Hội nghị hợp nhất các tổ chức Cộng sản 3 2 1930 đã thống nhất đất tên Đảng là gì

Được triệu tập từ ngày 6/1 đến ngày 8/2/1930 tại Cửu Long (Hương Cảng, Trung Quốc), Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản diễn ra trong bối cảnh tình hình quốc tế và trong nước đòi hỏi bức thiết một sự chuyển mình của cách mạng Việt Nam. Dưới sự chủ trì của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, Hội nghị đã đặt ra và giải quyết được những vấn đề hết sức quan trọng, mang tầm vóc lịch sử như một Đại hội thành lập Đảng.

1. Phát huy dân chủ - nhân tố tạo nền tảng cho sự thành công của Hội nghị

Trong báo cáo gửi Quốc tế Cộng sản đề ngày 18/2/1930, Nguyễn Ái Quốc viết: “Tôi đã cố gắng đi lần thứ ba khi một đồng chí từ Hồng Công tới Xiêm và tin cho tôi biết tình hình Hội An Nam Thanh niên Cách mạng bị tan rã; những người cộng sản chia thành nhiều phái,… Lập tức tôi đi Trung Quốc, tới đó vào ngày 23/12. Sau đó, tôi triệu tập các đại biểu của 2 nhóm (Đông Dương và An Nam). Chúng tôi họp vào ngày mồng 6/1” [7, tr19].

Hội nghị hợp nhất các tổ chức Cộng sản 3 2 1930 đã thống nhất đất tên Đảng là gì

Chân dung lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc

Với tư cách là đặc phái viên của Quốc tế Cộng sản có quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến phong trào cách mạng ở Đông Dương, Nguyễn Ái Quốc đã chủ trì Hội nghị hợp nhất. Dưới sự dẫn dắt của Người, Hội nghị được tiến hành một cách bí mật, linh hoạt, nghiêm túc và đặc biệt là hết sức dân chủ. Bởi lẽ, Nguyễn Ái Quốc hiểu, nếu không quán triệt nguyên tắc tập trung dân chủ thì Hội nghị hợp nhất lần này sẽ không thể đạt được mục đích đề ra và đi vào bế tắc như các lần bàn bạc trước: “Ít ra đã diễn ra hai cuộc gặp mặt của đại diện hai đảng bàn về việc hợp nhất, nhưng không thành. Có nhiều lý do nhưng trước hết đã xuất hiện bệnh công thần chủ nghĩa ở Đông Dương Cộng Sản Đảng. Trong hai cuộc gặp gỡ bàn về việc hợp nhất, đại diện của Đông Dương Cộng sản Đảng tự cho mình là những người có công trong quá trình vận động thành lập đảng cộng sản, nên nhất quyết đòi giải thể An Nam Cộng sản Đảng để họ lựa chọn những người thích hợp kết nạp lại”[3].

Sau khi tuyên bố mục đích của Hội nghị là: “Được Quốc tế Cộng sản phái về điều tra nắm rõ tình hình và bàn việc thống nhất các nhóm cộng sản thành một tổ chức duy nhất.”[3], Nguyễn Ái Quốc đã yêu cầu các đại biểu tiến hành thảo luận công khai, xác định rõ vấn đề quan trọng hàng đầu là tự phê bình và phê bình về những thành kiến, bất đồng trong hoạt động giữa các tổ chức cộng sản dẫn đến sự xung đột, công kích lẫn nhau trong thời gian qua. Trên tinh thần ấy, các đại biểu đã chỉ ra những sai lầm, khuyết điểm của nhau: “Sai lầm khuyết điểm của An Nam Cộng sản Đảng: 1. Điều kiện công nhận đồng chí chính thức quá khắt khe, 2. Điều kiện ra nhập công hội, nông hội, học sinh cũng quá khắt khe. Sai lầm khuyết điểm của Đông Dương Cộng sản Đảng: 1. Điều kiện công nhận chính thức và điều kiện kết nạp vào công hội quá khắt khe, 2. Sai lầm về tổ chức Đảng là do đảng có tính chất bè phái, xa quần chúng. Sai lầm đó có tác hại đối với trong Đảng và ngoài Đảng, 3. Làm tan rã Thanh niên và Tân Việt trái với đường lối của Quốc tế Cộng sản”. [3, tr10-13].  

