việt Nam dự Hội nghị cấp cao Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC)

Từ Nha Trang, nhà báo Võ Văn Tạo, một nhà quan sát thời sự khác nói với BBC:

"Rất ngạc nhiên, và rồi cũng không ngạc nhiên là cảm nghĩ của tôi khi biết tin này. Tôi đồng ý với nhiều người rằng công tác nhân sự của đảng Cộng sản Việt Nam lâu nay không hiếm chuyện trái khoáy.

"Đơn cử, như ông Nguyễn Hòa Bình, Chánh án Tòa án Nhân dân Việt Nam, người đã phát biểu rằng nhiệm kỳ qua không có án oan sai nào ở Việt Nam, được đưa lên làm Ủy viên Bộ Chính trị, trong khi ông Vũ Đức Đam, một người được nhiều người dân tin yêu, tín nhiệm thì vẫn chầu rìa.

"Hay một trường hợp khác, ông cựu Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh, lại tiếp tục có bước thăng tiến lên làm Trưởng Ban Kinh tế Trung ương đảng và vào Bộ Chính trị."

"Còn nền giáo dục Việt Nam chưa tìm thấy ánh sáng cuối đường hầm, do thiết chế chính trị Việt Nam và không có triết lý, mục tiêu giáo dục đúng đắn.

"Nhà nước Việt Nam theo tôi không hề muốn đào tạo những lớp công dân tự do, sáng tạo, mà chỉ muốn tạo nên những con robot - người răm rắp tuân phục, nơm nớp sợ hãi vu vơ, kém hiểu biết xã hội và các chuẩn mực văn minh phổ quát của nhân loại.

"Cựu Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ khi còn đương chức đã chẳng giúp gì cho việc chấn hưng giáo dục, nếu không nói là càng xuống cấp, bệnh thành tích ngày càng trầm trọng, loạn bằng cấp, vấn nạn bằng giả ngày càng lan tràn..., vậy thì hy vọng gì khi ông ta làm Phó ban Tuyên giáo Trung ương mà lại có thể giúp ích gì cho giáo dục, đào tạo, khoa học nước nhà?"

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Giáo dục, đào tạo cũng như khoa học là một lĩnh vực được đảng Cộng sản Việt Nam xếp vào hàng ưu tiên 'quốc sách'

Hôm 27/4, Tạp chí Tuyên giáo của Ban Tuyên giáo thuộc đảng CSVN dẫn lời Trưởng ban, ông Nguyễn Trọng Nghĩa, hoan nghênh quyết định của đảng kiện toàn, bổ sung nhân sự ở ban này và cho rằng việc ông Phùng Xuân Nhạ gia nhập ban là một tin vui, đem lại hy vọng.

"Thay mặt tập thể lãnh đạo Ban Tuyên giáo Trung ương và cán bộ công chức, viên chức, người lao động của Ban, rất vui mừng được đón nhận đồng chí Phùng Xuân Nhạ được Bộ Chính trị, Ban Bí thư phân công nhận nhiệm vụ mới sau Đại hội XIII của Đảng thành công, tốt đẹp...

"Đồng chí Phùng Xuân Nhạ đã có nhiều công lao đóng góp trong sự nghiệp "trồng người" của nước nhà, với nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy, nghiên cứu khoa học từ khi còn công tác ở Đại học Quốc Gia Hà Nội rồi Bộ Trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đại hội XIII của Đảng cũng đã có những đánh giá toàn diện về đề án đổi mới toàn diện giáo dục nước nhà được triển khai đồng bộ và có những thành tựu bước đầu, trong đó đồng chí Phùng Xuân Nhạ có rất nhiều công lao nghiên cứu, cống hiến cho sự nghiệp giáo dục của Việt Nam...

"Tin tưởng rằng đồng chí Phùng Xuân Nhạ sẽ phát huy tốt những kinh nghiệm đã có trong nghiên cứu khoa học, thực tiễn kinh nghiệm cùng với tập thể lãnh đạo Ban có những tham mưu, đề xuất với Bộ Chính trị, Ban Bí thư về lĩnh vực khoa giáo, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao."

Cũng hôm thứ Ba, một nhà bình luận không muốn tiết lộ danh tính từ Hà Nội, nói với BBC:

"Tôi cho rằng ông Phùng Xuân Nhạ cũng có những điểm, những nỗ lực đáng ghi nhận, không nên quá khắt khe với một Bộ trưởng mà chỉ có một nhiệm kỳ là bốn, năm năm thôi để giải quyết tất cả các vấn đề, vấn nạn mà ngành giáo dục Việt Nam lâu nay đang gặp phải.

"Nhân đây, tôi hy vọng rằng, riêng trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, hai vị tân, cựu Bộ trưởng giáo dục của Việt Nam, những người cùng từng làm lãnh đạo, quản lý ở ban giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội, sẽ có sự chuyển giao và hợp tác tốt để giúp cho giáo dục nước nhà trong thời gian tới được cải thiện, ngày một đi vào tiến bộ tốt hơn đáp ứng nhu cầu xã hội, cộng đồng và đất nước."