Mặc dù là người trực tiếp soạn thảo Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt, Điều lệ vắn tắt - những tài liệu hết sức quan trọng cấu thành nên đường lối cơ bản của cách mạng Việt Nam nhưng Nguyễn Ái Quốc không hề áp đặt ý chí của mình trong Hội nghị mà để các đại biểu cùng thảo luận từ đó đề ra Cương lĩnh chính trị và chiến lược cách mạng: “Chúng tôi cùng nhau xác định cương lĩnh và chiến lược theo đường lối của Quốc tế Cộng sản”.[LSĐ tập 2 tr .19,20].

Trong vấn đề xác định tên Đảng cũng vậy, tinh thần dân chủ được thể hiện rõ nét khi Nguyễn Ái Quốc đề nghị các đại biểu tự đưa ra tên Đảng trước khi Người trình bày ý kiến: “Các đại biểu nhóm Đông Dương đề nghị giữ lại cái tên “Đông Dương Cộng sản Đảng”. Trong khi đó, các đại biểu nhóm “An Nam” không đồng ý và cho rằng đó là cái tên của một nhóm cộng sản cũ, không nên dùng lại. Đồng chí Vương, tức Nguyễn Ái Quốc đã chuẩn bị sẵn ý kiến (có lẽ đồng chí đã dự đoán trước được những vấn đề sẽ xảy ra trong cuộc họp) nhưng để cho các đại biểu trình bày xong mới điềm tĩnh phân tích như sau: Đông Dương là cái tên chỉ những nước ở trên bán đảo giữa Ấn Độ và Trung, như thế gồm có Miến Điện, Xiêm La, Mã Lai, Miên, Lào và ba kỳ của chúng ta; cho nên thường người ta muốn chỉ Miên, Lào và nước chúng ta thì dùng cái tên “Đông Dương thuộc Pháp” (Indochine Française); nhưng không ai dại gì mà dùng cái tên “Đảng Cộng sản Đông Dương thuộc Pháp”. An Nam là cái tên người Trung Quốc vẫn quen dùng từ lâu để gọi nước ta; nhưng hiện tại đối với người Pháp và thế giới, trên bản đồ, An Nam chỉ là Trung Kỳ. Rốt lại chỉ có cái tên Việt Nam là đúng hơn hết và thích hợp nhất. Đối với người Trung Quốc, cái tên Việt Nam cũng quen chẳng kém gì cái tên An Nam; đối với thế giới thì dần dần người ta cũng quen. Nước ta đang bị bọn đế quốc chiếm cứ, nhân dân ta phải có nhiều hành động quật khởi thì rồi người ta mới biết đến tên tuổi được. Cái tên “Đảng Cộng sản Việt Nam” không còn lẫn vào đâu được, mọi người sẽ không còn nghĩ đến một tổ chức cũ nào cả (Nguyễn Nghĩa, 2015).

Như vậy, thông qua quá trình thực hành dân chủ, trí tuệ, tâm huyết của mọi thành viên đại diện các tổ chức cộng sản đều được phát huy; những hạn chế, khúc mắc trong nhận thức, tư tưởng và hành động của từng cá nhân, tổ chức đều được phân tích, luận giải, chỉ rõ hướng khắc phục. Từ đó, những vấn đề mang tính logic, chân lý của cách mạng Việt Nam, của chính đảng lãnh đạo cách mạng cũng tất yếu được thể hiện, chỉ còn chờ quyết định tập trung, thống nhất của những đại diện ưu tú nhất tham dự Hội nghị.

   2. Tập trung, thống nhất quyết định những vấn đề cơ bản, quan trọng của cách mạng Việt Nam là nhân tố then chốt tạo nên thành công của Hội nghị

Quán triệt quan điểm của Lênin rằng: Dân chủ mà không tập trung thì biến Đảng thành “câu lạc bộ tranh cãi”, vì vậy, trên cương vị là người chủ trì Hội nghị cùng với nhiều năm kinh nghiệm hoạt động ở nước ngoài, đặc biệt là trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, Nguyễn Ái Quốc đã đưa ra những phân tích, đánh giá hết sức sắc bén, khoa học để Hội nghị đi đến thống nhất nhiều vấn đề quan trọng.

Hội nghị hợp nhất các tổ chức Cộng sản 3 2 1930 đã thống nhất đất tên Đảng là gì

Hội nghị thành lập Đảng 02/1930

Thứ nhất, Hội nghị đã thống nhất thông qua Năm điểm lớn do Nguyễn Ái Quốc đề ra với nội dung: “1. Bỏ mọi thành kiến xung đột cũ, thành thật hợp tác để thống nhất các nhóm cộng sản Đông Dương; 2. Định tên Đảng là Đảng Cộng sản Việt Nam; 3. Thảo Chính cương và Điều lệ sơ lược của Đảng; 4. Định kế hoạch thực hiện việc thống nhất trong nước; 5. Cử một Ban Trung ương lâm thời gồm chín người, trong đó có hai đại biểu chi bộ cộng sản Trung Quốc ở Đông Dương”[tập 2, tr.1]. Trong bối cảnh các tổ chức cộng sản đang công kích lẫn nhau, tranh giành ảnh hưởng của nhau, thì việc thông qua Năm điểm lớn trên có ý nghĩa vô cùng quan trọng, giúp họ xóa bỏ được những hiềm khích, ngờ vực, tin tưởng lẫn nhau để thống nhất thành một khối. Cũng chính bởi vậy mà: “Các cuộc họp tiếp sau đó đều được tiến hành trong không khí thân ái, đoàn kết”[3].

Với tinh thần ci mở, đoàn kết, Hội nghị đã thống nhất thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt, Điều lệ vắn tắt do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo. Trong đó Chính cương văn tắt, Sách lược vắn tắt hợp thành Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng. Cương lĩnh xác định đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam là làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản. Đồng thời nhấn mạnh Đảng phải thu phục cho được đại đa số quần chúng, trước hết là quần chúng công nông, phải làm cho các đoàn thể của thợ thuyền và dân cày thoát khỏi ảnh hưởng của các đảng tư sản quốc gia, cần tránh tư tưởng hẹp hòi biệt phái, hết sức liên lạc với tiểu tư sản, trí thức, trung nông. Với các giai cấp bóc lột, phú nông, địa chủ, tư bản, trừ những kẻ ra mặt chống cách mạng, cũng cần tranh thủ, chí ít là trung lập, vì trong giai đoạn đầu tiên của cách mạng tư sản dân quyền Việt Nam, nhiệm vụ chống đế quốc vẫn là hàng đầu. Cương lĩnh có nội dung cách mạng, khoa học, sáng tạo, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn Việt Nam và xu thế thời đại, phù hợp với ý chí và nguyện vọng của nhân dân; đồng thời, chấm dứt thời kỳ khủng hoảng về đường lối cứu nước cũng như giai cấp lãnh đạo kéo dài, mở ra một trang mới trong tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc. Đó là, thời kỳ nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh tiến hành công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

Thứ hai, về tên Đảng, theo đồng chí Nguyễn Thiệu (một trong hai đại biểu của An Nam Cộng sản Đảng tham gia Hội nghị), mặc dù còn nhiều ý kiến về việc xác định tên Đảng, tuy nhiên, sau khi nghe phân tích của đồng chí Vương (Nguyễn Ái Quốc), mọi người đã thống nhất tên gọi của Đảng là Đảng Cộng sản Việt Nam. Việc thống nhất đặt tên Đảng là Đảng Cộng sản Việt Nam không hoàn toàn tuân thủ chỉ thị của Quốc tế Cộng sản là lập Đảng Cộng sản Đông Dương nhưng đã thể hiện bản lĩnh, trí tuệ của những người cộng sản Việt Nam trong việc kế thừa và vận dụng sáng tạo nguyên tắc về quyền dân tộc tự quyết của chủ nghĩa Mác - Lênin vào hoàn cảnh lịch sử - cụ thể của đất nước.

Thứ ba, về Lời kêu gọi nhân dịp thành lập Đảng - Bản Tuyên ngôn thành lập Đảng. Theo các đại biểu, Lời kêu gọi phải thể hiện được sự hiệu triệu các tầng lớp nhân dân, tổ chức cách mạng, nhân vật cách mạng trong và ngoài nước. Đây là nhiệm vụ hết sức quan trọng nên Hội nghị đã thống nhất đề nghị Nguyễn Ái Quốc soạn thảo: “Chúng tôi nhất trí đề nghị đồng chí Vương đảm đương nhiệm vụ quan trọng này” [3]. Với ngôn ngữ giản dị, mộc mạc, cách lập luận sắc sảo, thuyết phục, Lời kêu gọi đã vạch trần được bản chất sự áp bức bóc lột vô nhân đạo của đế quốc Pháp, từ đó kêu gọi: “Từ nay anh chị em chúng ta cần phải gia nhập Đảng, ủng hộ và đi theo Đảng để: 1) Đánh đổ đế quốc Pháp, phong kiến An Nam và giai cấp tư sản phản cách mạng. 2) Làm cho nước An Nam được độc lập. 3) Thành lập chính phủ công nông binh. 4) Tịch thu tất cả các nhà băng và cơ sở sản xuất của đế quốc trao cho chính phủ công nông binh. 5) Quốc hữu hóa toàn bộ đồn điền và đất đai của bọn đế quốc và địa chủ phản cách mạng An Nam chia cho nông dân8) Đem lại mọi quyền tự do cho nhân dân. 9) Thực hành giáo dục toàn dân. 10) Thực hiện nam nữ bình quyền” [tp 2, tr.16-17]. Lời kêu gọi đã có tác dụng rất lớn trong việc lớn trong việc cổ vũ, động viên quần chúng nhân dân đoàn kết, tập hợp sức mạnh dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Thứ tư, Hội nghị đã biểu quyết và cử ra Ban Chấp hành Trung ương lâm thời gồm 7 ủy viên là: Trịnh Đình Cửu, Trần Văn Lan, Nguyễn Văn Hới, Hoàng Quốc Việt, Phan Hữu Lầu, Nguyễn Phong Sắc, Lưu Lập Đạo, đứng đầu là Trịnh Đình Cửu để trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng ở Việt Nam, tạo sự thống nhất về công tác lãnh đạo, tuyên truyền, tổ chức, đấu tranh trong Đảng…

Với tư cách là đặc phái viên đại diện cho Quốc tế Cộng sản, bằng tài năng, uy tín, kết hợp với sự vận dụng khéo léo nguyên tắc tập trung dân chủ của chủ nghĩa Mác - Lênin, Nguyễn Ái Quốc đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ cấp bách mà dân tộc và thời đại đòi hỏi, đó là tổ chức thành công Hội nghị thành lập Đảng. Đảng ra đời đã chấm dứt sự phân tán về tổ chức và sự khủng hoảng, bế tắc về đường lối cứu nước, về giai cấp lãnh đạo cách mạng Việt Nam suốt 72 năm, từ năm 1858 đến năm 1930, đưa dân tộc Việt Nam đến những thắng lợi vẻ vang trong hơn 90 năm qua, tạo dựng “cơ đồ, tiềm lực, uy tín và vị thế quốc tế” chưa từng có của đất nước hiện nay. 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

          1. Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2012). Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (dùng cho các trường đại học, cao đẳng). Hà Nội: Chính trị quốc gia.

          2. Đảng Cộng sản Việt Nam. (1998). Văn kiện Đảng - Toàn tập. Tập 1. Hà Nội: Chính trị quốc gia.

3. Đảng Cộng sản Việt Nam. (1998). Văn kiện Đảng - Toàn tập. Tập 2. Hà Nội: Chính trị quốc gia.

          4. Nguyễn Nghĩa. (2015). “Góp thêm một ít tài liệu về công cuộc hợp nhất các tổ chức Cộng sản đầu tiên ở Việt Nam và vai trò của đồng chí Nguyễn Ái Quốc,”. [Trực tuyến]. Địa chỉ: http://baotanglichsu.vn/vi/Articles/3097/17624/gop-them-mot-it-tai-lieu-ve-cong-cuoc-hop-nhat-cac-to-chuc-cong-san-djau-tien-o-viet-nam-va-vai-tro-cua-djong-chi-nguyen-ai-quoc.html.[Truy cập 22/2/2020].

Bài, ảnh: Khoa K1